Bé 2 tuổi hôn mê, co giật toàn thân sau khi uống gần hết bát rượu
Bệnh nhi 2 tuổi ở Lào Cai được chẩn đoán ngộ độc rượu, xử trí cấp cứu theo phác đồ ngộ độc, truyền dịch, bù nước điện giải.
Sau gần 3 ngày điều trị tích cực, trẻ hồi tỉnh, lấy lại được ý thức, sức khỏe ổn định.
Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai ngày 5/4 tiếp nhận bé S.S.B., 2 tuổi, dân tộc Mông, sống tại thôn Cốc Thượng, xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai trong tình trạng hôn mê, có các cơn co giật dài toàn thân.
Ông nội bé B. cho biết, 2h ngày 5/4, do khát nước, trẻ uống gần hết một bát rượu (khoảng 200ml). Đây là ca rượu gia đình uống từ hôm trước. Sau uống, trẻ đi ngủ, sáng gọi không tỉnh, có cơn kích thích vật vã, co giật toàn thân, được đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng và chuyển đến Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai.
Video đang HOT
Các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị ngộ độc rượu, xử trí cấp cứu theo phác đồ ngộ độc, truyền dịch, bù nước điện giải. Sau gần 3 ngày điều trị tích cực, bệnh nhi hồi tỉnh, lấy lại được ý thức, sức khỏe ổn định.
Bác sĩ Vũ Thị Hải Yến, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai cho biết đây là ca bệnh ngộ độc rượu ở trẻ có độ tuổi nhỏ nhất từ trước đến nay tại cơ sở y tế này. Theo các bác sĩ, nhiều người nghĩ rằng cho trẻ nếm thử một chút rượu, bia sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe, song trên thực tế chỉ cần một ngụm nhỏ, trẻ cũng bị ảnh hưởng.
Theo bác sĩ Yến, trẻ em uống rượu sẽ bị kích thích khiến mặt đỏ gay, choáng váng. Nếu uống nhiều, dễ gây hại cho não, mắt, gan, thận của trẻ. Rượu bia còn làm giảm sút trí tuệ, trí nhớ kém, mất tập trung đồng thời ảnh hưởng đến năng lực tư duy và khả năng học tập của trẻ.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, phụ huynh cho trẻ tiếp xúc sớm với rượu, bia là sai lầm nguy hiểm.
Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh không khuyến khích, cổ vũ trẻ uống rượu, bia, không để rượu, bia, các chai hóa học độc hại,… gần trẻ.
Khi trẻ đã ăn hoặc uống phải các chất độc hại phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu, đồng thời mang theo đồ ăn, thức uống mà trẻ đã bị ngộ độc đến bệnh viện để xét nghiệm độc chất.
Kinh hoàng chi chít hàng trăm nọc ong trên đầu người đàn ông
Trong lúc đi thăm vườn, người đàn ông ở Cần Thơ bị ong đốt hàng trăm mũi, phải nhập viện cấp cứu do sốc phản vệ nặng.
Theo lời kể của gia đình, anh N.V.Đ (54 tuổi, địa chỉ tại TP Cần Thơ) khi đi thăm vườn nhà vô tình bị ong đốt hàng trăm nốt vào vùng đầu, mặt, cổ, gáy, 2 tay và vùng lưng. Ngay sau đó, người nhà đưa anh Đ. đi cấp cứu.
Anh Đ. nhập viện trong tình trạng bứt rứt, khó thở, mạch nhanh, kèm sưng nề vùng đầu mặt, đặc biệt là rất nhiều mũi kim đốt còn dính trên đầu, mặt, cổ, gáy, 2 tay.
Bệnh nhân nhập viện với hàng trăm vết ong đốt (Ảnh: BVCC).
Lập tức người bệnh được các bác sĩ cấp cứu cho thở oxy, truyền dịch, tiêm thuốc kháng viêm, chống dị ứng và cho làm các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan thận. Kết quả cận lâm sàng cho thấy người bệnh bị hạ kali máu, tổn thương gan, thận cấp nghiêm trọng.
Các bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân bị sốc phản vệ rất nặng sau bị ong đốt và được cấp cứu theo phác đồ sốc phản vệ. Sau 2 ngày điều trị tích cực, người bệnh đã tỉnh, thoát sốc, chức năng gan, thận đang trong quá trình hồi phục và tiếp tục được theo dõi sát.
Thời điểm hiện tại, người bệnh đã qua cơn nguy kịch, các chỉ số mạch, huyết áp ổn định, dự kiến được xuất viện trong vài ngày tới.
Theo BS.CKII. Nguyễn Thị Thùy Mỵ, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, trong nọc ong có rất nhiều độc tố, gây ra nhiều biến chứng khác nhau tùy vào mức độ, nhẹ thì bị sưng, đau ở vị trí đốt, nặng thì có thể gây sốc phản vệ, tụt huyết áp có thể dẫn đến tử vong. Mức độ nặng và nguy kịch tùy vào loài ong đốt, số lượng mũi ong đốt.
Cũng theo bác sĩ Mỵ, các dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm: Phản ứng ở da, bao gồm phát ban, ngứa và da ửng đỏ hoặc tái nhợt, phù nề cổ họng và lưỡi, mạch đập nhanh và yếu, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy, chóng mặt hoặc ngất xỉu, mất ý thức .
Khi người bệnh bị ong đốt thì cần nhanh chóng đưa ra khỏi khu vực bị ong đốt, sơ cứu ban đầu và chuyển nạn nhân đến trung tâm y tế gần nhất để được điều trị kịp thời các phản ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ.
Hai người đàn ông suýt tử vong do ngộ độc rượu Nam bệnh nhân L.Z.M (45 tuổi) và C.D.S (28 tuổi) cùng ở Tây Ninh, sau khi uống nhiều rượu không rõ nguồn gốc đã phải nhập viện trong tình trạng nôn ói, thở nhanh. Ngày 4.2, bác sĩ Hồ Ngọc Việt, khoa Nội tổng quát, Bệnh viện Xuyên Á Tây Ninh, cho biết qua khai thác bệnh sử, trước khi nhập viện một...