Bé 2 tuổi bất tỉnh, hoại tử miệng vì… nghịch cắn dây điện
Bé gái 2 tuổi ở thị trấn Lục Yên, Yên Bái trong khi chơi đã nghịch cắn vào dây điện, bị điện giật gây bỏng vùng miệng.
Ảnh minh họa: Internet
Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác cho biết vừa tiếp nhận và điều trị cho một bé gái 2 tuổi bỏng vùng miệng do cắn vào dây điện.
Bệnh nhân là bé gái 2 tuổi ở thị trấn Lục Yên, Yên Bái trong khi chơi đã nghịch cắn vào dây điện, bị điện giật gây bỏng vùng miệng.
Gia đình cho biết, chị gái bé gái này ngồi trông em, nhưng mải xem điện thoại không để ý, nên tại nạn đáng tiếc đã xảy ra với em gái mình.
Sau khi cắn vào dây điện, bé bị bất tỉnh 10 – 15 phút. Bé không được sơ cứu gì mà gia đình chuyển cháu đến Bệnh viện Sản nhi Yên Bái. Tại đây, bé được tiêm kháng sinh, thay băng chăm sóc vết thương hàng ngày.
Sau khi điều trị tại bệnh viện tỉnh 1 tuần, bé được chuyển đến Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác (Hà Nội) với tổn thương bỏng sâu độ III, IV vùng miệng cằm; tình trạng toàn thân tỉnh, ăn kém, vùng miệng, cằm hoại tử ướt tiết dịch mủ nhiều.
Video đang HOT
Với tổn thương bỏng sâu ở vùng miệng, bé sẽ có rất nhiều nguy cơ để lại di chứng sẹo co kéo vùng miệng. Khi bị sẹo gây co kéo vùng miệng sẽ gây ảnh hướng tới chức năng ăn uống qua đường miệng của cháu và thẩm mỹ trên khuôn mặt.
Quá trình điều trị cháu được chỉ định dùng kháng sinh, thay băng chăm sóc vết thương hàng ngày, phẫu thuật ghép da mảnh. Sau 24 ngày điều trị, bé được ra viện.
Theo các bác sĩ, trẻ bỏng điện thường do sơ suất của người lớn, người lớn sắp xếp các đồ vật ở tầm thấp, không đúng nơi quy định nên trẻ có thể với tay tới được.
Trẻ bị bỏng điện hay gặp là do sờ tay vào phích cắm/ổ cắm điện bị hở và dây điện bị hở nên vị trí bỏng thường gặp ở tay hoặc chân. Tuy ít gặp hơn nhưng các trường hợp trẻ bị bỏng vùng miệng do cắn vào dây điện bị điện giật không phải hiếm.
Trẻ em bị bỏng điện xẩy ra trong nhà là chủ yếu. Do vậy, các bác sĩ khuyến cáo gia đình nên lắp các thiết bị điện đúng quy tắc an toàn. Sử dụng các ổ cắm có nắp đậy, có rơ le tự ngắt khi chập điện.
Ngoài ra, cần để ổ điện trên cao ngoài tầm với của trẻ. Tuyệt đối không mắc dây điện trần trong nhà. Không cho trẻ chơi gần đường điện.
Không cho trẻ nghịch dụng cụ điện. Không cho trẻ thao tác cắm điện. Cất kín dụng cụ điện. Bịt kít ổ điện khi không dùng đến. Không cho trẻ tự sửa chữa điện. Khi trông trẻ phải có sự giám sát thường xuyên của người lớn.
Để phòng ngừa đột quỵ, bạn cần thực hiện các phương pháp này mỗi ngày
Đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở mọi lứa tuổi, bệnh có thể phòng tránh thông qua những thói quen sinh hoạt khoa học.
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới WHO, đột quỵ - tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây chết người thứ 3 chỉ sau ung thư và tim mạch. Trên thế giới, cứ 40 giây lại có 1 người đột quỵ và cứ 4 phút lại có người chết do tai biến mạch máu não.
Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 730.000 trường hợp thiệt mạng do tai biến mạch máu não. Trong những người sống sót sau lần đột quỵ não lần đầu tiên thì chỉ có 10% bệnh nhân khỏi hoàn toàn, 65% để lại di chứng từ nhẹ đến nặng, thậm chí có nhiều trường hợp trở thành người thực vật và bại liệt suốt đời
Còn tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn một nửa trong số đó không thể qua khỏi và 90% số người sống sót sau đột quỵ phải đối mặt với các di chứng về thần kinh và vận động...
Mặc dù trên thế giới, chưa có bất kỳ loại thuốc nào có thể ngăn ngừa đột quỵ hoàn toàn. Nhưng thực tế lại cho thấy, chỉ cần rèn luyện cho mình một thói quen tốt, lối sống khoa học, bạn đã có thể phòng ngừa được căn bệnh này.
(Ảnh minh họa: VOV)
Đi bộ
Thể dục thể thao được coi là phương pháp rèn luyện sức khỏe hiệu quả với tất cả các bệnh lý nói chung và đột quỵ nói riêng. Những số liệu nghiên cứu chỉ ra rằng, đi bộ giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ lên đến 2 lần.
Theo các chuyên gia, nếu mỗi ngày đi bộ hoặc leo cầu thang trong khoảng 20 phút bạn sẽ giảm được nguy cơ bị đột quỵ. Bởi thói quen này sẽ giúp máu lưu thông đến tất cả các bộ phận trong cơ thể, tránh việc hình thành những cục máu đông gây ra tai biến mạch máu não.
Ngủ đủ giấc
Các nhà khoa học ở ĐH Harvard (Mỹ) khuyên mọi người nên ngủ đủ giấc mỗi ngày. Ngủ nhiều hơn 10 tiếng mỗi đêm có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ hơn 63% so với những người chỉ ngủ 7 tiếng. Ngoài ra, với những người ngủ ngáy cũng cần nên đi kiểm tra sức khỏe. Bởi tình trạng này làm tăng nguy cơ bị đột quỵ và các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường.
Chế độ ăn uống khoa học
Không chỉ phòng ngừa đột quỵ mà chế độ ăn uống khoa học cũng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe. Những người có nguy cơ bị đột quỵ nên bổ sung rau xanh, hoa quả, đặc biệt nên sử dụng dầu olive vào các món ăn thường ngày. Bởi dầu olive là một trong những sản phẩm hữu ích trong việc ngăn ngừa đột quỵ và các bệnh về tim mạch
Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá cũng là "chìa khóa vàng" trong việc đẩy lùi nhiều căn bệnh nguy hiểm trong đó có đột quỵ. Ngoài ra, khoai lang, nho khô, chuối là những thực phẩm hỗ trợ đắc lực trong việc phòng và điều trị bệnh đột quỵ.
Giữ cho tinh thần lạc quan, vui vẻ
Theo các nhà khoa học, những người thường xuyên có biểu hiện buồn phiền, lo lắng, căng thẳng, stress kéo dài là những nhóm người có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ. Vì vậy, giữ cho tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ, thoải mái là một trong những cách hữu hiệu nhất để có thể tránh xa căn bệnh đột quỵ não và tai biến mạch máu não.
Chuẩn bị đi tắm mà có dấu hiệu này, bạn phải dừng lại ngay nếu không muốn đột tử Chúng ta được khuyên không nên tắm đêm, không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, không nên cào cấu da một cách quá thô bạo... Ngoài ra, bạn cũng cần quan sát sức khỏe của bản thân trước khi tắm. Chuyện tắm gội không đơn thuần chỉ là một hành động vệ sinh cá nhân đơn giản mà nó còn là hành...