Bé 14 tháng tuổi bị nhiễm độc chì nghiêm trọng do bôi thuốc cam
Bệnh nhi 14 tháng tuổi có rối loạn đông máu, men gan tăng cao, chỉ số bilirubin tăng và thiếu máu nghiêm trọng, nguyên nhân là do trẻ bị ngộ độc thuốc cam.
Ảnh minh họa
Mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo về nguy cơ ngộ độc chì trong thuốc cam không rõ nguồn gốc nhưng nhiều phụ huynh vẫn tin dùng loại thuốc này. Những sai lầm này đã gây hậu quả nghiêm trọng cho các bé.
Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ tiếp nhận bệnh nhi 14 tháng tuổi, trú tại Thạch Khoán, Thanh Sơn, Phú Thọ, trong tình trạng mệt mỏi, khó thở, sốt nhiều cơn, bụng chướng, da vàng, nôn nhiều, gan to ngang rốn và có nhiều vết loét ở niêm mạc miệng.
Theo người nhà bệnh nhi, trẻ có tình trạng ho, khò khè, sốt cao và kèm theo nhiệt miệng.
Sau khi dùng kháng sinh, trẻ hạ sốt nhưng tình trạng trên vẫn tái diễn (kéo dài khoảng 1 tuần), gia đình cho trẻ uống thuốc nam và bôi thuốc cam vào miệng để điều trị.
Tuy nhiên, sau 2 ngày sử dụng, bệnh nhi có dấu hiệu gia tăng mệt mỏi, sốt cao liên tục, da vàng, bú kém, tiếp tục ho, khò khè nhiều. Lúc này, gia đình đưa bé đến khám tại Trung tâm y tế huyện và được chẩn đoán suy gan cấp, nên lập tức chuyển bé xuống Trung tâm Sản Nhi, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ.
Qua thăm khám và tổng hợp các kết quả cận lâm sàng, các bác sỹ khoa Hồi sức tích cực-Chống độc, Trung tâm Sản Nhi xác định bệnh nhi có rối loại đông máu, men gan tăng cao, chỉ số bilirubin tăng và thiếu máu nghiêm trọng. Nguyên nhân là do trẻ bị ngộ độc thuốc cam.
Chỉ số hàm lượng chì trong máu của trẻ là 129,8 g/dl, tăng gấp 13 lần so với bình thường, xếp vào tình trạng nhiễm độc chì nghiêm trọng.
Video đang HOT
Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Trung tâm Sản Nhi, Bệnh viện đa khoa Phú Thọ cho biết trẻ em bị ngộ độc chì rất nguy hiểm, nhất là tình trạng ngộ độc mãn tính bởi việc điều trị rất khó khăn và để lại di chứng rất nặng nề. Khi xảy ra tình trạng ngộ độc, chì không chỉ nhiễm vào máu mà còn xâm nhập vào các tổ chức xương, não, các bộ phận khác trên cơ thể… gây ra nhiều bệnh lý về thần kinh, huyết học, dạ dày, đường ruột, tim mạch, khiến trẻ chậm phát triển về trí tuệ.
Trẻ bị nhiễm độc chì thường có những biểu hiện rất đa dạng từ cấp tính, dễ nhận biết đến mạn tính, lâu dài, không điển hình.
Về thần kinh, trẻ có các biểu hiện cấp tính như tăng kích thích, co giật, ngủ lịm từng lúc, hôn mê, liệt. Các biểu hiện lâu dài, không điển hình là chậm phát triển nhận thức, tinh thần, giảm khả năng nghe, thái độ hành vi kỳ dị, ít chơi, mệt mỏi, khó chịu, vô cảm, mất phối hợp, học kém…
Về tiêu hóa, trẻ nôn, đau bụng, chán ăn. Về máu, da trẻ xanh xao, cơ thể gầy yếu do thiếu máu.
Ngoài các triệu chứng rõ rệt như trên, trẻ nhiễm độc chì còn có rất nhiều biểu hiện kín đáo, chỉ có thể phát hiện bằng các xét nghiệm định lượng chì trong máu.
Thực tế cho thấy, nhiều người dân vẫn còn thói quen sử dụng các loại thuốc nam, thuốc cam để điều trị bệnh. Việc sử dụng tràn lan các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề đáng tiếc cho sức khỏe của trẻ.
Do đó, bác sỹ khuyến cáo các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên cho con sử dụng các phương thuốc dân gian không rõ nguồn gốc; đưa con đến ngay các cơ sở y tế khi con có dấu hiệu bệnh để được thăm khám, điều trị đúng cách./.
Theo TTXVN/Vietnamplus
Mẹ tự ý dùng thuốc nam cho con, con 3 tháng tuổi bị sốc, sau 12 giờ hồi sức tích cực, 24 giờ lọc máu mới có phản ứng trở lại
Trung tâm Sản Nhi đã cấp cứu và điều trị thành công bệnh nhi 3 tháng tuổi viêm phổi suy hô hấp nặng do gia đình tự điều trị, cho uống thuốc nam.
Lãnh đạo Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc - Trung tâm Sản Nhi vừa cho biết, vào ngày 05/10, đơn vị đã tiếp nhận một bệnh nhi (nam) 03 tháng tuổi từ TTYT huyện Tân Sơn chuyển đến trong tình trạng trẻ khó thở, suy hô hấp, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, ý thức lơ mơ, da vàng xạm toàn thân, niêm mạc nhợt, tiểu màu đỏ sậm, rốn lồi thoát vị, bụng chướng, gan to.
Ca cấp cứu bệnh nhân nhi 3 tháng tuổi
Qua tìm hiểu từ người thân về bệnh sử của trẻ được biết: Trẻ sinh thường, lúc sinh nặng 3500 gram, chưa được xét nghiệm sàng lọc để phát hiện các bệnh lý bẩm sinh. Sau sinh, thỉnh thoảng trẻ bị tiêu chảy, phân có bọt và đỏ xung quanh hậu môn, gia đình đã cho trẻ uống và đắp thuốc nam. Trước khi vào viện 3 ngày trẻ ho, sốt, ho có đờm, khó thở khò khè.
Gia đình chưa đi khám khám ở các cơ sở y tế mà đã dùng thuốc nam của thầy lang nấu cho mẹ và con uống, nhưng tình trạng bệnh ngày càng nặng, trẻ khó thở, tím tái toàn thân. Gia đình đưa vào Trung tâm y tế huyện Tân Sơn, sau khi khám xét, phát hiện trẻ trong tình trạng nặng đã được các bác sĩ cấp cứu và chuyển gấp đến Trung tâm Sản Nhi - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.
Hiện bé đã hoàn toàn bình phục
Các bác sĩ cho biết, trẻ vào viện trong tình trạng suy hô hấp nặng, nhiễm trùng, vàng da ứ mật, thiếu máu đã được khám xét chu đáo, chống suy hô hấp, trụy tim mạch, duy trì các chức năng sống, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để có chẩn đoán xác định và có biện pháp điều trị tích cực nhất.
Qua khám xét và tổng hợp các kết quả cận lâm sàng: Xét nghiệm máu, chụp X-quang trẻ được chẩn đoán: Suy hô hấp độ III - viêm phổi nặng/chưa loại trừ ngộ độc thuốc nam.
Các biện pháp hồi sức tích cực được thực hiện: Thở máy không nhâp (NCPAP), hồi sức tuần hoàn, đặt monitor theo dõi... Tuy nhiên diễn biến bệnh vẫn nặng lên, không đáp ứng với thở máy NCPAP, oxy hóa máu không đảm bảo, huyết áp tụt và đi vào tình trạng sốc.
Các biện pháp hồi sức nâng cao được thực hiện: Thở máy qua nội khí quản với phương thức thở mới nhất áp dụng cho trẻ bị suy hô hấp nặng, dùng các thuốc trợ tim mạch để duy trì huyết áp. Các bác sĩ đã tiến hành các thủ thuật chuyên sâu như đặt catheter động mạch để theo dõi HA liên tục trên máy monitoring. Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm. Phối hợp kháng có phổ tác dụng rộng theo phác đồ.
Sau 6 giờ hồi sức tích cực, tình trạng trẻ vẫn rất nguy kịch và có xu hướng nặng dần lên: Không đáp ứng với thuốc vận mạch. Xét nghiệm khí máu động mạch toan chuyển hóa nặng và tăng dần. Trên film chụp Xquang thấy tổn thương nhanh và lan tỏa khắp 2 phế trường, tình trạng trao đổi khí kém, oxy máu giảm thấp, CO2 trong máu tăng rất cao. Bệnh nhi đi vào tình trạng sốc nhiểm khuẩn -ARSD - suy đa tạng, vô niệu do nhiễm khuẩn nặng kết hợp với ngộ độc thuốc nam..
Bệnh nhi được tiến hành siêu lọc máu liên tục để nhằm loại bỏ các độc tố, các chất trung gian gây viêm, điều chỉnh rối loạn toan kiềm, cân bằng nước và điện giải, duy trì các biện hồi sức tuần hoàn và hô hấp.
Sau 12 giờ hồi sức tích cực và siêu lọc máu, bệnh nhi bắt đầu đáp ứng với các biện pháp điều trị: Đã có nước tiểu trở lại, huyết động ổn định hơn, tình trạng toan hóa máu bắt đầu cải thiện.
Sau 24 giờ lọc máu, đã giảm được liều các thuốc vận mạch, thận đã hoạt động trở lại. Tiếp tục lọc máu với quả lọc thứ 2 và kéo dài đến 50 giờ, tình trạng bệnh nhi đã được cải thiện rõ rệt: dừng các thuốc vận mạch, tình trạng hô hấp tốt hơn, oxy hóa máu được cải thiện.
Bác sĩ thông tin, các chức năng sống hồi phục và ổn định hoàn toàn, bệnh nhi được ra viện sau 24 ngày điều trị.
Thạc sỹ y học Cao Việt Hưng - Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc cho biết, sau 6 ngày, bằng các biện pháp hồi sức tích cực, chăm sóc toàn diện, bệnh nhi ổn định, chụp CT scaner phổi đã hồi phục tốt, tiến hành caicai thở máy và rút ống nội khí quản. Trẻ đã tự thở và dần không phụ thuộc oxy. Các chức năng sống hồi phục và ổn định hoàn toàn, bệnh nhi được ra viện sau 24 ngày điều trị.
Theo nghiên một cứu của Bệnh viện Nhi Trung ương, có đến 44% các gia đình tự ý đi mua thuốc điều trị khi con ốm. Từ trường hợp điều trị thành công bệnh nhi suy đa tạng sốc nhiễm khuẩn - Viêm phổi nặng ARDS - Ngộ độc thuốc nam tại Trung tâm Sản Nhi tỉnh Phú Thọ bằng phương pháp lọc máu liên tục (CVVH) kết hợp với máy thở cao tần (HFO).
Các bác sỹ của Trung tâm Sản Nhi muốn gửi lời nhắn nhủ tới các bậc phụ huynh rằng: Con trẻ với hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện rất dễ mắc bệnh và tiến triển rất nhanh thành tình trạng nặng nề gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Gia đình tuyệt đối không được chủ quan tự ý mua và dùng thuốc, đặc biệt là những loại thuốc nam không rõ thành phần, nguồn gốc và những mẹo dân gian được truyền miệng vì có thể gây suy gan, suy thận cho trẻ và có thể dẫn tới hậu quả khôn lường.
Khi trẻ có dấu hiệu bất thường nên đưa trẻ đến cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị hiện đại và những bác sĩ giàu kinh nghiệm để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Theo Helino
Bệnh viện đầu tiên tại Phú Thọ ứng dụng công nghệ phẫu thuật cột sống bằng robot Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa làm thủ tục xuất viện cho bệnh nhân Trương Thanh Bình, 43 tuổi, trú tại huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) sau khi phẫu thuật cột sống bằng robot. Lắp đặt hệ thống robot trên người bệnh chuẩn bị phẫu thuật. Ảnh: benhviendakhoatinhphutho Sáng 28/10, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Sơn - Phó Giám đốc...