Bé 12 tuổi thiệt mạng vì lựu đạn mua từ hiệu đồ cổ phát nổ
Theo CBS News, một bé 12 tuổi đã thiệt mạng sau khi một quả lựu đạn mua từ một siêu thị bán đồ cổ phát nổ.
Mẫu lựu đạn MK-2 có từ thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Ảnh: CBSNews
Theo Văn phòng Quản lý Rượu, Thuốc lá, Vũ khí và Chất nổ (ATF) trực thuộc Cục Điều tra Liên bang ( FBI), vụ nổ xảy ra ngày 23/12/2020 vừa qua, nạn nhân là một cháu bé ở Virginia. Trái lựu đạn được mua từ siêu thị bán đồ cổ Fancy Flea ở in Shallotte, Bắc Carolina vào thời điểm tháng 6/2020.
Lực lượng chức năng quan ngại có thể còn nhiều lựu đạn kiểu này đã được bán tới tay khách hàng trong cùng khoảng thời gian trên. Mối nguy nằm ở chỗ, số lựu đạn có thể vẫn chứa thuốc nổ và đe dọa tính mạng người dân.
Video đang HOT
“Siêu thị đồ cổ vẫn đang nỗ lực lục lại những giao dịch mua bán trong mùa hè vừa qua cũng như số lượng chính xác lô lựu đạn đã được bán. Chúng tôi biết rằng mẫu lựu đạn dẫn đến vụ nổ chết người vừa qua và một số mẫu tương tự đã được bán trong mùa hè và hiện chưa thu lại được”, đại diện ATF chia sẻ với CBS News ngày 12/1.
Theo ATF, trái lựu đạn phá nổ này nhiều khả năng thuộc dòng MK2, được sử dụng nhiều trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Tại thời điểm thực hiện giao dịch, cả người mua và người bán đều không nghĩ rằng lựu đạn còn tính năng hoạt động, gây nguy hiểm.
ATF đã phát thông báo đề nghị hỗ trợ thu giữ số lựu đạn đã bán, yêu cầu những người từng tới siêu thị đồ cổ và mua lựu đạn này sớm liên hệ với cơ quan chức năng.
Nhật, Hàn tiếp tục tranh cãi về vấn đề 'phụ nữ mua vui'
Ngày 9/1, Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu đã điện đàm bày tỏ sự phản đối với người đồng cấp Hàn Quốc Kang Kyung-wha liên quan đến phán quyết của tòa án Hàn Quốc yêu cầu Chính phủ Nhật Bản bồi thường thiệt hại cho những người từng bị binh sĩ Nhật cưỡng ép làm "phụ nữ mua vui" trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản dẫn lời ông Motegi khẳng định với bà Kang rằng Tokyo không chấp nhận phán quyết được tuyên bố chính thức hôm 8/1, cho rằng phán quyết này "vi phạm luật pháp quốc tế". Ngoại trưởng Motegi, đang ở thăm Brazil, cũng hối thúc Hàn Quốc "ngay lập tức triển khai các biện pháp thích đáng để sửa chữa hành vi vi phạm luật pháp quốc tế".
Các phụ nữ từng bị cưỡng ép làm lao động tình dục thời chiến tại một cuộc họp báo ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 13/11/2019. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cùng ngày dẫn lời Ngoại trưởng Kang Kyung-wha trong cuộc điện đàm yêu cầu phía Nhật Bản kiềm chế, tránh đáp trả một cách thái quá đối với phán quyết trên của tòa án Hàn Quốc.
Trước đó, trả lời các phóng viên tại Văn phòng Thủ tướng, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cho rằng theo luật quốc tế, một quốc gia có chủ quyền thì không thuộc quyền tài phán của tòa án nước ngoài. Do đó, phán quyết trên của tòa án Hàn Quốc phải được hủy bỏ. Ngoài ra, ông nêu rõ phán quyết này đã đi ngược lại Hiệp định Hàn-Nhật được hai nước ký năm 1965 nhằm giải quyết các vấn đề tài sản và yêu sách liên quan tới thời gian phát xít Nhật đô hộ Bán đảo Triều Tiên 1910-1945.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, hàng nghìn phụ nữ đã bị cưỡng bức làm nô lệ tình dục cho binh lính phát xít Nhật, còn gọi là "phụ nữ mua vui". Họ chủ yếu đến từ các nước Hàn Quốc, Triều Tiên, Philippines, Trung Quốc đại lục, Đài Loan (Trung Quốc). Vấn đề "phụ nữ mua vui" là nguồn cơn gây căng thẳng ngoại giao giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trong thời gian dài.
Theo thỏa thuận năm 2015, Nhật Bản xin lỗi và lập quỹ trị giá 1 tỷ yen (9,18 triệu USD) để hỗ trợ cho các nạn nhân còn sống, đồng nghĩa giải quyết dứt điểm và vĩnh viễn vấn đề nói trên. Đây là thỏa thuận mà hai nước đạt được thời cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye còn tại nhiệm. Tuy nhiên, Tổng thống hiện nay Moon Jae-in cho rằng đây là một thỏa thuận sai lầm và không phản ánh đúng những ý kiến của "những phụ nữ mua vui" còn sống. Tháng 10/2018, Tòa án Tối cao của Hàn Quốc đã ra phán quyết rằng cá nhân các nạn nhân vẫn có quyền đòi được bồi thường cho dù đã có thỏa thuận giữa nhà nước với nhà nước.
Hôm 8/1, Tòa án quận trung tâm Seoul đã ra phán quyết đầu tiên yêu cầu Nhật Bản phải bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân bị cưỡng bức lao động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Cụ thể, Tòa án tại Seoul yêu cầu Nhật Bản bồi thường cho 12 nạn nhân, mỗi người 100 triệu won (91.300 USD).
Nỗi khó xử của Mike Pence Phó Tổng thống Mike Pence đang lâm vào thế khó xử nhất trong 4 năm nhiệm kỳ, khi Trump và đồng minh đang thúc giục ông chọn phe. Tổng thống Donald Trump đang gây áp lực buộc Pence, người sẽ chủ trì phiên họp lưỡng viện quốc hội ngày 6/1 để kiểm phiếu đại cử tri và tuyên bố ứng viên chiến thắng...