Bé 12 tuổi bị rắn lục cắn khi đang nằm trên giường xem tivi
Ngày 5/10, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ cho biết, các sĩ của bệnh viện này đang điều trị cho bệnh nhi 12 tuổi bị rắn lục đuôi đỏ cắn khi đang nằm trên giường xem ti vi.
Bé T. đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ
Cụ thể, mới đây bệnh nhi Nguyễn Văn T., ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, được người nhà đưa đến bệnh viện trong tình trạng bị rắn cắn, 2 ngón chân bị sưng phù và sưng khớp. Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có biểu hiện rối loạn đông máu do rắn độc cắn nên tiến hành truyền huyết thanh kháng độc rắn để điều trị cho bệnh nhân.
Đến thời điểm hiện tại bệnh nhân tỉnh táo, không còn rối loạn đông máu nhưng vẫn phải ở lại bệnh viện để bác sĩ tiếp tục theo dõi và điều trị.
Người nhà em T. cho biết, trưa hôm qua (4/10), em T. nằm trên giường xem tivi. Trong lúc xem, T. giật mình vì bị con gì cắn mạnh vào ngón chân ở bàn chân phải. T. la lên thì người cha chạy đến kiểm tra vết thương con phát hiện 2 ngón chân của T. bị nhiều dấu răn cắn sâu, máu chảy nhiều.
Sau đó, cha bé T. lấy đèn pin rọi xuống giường thì phát hiện con rắn lục dài gần 1m nằm ngay phía dưới giường. Ngay lập tức, gia đình đưa em T. qua Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ cấp cứu.
Nguồn tin từ bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ cũng cho biết, chỉ trong một tháng gần đây, bệnh viện đã tiếp nhận cấp cứu cho 8 bệnh nhi ở Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long bị rắn độc cắn gây rối loạn đông máu. Rất may các trường này đều được cấp cứu kịp thời nên chưa có trường hợp đáng tiếc xảy ra. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo, ĐBSCL đang mùa mưa, mùa nước lũ lên nên rắn dễ chui vào nhà để tìm nơi ẩn náu. Các gia đình ở ven sông nền nhà ẩm thấp, xung quanh có nhiều lau sậy thì cần chú ý tránh để trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Video đang HOT
Hoàng Tùng
Theo Dân trí
Đuổi theo bắt ếch, bé trai 7 tuổi ở Ninh Thuận bị rắn độc cắn nguy kịch
Thấy con ếch, bé trai ở Ninh Thuận chạy theo bắt và bị rắn độc gần đó cắn nguy kịch.
Thông tin này được Bệnh viện (BV) Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết trong ngày 11/8, bệnh viện đang điều trị cho trường hợp một bé trai người dân tộc Raglai, được chuyển từ BV tỉnh Ninh Thuận với tình trạng toàn thân sưng phù, chảy máu chân phải không cầm được. Kiểm tra thấy chức năng đông cầm máu của cháu bị rối loạn hoàn toàn.
Các chế phẩm máu được huy động để điều chỉnh cho bệnh nhi nhưng vẫn không cải thiện. Nghi ngờ bé bị rắn độc Chàm Quạp (thuộc họ rắn lục) cắn, các bác sĩ đã sử dụng huyết thanh kháng độc truyền mới kiểm soát được tình trạng chảy máu.
Sau gần 2 tuần điều trị, hiện tại chức năng đông cầm máu của cháu bé đã trở về bình thường, tình trạng nhiễm trùng cẳng chân cũng đã cải thiện dần.
Rắn chàm quạp.
Người nhà cho biết, cha mẹ bé trai bỏ rơi cháu từ lúc 2 tuổi. Bé sống với người cô và thường theo cô lên rẫy làm việc.
Hôm đó, trong lúc cô đang làm rẫy thì bé chạy đi bắt ếch và quay về với chân sưng phù chảy máu. Từng bị rắn cắn trước đây khiến ngón chân bị biến dạng, người cô nghi ngờ và đưa cháu tới BV.
Được biết trong làng bé trai có nhiều người bị rắn cắn, và cách điều trị thường là sẽ garo và sau đó lấy lá đắp kèm với nặn để lấy nọc độc ra.
Bác sĩ Lê Quang Mỹ, khoa Ngoại Thần kinh, BV Nhi đồng 2 cảnh báo, bên cạnh mối nguy từ việc bị rắn độc cắn thì việc sơ cứu ban đầu sai cách luôn có thể lấy đi mạng sống cũng như để lại những di chứng nặng cho người bị rắn cắn.
"Trong y khoa, rắn độc thường được chia thành 2 nhóm chính. Nhóm gây rối loạn đông máu và xuất huyết như họ rắn lục (rắn lục xanh, rắn lục đuôi đỏ, rắn chàm quạp) và nhóm ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, gây liệt, suy hô hấp, ngưng thở như họ rắn hổ (rắn hổ mang chúa, hổ đất, cạp nong, cạp nia, hổ mèo,...)", bác sĩ Mỹ nói.
Một bệnh nhân bị rắn cắn sưng ở đầu ngón tay.
Bác sĩ hướng dẫn người dân cách sơ cứu tại chỗ khi rắn cắn:
- Cố gắng xác định được loài rắn đã cắn; màu sắc, kích thước, hình dạng đầu, cách thức tấn công.
- Để nạn nhân nằm yên và trấn an họ. Việc cử động sẽ khiến máu chảy và truyền nọc đọc đến tim nhanh hơn.
- Cố định chân tay nhưng không được hạn chế sự lưu thông của máu trừ khi chúng ta biết chắc loài rắn đã cắn có nọc độc tác động đến thần kinh.
- Nới lỏng quần áo của nạn nhân và nếu cần thiết có thể cởi các đồ trang sức (nhẫn, vòng) ở vùng bị cắn.
- Cần phải theo dõi sát tình trạng hô hấp của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân thở nhanh, yếu, hoặc xuất hiện tím môi phải hô hấp nhân tạo ngay. Vì nguyên nhân tử vong hàng đầu là suy hô hấp do liệt cơ hô hấp nên nếu không được hô hấp nhân tạo kịp thời, có thể bệnh nhân sẽ chết trước khi đến được BV.
- Nếu bệnh nhân bị hoại tử tại vết cắn: rửa sạch bằng nước muối sinh lý, dùng gạc sạch đậy lên, băng lại, rồi chuyển đi bệnh viện.
- Đưa nạn nhân đến BV càng sớm càng tốt đặc biệt là BV lớn tuổi. Tuy nhiên nếu bệnh nhân lơ mơ, hôn mê hay yếu liệt nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
- Tuyệt đối không hoảng sợ bỏ chạy; không được cột garo vì sẽ gây thiếu máu; không cắt nặn máu hay hút nọc độc hay đắp lá vì có thể gây nhiễm trùng, chảy máu tại chổ và tăng hấp thu nọc độc.
MỘC LÊ
Theo vtc.vn
Cần Thơ: Cứu sống sản phụ bị nhau bong non thể nặng đe dọa tính mạng Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ vừa phẫu thuật thành công, cứu sống một sản phụ bị nhau bong non thể nặng đe dọa đến tính mạng. Theo Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ, vào lúc 18h49' ngày 29/9, sản phụ tên Nguyễn Hoàng N.G, 30 tuổi, ở thành phố Cần Thơ có đến Khoa Cấp cứu của Bệnh...