Bé 12 tuổi bị nhốt cùng thi thể mẹ cho đến chết
Âm thanh duy nhất vang ra từ ngôi làng bị cách ly ở Liberia chỉ là tiếng khóc của cô bé Fatu Sherrif. Phía bên ngoài, cửa ra và cửa sổ của ngôi nhà đều bị bịt kín, em bị nhốt bên trong cùng với thi thể người mẹ, đợi cái chết tìm đến trong cảnh đói khát.
Cuối cùng, tiếng khóc của Fatu Sherrif cũng không còn nữa. Bé gái 12 tuổi này không thể chống lại căn bệnh do Ebola, loại virus đang tàn phá Liberia cùng nhiều quốc gia Tây Phi khác, gây ra.
Fatu sống tại làng Ballajah. Tính đến hôm 10/8, em đã bị nhốt cùng thi thể người mẹ được một tuần, sau khi phần lớn dân làng sơ tán vào rừng để trồn tránh đợt bùng phát Ebola. Những đồ đạc cá nhân bị bỏ lại xung quanh ngôi làng. Cánh cửa nhiều ngôi nhà vẫn còn để mở do chủ nhân chúng rời đi quá vội vã.
Momoh Wile, trưởng làng ngoài 70 tuổi, là một trong số ít dân làng còn ở lại. Ông cũng là người biết rõ về trường hợp của Fatu.
Thành viên người Liberia của nhóm Xây dựng Mạng lưới Phụ nữ Hòa bình nằm trên mặt đất trong khoảng thời gian ăn chay và cầu nguyện hai tuần để Chúa ra tay xóa sổ virus Ebola.
Ballajah cách thủ đô Monrovia khoảng 150 km. Ngôi làng này nằm giữa một trong những vùng cách ly do chính phủ thiết lập nhằm kiềm chế sự lây lan của virus Ebola.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, hơn 1.000 người ở Tây Phi thiệt mạng do virus Ebola tính từ đầu năm nay, trong đó, chỉ riêng ở Libera đã xác định khoảng 599 trường hợp nhiễm bệnh với 323 ca tử vong.
Ebola được phát hiện ở gia đình của Fatu lần đầu tiên vào ngày 20/7, khi cha cô bé bị ốm, ông Wile nói. Kết quả chẩn đoán này làm dấy lên sự lo sợ trong khoảng 500 người sinh sống tại ngôi làng. Họ gọi cho các cơ quan y tế nhưng khi nhóm bác sĩ tới thì Abdulah, 51 tuổi, đã qua đời được 5 ngày.
Cầu xin sự giúp đỡ
Seidia Passawee Sherrif, 43 tuổi, vợ của Abdulah, và Fatu khi đó cũng bị ốm. Chỉ riêng cậu con trai Barnie, 15 tuổi, có kết quả xét nghiệm âm tính với virus Ebola.
Các nhân viên y tế sau đó đưa thi thể Abdulah đi và dân làng “không dám đến gần Seidia cùng con gái cô ấy”.
“Họ gào khóc cả ngày lẫn đêm, cầu xin hàng xóm cho họ thức ăn nhưng ai cũng sợ bị lây bệnh”, Wile kể. Mẹ Fatu cuối cùng đã qua đời vào ngày 10/8 nhưng tiếng khóc của cô bé vẫn vang vọng trong ngôi làng. Cửa ra vào cũng như cửa sổ của ngôi nhà đều bị bịt kín khiến người bên ngoài không có cách nào để nhìn vào bên trong.
Người trưởng làng cho biết Fatu qua đời trong đêm ngày 11/8, cô độc và không có thức ăn hay nước uống. Còn Barnie, dù được xác định không nhiễm Ebola, cậu bé vẫn bị dân làng xa lánh.
Các phóng viên tìm thấy Barnie hôm 10/8, khi cậu bé đang trú ẩn trong những ngôi nhà bỏ hoang, cô độc và đang tìm kiếm thức ăn. Với vẻ mặt mệt mỏi và hốc hác, mặc một chiếc áo phông bẩn và đi dép lê, Barnie khóc nấc lên khi kể về câu chuyện của mình.
Video đang HOT
“Cháu ngủ tại đây, ở lại đây cả ngày. Không ai muốn đến gần cháu dù họ biết cháu không bị nhiễm Ebola”, Barnie nói. “Khi đói bụng, cháu thường đi vào các bụi cây để kiếm rau xanh. Chúa từng nói như vậy nên cháu chấp nhận”.
Khi được hỏi về tình trạng của Barnie những ngày sau đó, trưởng làng Wile nói ông không biết thêm thông tin nào về cậu bé nữa.
Những người dân làng, từng bỏ mặc Fatu và Barnie, hiện cũng phải đối mặt với sự xa lánh, kỳ thị từ những thị trấn lân cận trong khu vực do lo ngại virus Ebola lây lan, Wile cho hay.
Các cơ quan y tế ở Liberia, quốc gia ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc hôm 6/8, từ chối bình luận về sự việc trên.
Dịch bệnh do virus Ebola gây ra đang hoành hành ở Tây Phi với 1.848 ca nhiễm bệnh và đã khiến hơn 1.013 người thiệt mạng. Đồ họa: WHO/AFP
Theo VnExpress
Toàn cảnh thế giới đối phó với bệnh Ebola chết người
Nhân viên y tế đo nhiệt độ, hành khách căng thẳng tại các sân bay, những phòng cách ly vắng tanh đợi người có triệu chứng - cả thế giới đã sẵn sàng chờ đợi những nạn nhân của căn bệnh Ebola chết người từ trước khi WHO tuyên bố báo động trên toàn cầu hôm thứ Sáu tuần trước.
Tài liệu giáo dục của Cơ quan Phòng chống bệnh dịch (CDC) Mỹ được trình chiếu tại một phân ban của Bộ Ngoại giao, về cuộc khủng hoảng bệnh Ebola ở Tây Phi, trên đồi Capitol ở Washington ngày 7/8/ 2014.
Mối lo ngại lớn nhất là ở các nước Tây Phi láng giềng với những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi vụ dịch đã giết chết hơn 1.000 người - Liberia, Guinea và Sierra Leone.
Nigeria, hôm thứ Sáu tuần trước đã xác nhận thêm 2 trường hợp mắc bệnh, đưa tổng số người bị bệnh ở quốc gia đông dân nhất châu Phi này lên 9 người, trong số đó có 2 trường hợp đã tử vong, gồm ca bệnh đầu tiên và một nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân này. Tất cả các hành khách đến từ các chuyến bay quốc tế đều phải điền vào bảng câu hỏi trước khi được các nhân viên y tế đo nhiệt độ.
Cả 4 nước này đều đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc.
Châu Âu cũng đang rất vất vả để ngăn không cho bệnh theo chân các du khách đến từ tây Phi, mặc dù Ủy ban châu Âu cho rằng nguy cơ Ebola đến được châu Âu là "cực kỳ thấp".
Tổ chức Y tế thế giới tạm thời chưa kêu gọi hạn chế việc đi lại bằng máy bay, nhưng British Airways và Emirates nằm trong số những hãng hàng không đã ngưng các chuyên bay đến và đi từ những nước có bệnh nhân Ebola.
Hành khách trên các chuyến bay tới sân bay Frankfurt, sân bay lớn nhất của Đức, nếu có dấu hiệu triệu chứng sẽ được đánh dấu bằng nhãn màu đỏ trước khi được đưa thẳng tới bệnh viện sau khi hạ cánh. Hành khách ở các ghế bên cạnh sẽ được dán nhãn vàng và được khám trong phòng cách ly.
Dưới đây là những biện pháp mạnh mẽ đang được áp dụng ở các khu vực:
Châu Phi - Hành khách đến trên các chuyến bay quốc tế tới thủ đô Lagos, thành phố lớn nhất Nigeria, được yêu cầu điền vào một phiếu khai báo chi tiết tiền sử sức khỏe trước khi được hai nhân viên y tế đo nhiệt độ.
Bang Lagos đã thiết lập một đơn vị kiểm dịch đặc biệt tại nơi mà cả 5 trường hợp đã xác nhận bị nhiễm Ebola đang điều trị. Bệnh viện nơi bệnh nhân Ebola đầu tiên tử vong đã bị đóng cửa vô thời hạn. Tổng thống Goodluck Jonathan thông báo thành lập thêm những cơ sở cách ly, kiểm soát tại các cửa khẩu, theo dõi những người tiếp xúc và kêu gọi người dân hạn chế tụ tập đông người.
- Công tác sàng lọc được thiết lập tại những cảng hàng không chính ở Kenya, Ethiopia, Rwanda, Tanzania và Uganda, trong khi Cộng hòa dân chủ Congo đã thắt chặt các biện pháp sàng lọc.
- Tại Sudan, tất cả các nhận viên của Phái bộ gìn giữ hòa bình hỗn hợp của Liên hợp quốc và Liên minh châu Phi (AU) tại Darfur (UNAMID) sẽ phải làm những xét nghiệm y tế nghiêm ngặt với những nhân viên y tế có chứng nhận của Liên hiệp quốc trong khi di chuyển giữa tây Phi và Phái bộ.
- Bộ trưởng y tế từ 15 nước thuộc Cộng đồng phát triển nam phi (SADC) đã thúc giục các chính phủ và các nhà lãnh đạo cộng đồng, tôn giáo và chính trị phối hợp cùng nhau để tăng cường nhận thức và ngăn không cho bệnh tấn công vào khu vực này.
Mỹ - Hai nhân viên y tế người Mỹ được đưa về từ Liberia sau khi nhiễm bệnh đã được dùng một loại thuốc thử nghiệm trong quá trình điều trị tại Bệnh viện Đại học Emory ở
Georgia. Tình trạng bệnh của họ đã được cải thiện sau khi dùng thuốc.
- Cơ quan Phòng chống bệnh dịch (CDC) Mỹ có 200 nhân viên đang thực hiện nhiệm vụ đối phó với Ebola và con số này dự kiến sẽ tăng nhanh trong những ngày tới.
Châu Âu - Một nhà truyền giáo có tuổi người Tây Ban Nha đã được đưa về từ Liberia sau khi bị nhiễm Ebola trong khi giúp đỡ các bệnh nhân nằm viện ở Monrovia. Đi cùng với ông là một nữ tu cũng biểu hiện triệu chứng, nhưng người này cho đến nay vẫn có kết quả xét nghiệm âm tính.
Với những hành khách từ các nước như Nigeria, Tây Ban Nha Spain dựa vào các phi công để thông tin cho cơ quan chức năng về bất kỳ hành khách nào có vấn đề về sức khỏe.
- Liên minh châu Âu hôm thứ Sáu vừa qua đã phân bổ thêm 8 triệu euro - đưa tổng ngân sách dành cho cuộc khủng hoảng này lên 11,9 triệu euro - và một phòng xét nghiệm lưu động mới để chống lại dịch Ebola.
- Tất cả hành khách lên các chuyến bay thuộc hãng Air France từ Guinea và Sierra Leone phải đo nhiệt độ tại sân bay trước khi nhận thẻ lên máy bay, trong khi sân bay Schiphol của Amsterdam đã thiết lập các điểm kiểm soát dành cho những hành khách tới từ Nigeria, bao gồm kiểm tra thân nhiệt.
- Pháp đang chuẩn bị triển khai các phòng xét nghiệm lưu động và sơ tán công dân khỏi những nước bị ảnh hưởng nếu cần.
- Tại Thụy Sĩ, hành khách trên khoang của một chuyến bay đến từ Brussels đã bị giữ lại trên máy bay sau khi một khách du lịch từ châu Phi bị nôn và biểu hiện các dấu hiệu sốt trong chuyến bay, nhưng các nhân viên y tế đã chẩn đoán người này bị ngộ độc thức ăn.
- Anh đã thiết lập một đơn vị Ebola gồm 2 giường bệnh, nhưng không như các nước khác, Anh quyết định không sàng khách quốc tế đến tại các sân bay, vì cơ quan chức năng cho rằng các chuyên gia nghi ngờ về hiệu quả của việc kiểm tra thân nhiệt trong giai đoạn sớm của bệnh.
- Nga đã kiểm tra 45 chuyến bay từ tây Phi trong 24 giờ, nhưng chưa phát hiện trường hợp nào.
- Cơ quan y tế CH Séc đang phân phát các tờ rơi thông tin các các sân bay và ga tàu hỏa chính, trong khi Serbia, Albania và Macedonia đều đã tăng cường đội ngữ thanh tra y tế tại các cảng hàng không và các cửa khẩu.
Trung Đông - Ả rập Xê út đã từ chối cấp khoảng 7,400 visa cho những tín đồ Hồi giáo hành hương đến từ Liberia, Sierra Leone cà Guinea.
- Hãng hàng không Emirates có trụ sở tại Dubai tuần qua đã tạm dừng các chuyến bay tới Guinea.
Châu Á- Hiện chưa có ca bệnh nào được xác nhận ở khu vực này, nhưng ngành y tế ở đây, vốn đã phải chiến đấu chống lại nhiều loại vi rút chết người trong những năm gần đây, như cúm gia cầm và SARS, đang lên kịch bản đối phó với các tình huống dịch.
Các biện pháp gồm camera đo thân nhiệt và bố trí bác sĩ tại các sân bay để sàng lọc những hành khách bị ốm và những chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng. Phần lớn các nước đã đề nghị công dân của mình xem xét hoãn các chuyến đi tới những vùng bị ảnh hưởng.
- Nhật Bản hôm thứ Sáu đã kêu gọi các công dân sống ở những nước bị ảnh hưởng sơ tán ngay lập tức.
- Ở Thái Lan, nơi đã đón lượng khách du lịch kỷ lục 26,5 triệu người trong năm qua, cơ quan y tế đang theo dõi 21 khách đến từ Sierra Leone, Liberia và Guinea. Tuy nhiên họ chưa kế hoạch kiểm dịch những du khách này.
-Indonesia, Bộ Y tế đã báo động cho các nhân viên y tế tại các cảng biển và cảng hàng khong cũng như những bệnh viện vốn được dành để tiếp nhận bệnh nhân cúm gia cầm, sau khi có cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới về sự lây lan vi rút Ebola nhưng những khu vực khác ở Tây Phi.
Thứ trưởng Y tế Ali Ghufron Mukti cho biết Phòng xét nghiệm sinh học của Bộ y tế, nơi có mức an toàn caonhaats, đã sẵn sàng để kiểm tra mọi bệnh nhân nghi mang vi rút vào nước này. Chính phủ không ban hành lệnh cấm đi lại mà chỉ gợi ý người dân hoãn các chuyến đi tới những nước bị ảnh hưởng.
Toàn cầu - Các đơn vị cách ly đặc biệt đã được thiết lập ở nhiều nước khác bao gồm Nam Phi, Đan Mạch, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Serbia, và Bosnia để đối phó với bất kỳ ca bệnh nào.
Theo Dân Trí
'Nạn nhân số 0 của đại dịch Ebola đang đe doạ thế giới Các nhà nghiên cứu đã tìm được nạn nhân số 0, người phát tán nguồn virus Ebola nguy hiểm của đại dịch đang đe dọa toàn thế giới hiện nay Đã từng nhiều lần xuất hiện nhưng chưa bao giờ Ebola lại trở thành một đại dịch nguy hiểm như hiện nay, nguyên nhân ban đầu có thể là vì điểm phát bệnh...