BĐBP Bình Thuận tuyên truyền ngăn chặn tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài
Sáng 28-12, tại Đồn Biên phòng Phước Lộc, BĐBP Bình Thuận tổ chức Hội nghị tuyên truyền pháp luật về chủ quyền biển, đảo; ngăn chặn tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài cho hơn 100 thuyền trưởng, chủ phương tiện khai thác đánh bắt xa bờ của thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận.
Toàn cảnh buổi tuyên truyền. Ảnh: Trung Thành
Tại buổi tuyên truyền, ngư dân địa phương đã được báo cáo viên của BĐBP tỉnh truyền đạt những nội dung căn bản về Luật Biên giới Quốc gia; Luật Biển Việt Nam, tình hình biển Đông và chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; Chỉ thị 30/CT-TU của Tỉnh ủy Bình Thuận về các nhiệm vụ, giải pháp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân trong tỉnh khai thác hải sản bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài.
Cũng tại buổi tuyên truyền, các ngư dân đã được đối thoại trực tiếp, đặt câu hỏi về những vấn đề chưa hiểu, chưa rõ của các quy định pháp luật trong quá trình khai thác hải sản trên biển; đồng thời tham gia trả lời những những câu hỏi do Ban tổ chức đặt ra.
Ngư dân tham gia đối thoại cùng BĐBP. Ảnh: Trung Thành
Bằng phương pháp tuyên truyền ngắn gọn, trọng tâm, sinh động, với những dẫn chứng và câu hỏi đặt ra sát với tình hình tại địa phương, buổi tuyên truyền đã đem lại cho các ngư dân những kiến thức pháp luật hết sức bổ ích, giúp nâng cao nhận thức pháp luật, từ đó chấp hành tốt các quy định, đặc biệt là không vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác hải sản.
Trung Thành
Theo Biên phòng
CẬP NHẬT: Bão số 9 gây mưa to, gió giật ở Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM
Sáng nay (25.11), bão số 9 đã bắt đầu gây mưa to kèm gió giật ở Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM.
8h40:
10 tàu nhỏ bị chìm ở Phan Thiết
Theo VNE: Bình Thuận từ đêm qua và sáng 25.11 cũng có mưa lớn. Tại khu vực Nam Bình Thuận gồm thị xã La Gi, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam được dự báo nằm trong vùng ảnh hưởng của tâm bão Usagi sáng nay có gió mạnh cấp 6, 7. Đường phố thị xã La Gi vắng vẻ, ít người ra đường.
Theo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai tỉnh Bình Thuận, đến sáng nay toàn tỉnh có 10 chiếc tàu nhỏ đang neo đậu tại cảng Phan Thiết bị chìm do sóng lớn. Tại Phú Quý, một số thuyền neo đậu tại cảng bị đứt neo, lực lượng chức năng phải đưa lực lượng buộc lại.
8h20: Vũng Tàu mưa lớn, gió giật mạnh. Các tuyến phố thưa thớt người đi lại, mưu sinh. Nhiều cửa hàng đóng cửa, chỉ một vài quán mở đón khách. Chủ tiệm bán đồ ăn sáng trên đường Phạm Hồng Thái nói rằng trời sáng sớm êm dịu, gió chưa dữ dội nên ông mở cửa đón khách. "Tôi sẽ ngưng bán khi trời chuyển xấu", ông nói. Nguồn: Zing
8h15, tại Bình Thuận: Ông Mai Kiều - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh này cho biết, thành phố Phan Thiết đang có mưa to và gió khá mạnh, sóng biển gần bờ cao khoảng 3m. Hiện, đoàn công tác vẫn đang tiếp tục kiểm tra, chưa ghi nhận thiệt hại gì.
Clip hiện trường: Bão số 9 đang cách Vũng Tàu 30 km
7h50:
Bão số 9 cách Vũng Tàu 30km, gió bắt đầu mạnh lên
Ghi nhận của PV Dân Việt tại Bà Rịa - Vũng Tàu, mưa diễn ra theo từng cơn, những làn mây xám xịt trên bầu trời đang di chuyển rất nhanh theo hướng ra biển bởi gió và sức hút của xoáy bão. Trong khi đó, những ngọn cây cao vẫn đang rung lắc liên hồi.
Bãi trước biển Vũng Tàu, mưa gió ngày một lớn hơn. Ảnh: Pháp luật TP.HCM
7h, tại TP.HCM:
Tại thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ mưa đang mỗi lúc một lớn kèm theo gió rít liên hồi. Nhiều người dân cho biết rất lo sợ khi bão đang áp sát đất liền.
Biển Cần (TP.HCM) giờ sáng nay. Ảnh: Pháp Luật TPHCM
Chính quyền địa phương cho biết, công tác di dời dân ở những vị trí xung yếu,có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn đã hoàn thành trong ngày 24/11. Hiện tất cả các điêm dân trú đều có lực lượng ứng trực để chăm lo sức khỏe, thức ăn, nước uống cho người dân.
6h30 sáng nay, huyện đảo Cần Giờ (TP.HCM) có mưa nhẹ kèm gió. Một số tiểu thương vẫn tranh thủ bày hàng ra bán. Nguồn: Zing
Theo Người Lao Động: 0h45 sáng nay, TP.Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) bắt đầu hứng những cơn mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 9. Trước đó khoảng 1 giờ, các con phố, bãi biển vẫn còn nhiều người qua lại nhưng một không khí căng thẳng bao trùm.
Hiện mưa đang mỗi lúc mỗi nặng hạt, gió giật liên hồi. Theo đó, người dân Vũng Tàu như căng mình hơn chờ bão dù trước đó khoảng 1 giờ đường phố vẫn còn khá nhộn nhịp, du khách qua lại vui vẻ, các khu vui chơi giải trí vẫn hoạt động.
Bây giờ, nhiều người đang cầu mong bão sẽ suy yếu dần trước khi vào đất liền.
Đường phố lúc này đã rất vắng, chỉ còn những chiếc taxi chạy trên đường. Người mua bán đang hối hả dọn hàng. Khu vực Bãi Sau và Bãi Trước, gió quật mạnh, dọc bờ biển đã gầm lên tiếng sóng cuộn đập vào bờ.
Sáng sớm nay, đường phố Vũng Tàu bắt đầu vắng tanh và mưa đang dần nặng hạt. Nguồn: Người Lao Động
Do ảnh hưởng từ bão số 9 gây mưa lớn, các tỉnh ở Nam Trung Bộ như: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận,... có mưa to, nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng tại vùng trũng thấp.
Theo dự báo từ Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, trong 2-3 giờ qua, một số nơi tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên có mưa to như: Cát Tiến 53,8mm; Chí Thạnh 42,8 mm; Hồ Mỹ Thuận 40,4mm. Nhiều nơi ở Khánh Hoà, Ninh Thuận cũng có mưa rất to như: Cam Thịnh Đông 71,8mm; Phước Đại 57,4 mm; Ba Ngòi 57,2mm; Ma Nới 43,4mm.
Cơ quan khí tượng nhận định những khu vực trên khả năng tiếp tục có mưa to với vũ lượng 40-70mm trong sáng nay. Nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng tại vùng trũng thấp của tỉnh Bình Định, Phú Yên. Trong đó, đặc biệt là huyện Phú Cát, Phù Cát, An Nhơn thuộc tỉnh Bình Định; Tuy Hòa, Sơn Hòa, Sông Cầu thuộc tỉnh Phú Yên; các vùng trũng thấp khác như huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Hải của tỉnh Ninh Thuận; huyện Cam Ranh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, TP.Nha Trang của tỉnh Khánh Hòa.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h sáng nay (25.11), vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,1 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, cách Vũng Tàu khoảng 60km, cách Bến Tre 110km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 13. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 100km, bán kính gió mạnh cấp 10, giật cấp 12 khoảng 50km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc mỗi giờ đi được 5-10km, đi vào đất liền các tỉnh từ Nam Bình Thuận đến Bến Tre với cường độ mạnh cấp 8, giật cấp 11-12; sau đó đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 16h ngày 25.11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 10,8 độ Vĩ Bắc; 106,3 độ Kinh Đông, ngay trên đất liền các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km và sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực đất liền Campuchia. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
TP.HCM: Ngày và đêm nay (25.11) có mưa rất to (100-200mm) và có khả năng xảy ra lốc xoáy; nguy cơ rất cao mưa lớn kết hợp triều cường gây ngập lụt diện rộng.
Cảnh báo gió mạnh trên biển: Do ảnh hưởng của bão số 9, ở vùng biển từ Nam Bình Thuận đến Bến Tre có gió mạnh cấp 6-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12-13. Biển động rất mạnh. Sóng trên biển vùng gần tâm bão cao 5-7m, vùng gần bờ cao 2-4m.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, ở Vịnh Bắc Bộ gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 8; biển động.
Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: Trên đất liền các tỉnh từ Nam Bình Thuận đến Bến Tre có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; riêng vùng ven biển Nam Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Vùng ven biển các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Sâu trong đất liền các tỉnh Đông Nam Bộ có gió giật mạnh, lốc xoáy trên toàn bộ khu vực Nam Bộ.
Cảnh báo mưa lớn: Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 9, ở các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Thuận, khu vực Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 250mm; khu vực Bắc Tây Nguyên và Tây Nam Bộ có mưa to 50-100mm.
Từ đêm nay (25.11) đến đêm 27.11, do ảnh hưởng hoàn lưu sau bão kết hợp với không khí lạnh từ phía Bắc tăng cường nên mưa to đến rất to mở rộng ra các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hòa, lượng mưa phổ biến: các tỉnh Quảng Trị, Khánh Hòa (50-80mm/ngày); ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Phú Yên (80-150mm/ngày); ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định (100-200mm/ngày).
Cảnh báo lũ: Từ nay đến 28.11, trên các sông từ Quảng Trị đến Bình Thuận, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên xuất hiện một đợt lũ. Đỉnh lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Bình Thuận phổ biến ở mức báo động (BĐ) 2-BĐ3 và trên BĐ3; các sông ở khu vực Tây Nguyên ở mức BĐ1-BĐ2 và trên BĐ2. Nguy cơ cao xảy ra lũ lớn cục bộ, lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, đô thị tại các tỉnh trên. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 2-3.
Cần làm gì khi bão đổ bộ? Khi bão đổ bộ, bạn nên ở nhà, hoãn các chuyến du lịch và theo dõi thông tin trên đài phát thanh, báo chí. Nguồn: Zing
Theo Danviet
Nhiều nguy cơ huyện đảo Phú Quý là tâm bão số 9 Ngày 23.11, thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận cho biết: Trưởng ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Thuận đã có công điện khẩn về đối phó bão số 9. Ngư dân Thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận đã vào bờ và đang chằng chống, gia cố tàu thuyền tránh trú...