BBC: Bộ Công an nêu lý do bắt ông Hà Văn Thắm
Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đại dương, ông Hà Văn Thắm, bị khởi tố và bắt tạm giam vì tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, Điều 179 Bộ Luật Hình sự.
Thông cáo ngày 24/10 được đăng tải trên trang web của Bộ Công an Việt Nam nói quyết định trên được đưa ra “căn cứ vào kết quả điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công an và tài liệu thanh tra của Ngân hàng Nhà nước”.
“Ngày 21/10/2014, Cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng và lệnh khám xét đối với Hà Văn Thắm về tội danh trên”, thông cáo cho biết.
“Ngày 24/10/2014, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn, cùng ngày Cơ quan cảnh sát điều tra- Bộ Công an đã thi hành lệnh bắt, khám xét” đối với ông Hà Văn Thắm.
“Quá trình thi hành lệnh bắt, khám xét đối với Hà Văn Thắm đã thực hiện đúng quy định tại Điều 80 và Điều 143 Bộ luật hình sự và Thắm đã được dẫn giải về trại giam Bộ Công an để điều tra làm rõ, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.”
Trước đó, trong chiều cùng ngày 24/10, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có quyết định đình chỉ quyền và nghĩa vụ của ông Thắm “để phục vụ việc xử lý các vi phạm pháp luật nghiêm trọng của cá nhân ông.”
Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định trong thông cáo cho điều họ gọi là “sự việc trên không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương.”
Ngoài chức danh Chủ tịch HĐQT Ocean Bank, ông Thắm còn là Chủ tịch Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group); Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (OCH); Chủ doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo.
Video đang HOT
Ông Hà Văn Thắm
&’Thương vụ để đời’
Ông Thắm được báo Người đưa tin tại Việt Nam mô tả là nằm trong “top 10 gia đình đại gia lắm tiền nhiều của nhất sàn chứng khoán Việt Nam”.
Vào tháng trước, báo Lao Động mô tả doanh nhân Hà Văn Thắm “Không chỉ nổi tiếng với các dự án bất động sản ở vị trí đắc địa tại Hà Nội và hệ thống siêu thị OceanMart mà còn được biết đến với tham vọng phát triển chuỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng hạng sang mang thương hiệu Việt.
Trang tinmoi.vn vào tháng này đưa tin OceanMart đã được chuyển giao từ “đại gia Hà Văn Thắm sang tay đại gia Phạm Nhật Vương.”
Trang Soha.vn hồi đầu tháng này có bài nói “Thâu tóm Kem Tràng Tiền hồi tháng 4 vừa qua với giá 500 tỷ đồng được coi là một trong các thương vụ để đời của Chủ tịch Ocean Group Hà Văn Thắm.”
Phần giới thiệu tiều sử ông Hà Văn Thắm trên trang của Ngân hàng Đại Dương viết: “Với tầm nhìn chiến lược, ông Hà Văn Thắm đã định hướng đưa Ngân hàng TMCP Đại Dương phát triển thành một ngân hàng trẻ năng động hàng đầu Việt Nam.
“Ông Hà Văn Thắm có bề dày kinh nghiệm trong quản lý, chiến lược kinh doanh tài chính, bất động sản. Ông tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Comlombia Common Wealth – Mỹ (phải là ĐH Columbia Commonwealth) và bảo vệ Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại Học Công nghệ Paramount – Mỹ”.
Báo Anh The Economist hồi tháng Một năm nay có bài nói “Hà Văn Thắm là nhân vật được mô tả là có quan hệ tầm cao với giới chức” và nhận định điều báo này nói là Ngân hàng Đại Dương có liên hệ tới diễn biến của vụ đóng cửa Zone 9,một khu tổ hợp kinh doanh và giải trí tại Hà Nội, sau hỏa hoạn chết người tại đây.
Tờ Financial Times dẫn lại thông cáo của Ngân hàng Nhà nước cho biết “trong quá trình triển khai Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng đã được Bộ Chính trị, Chính phủ phê duyệt, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiến hành thanh tra pháp nhân, thanh tra chất lượng tín dụng đối với các tổ chức tín dụng. Qua đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hiện một số vi phạm pháp luật nghiêm trọng của cá nhân ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương”.
Financial Times cũng nhắc lại những vụ bắt giữ gây rúng động làng tài chính Việt Nam gần đây như vụ ông Đỗ Tất Ngọc – nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng Agribank đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam ngày 20/9 hay ông Nguyễn Đức Kiên – nguyên phó chủ tịch Tập đoàn ACB bị bắt giam về hành vi “kinh doanh trái phép” ngày 21/8.
Yahoo News đưa tin khẳng định vụ việc diễn ra đúng vào thời điểm Việt Nam đang triển khai các biện pháp “thanh lọc” hệ thống ngân hàng để khắc phục tình trạng nợ xấu chồng chất. Trang tin này nhận định sự việc đã lật lại những quan ngại đối với sự nhạy cảm của hệ thống ngân hàng Việt Nam trước các cú shock đột ngột, ngay cả khi bối cảnh kinh tế khởi sắc đã giúp khu vực này hồi phục từ các tác động nợ xấu.
Reuters ghi nhận cổ phiếu của tập đoàn Đại Dương đã sụt giảm 15% kể từ thứ Tư trên thị trường chứng khoán, khi các đồn đoán về tin ông Thắm bị bắt đã lan truyền.
Lượng giao dịch cổ phiếu tập đoàn chạm đỉnh cao kỷ lục tại 22,4 triệu cổ phiếu trong thứ Năm, chiếm 15% tổng lượng giao dịch toàn sàn. Chốt phiên thứ Sáu, cổ phiếu tập đoàn này giảm 2,68%, xuống còn 10.900 đồng/cổ phiếu.
(Theo BBC, Reuters, Financial Times, The Economist)
Theo NTD
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Lần xuất hiện hiếm hoi trước truyền thông
Xuất hiện hiếm hoi trước truyền thông khi nhận lời làm khách mời buổi ra mắt "Chuyển động 24h", ông Phạm Nhật Vượng luôn tươi cười, nhiệt tình nhưng cố tránh ống kính phóng viên.
Chiều tối 9/10, tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam bất ngờ xuất hiện trong sự kiện ra mắt chương trình đặc biệt của VTV "Chuyển động 24h" với sự tham gia đông đảo của giới truyền thông. Đây là lần hiếm hoi ông Vượng xuất hiện trong một cuộc họp báo, bởi ngay cả trong những sự kiện lớn của chính tập đoàn Vingroup, ông này cũng thường xuyên lánh mặt báo chí.
Đến trước thời điểm diễn ra cuộc họp 10 phút, ông Phạm Nhật Vượng cho những người xung quanh thấy một tác phong nhanh nhẹn và rất đúng giờ. Mặc bộ vest tối màu và thắt cà vạt đỏ, ông nhanh chóng ngồi vào vị trí và giữ nụ cười trên môi trong hơn nửa tiếng diễn ra sự kiện. Khi được mời lên sân khấu chụp ảnh kỷ niệm, ông chọn góc đứng sát cánh gà, và lặng lẽ phía sau những nhân vật chính của buổi lễ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng trong lần xuất hiện hiếm hoi trước công chúng.
Ngược lại với tính hiện đại, thời thượng của những công trình mà Vingroup xây dựng, ông chủ của tập đoàn tỷ đô này sử dụng một chiếc điện thoại di động gập kiểu cũ, nhưng nước sơn ánh bạc còn khá mới. Ông Vượng ý tứ tắt chuông khi buổi họp báo bắt đầu
Ông nhiệt tình và chủ động rót nước cho những người cùng bàn, dù họ là người tổ chức buổi lễ, còn ông góp mặt với tư cách khách mời. Tuy nhiên, khi phát hiện phóng viên chụp hình thì Chủ tịch của Vingroup "không tỏ ra thích thú".
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng trong lần xuất hiện hiếm hoi trước công chúng
Trước đó, giới truyền thông hầu như không có hình ảnh về vị tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam. Các phỏng vấn và chụp hình của ông này chỉ xuất hiện trên tạp chí Forbes. Trong hầu hết các sự kiện của Vingroup, ông đều không phát biểu, chỉ âm thầm đứng bên lề theo dõi, thậm chí còn thích "gặm nhấm hạnh phúc một mình" trong văn phòng thay vì xuất hiện trước báo giới.
Theo thống kê mới nhất của Forbes vào tháng 9/2014, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang sở hữu khối tài sản có giá trị tới 1,7 tỷ USD, tăng thêm 100 triệu USD so với tháng 3. Hiện tại, dự án được xem là tham vọng của nhất Vingroup là xây dựng khu tổ hợp với tòa nhà cao nhất Việt Nam có tổng số vốn đầu tư lên tới 80.000 tỷ đồng.
Theo Tri Thức
Tài sản ông Phạm Nhật Vượng tăng lên 1,7 tỷ USD Trong khi đó, tính tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch 18/9, khối tài sản mà tỷ phú số 1 Việt Nam đang nắm giữ trên thị trường chứng khoán là 23.066 tỷ đồng. Tài sản ròng của ông Phạm Nhật Vượng đã tăng thêm 100 triệu USD so với thời điểm tháng 3/2014. Theo cập nhật từ Tạp chí tài chính...