‘Baywatch’, ‘50 sắc thái’ lọt top 10 phim tệ nhất nửa đầu năm 2017
Dựa trên đánh giá của các nhà phê bình phim và khán giả đại chúng, trang “Taste of Cinema” chọn ra danh sách 10 bộ phim có chất lượng tệ nhất nửa đầu năm 2017.
1. Baywatch (Biệt đội cứu hộ): Dựa trên loạt phim truyền hình cùng tên ăn khách của Mỹ trong thập niên 1990, Baywatch hấp dẫn khán giả nhờ dàn sao “trai xinh, gái đẹp”, bao gồm Dwayne Johnson, Zac Efron, Priyanka Chopra, Alexandra Daddario… Tuy nhiên điều đó vẫn thể không cứu bộ phim khỏi sự chê bai của công chúng. Trên chuyên trang Rotten Tomatoes, Baywatch hiện chỉ nhận điểm số 19%. Số đông giới phê bình chỉ trích phần kịch bản vô lý, ngớ ngẩn, có nhiều pha chọc cười tục tĩu. Thậm chí nhiều người cho rằng phiên bản điện ảnh còn kém hấp dẫn hơn cả bộ phim truyền hình cách đây hơn 20 năm.
2. CHiPs ( Đội tuần tra): Tác phẩm dựa trên một bộ phim truyền hình kém nổi tiếng, chẳng ai dưới 40 tuổi biết đến. Nội dung của phim gần như không còn phù hợp với hiện tại. Cách chọc cười khán giả bằng những mô típ đã quá cũ bị chỉ trích là thô thiển. Việc đem những câu chuyện về trẻ vị thành niên, tình dục và tình yêu đồng giới ra để tạo yếu hài hước bị xem là phản cảm.
3. The Circle (Vòng xoáy ảo): Quy tụ hai ngôi sao sáng giá là Tom Hanks và Emma Watson, bộ phim vẫn gây thất vọng lớn. Dựa trên tiểu thuyết cùng tên xuất bản năm 2013 của nhà văn Dave Eggers, The Circle có thông điệp cốt lõi khá lôi cuốn, nhưng dường như đạo diễn James Ponsoldt không đủ sức diễn tả nó bằng ngôn ngữ điện ảnh. Phim bị chê là thiếu điểm nhấn, khiến khán giả mệt mỏi và không thể đồng cảm với các nhân vật trong phim.
4. Snatched (Mẹ và con gái): Tác phẩm tâm lý hài bị xem là một thất bại ê chề của hãng 20th Century Fox trong năm nay. Trong phim, Goldie Hawn và Amy Schumer là hai mẹ con, cùng đi du lịch qua Ecuador thì bị bắt cóc nhằm tống tiền. Những màn hài hước dở khóc dở cười cũng từ đó mà phát sinh. Tuy nhiên với câu chuyện nhạt nhẽo, thiếu chiều sâu, bộ phim không những bị đánh giá thấp về nội dung mà còn có doanh thu cực kỳ thảm hại.
5. Ghost in the Shell (Vỏ bọc ma): Bộ phim chuyển thể từ tác phẩm truyện tranh Nhật Bản gặp phải rất nhiều tranh cãi ngay khi dự án được triển khai. Việc Scarlett Johansson đảm nhận vai chính càng làm bùng lên làn sóng chỉ trích rằng Hollywood “tẩy trắng” nhân vật. Và bộ phim đã “chết” ngay từ đầu bởi những lùm xùm không đáng có. Bộ phim đã thua lỗ khoảng 60 triệu USD trên phòng vé toàn cầu.
6. Fifty Shades Darker (50 Sắc thái: Đen): Là phần hai của bộ phim bị đánh giá là dở tệ, 50 Sắc thái: Đen cũng không có màn thể hiện khá khẩm hơn dù vẫn câu khách bằng những cảnh nóng. Phim là tổng thể của một kịch bản thất bại, nhân vật thiếu chiều sâu, câu chuyện nhạt nhẽo và rối rắm.
7. Eloise (Bệnh viện ma quái): Đây làtác phẩm kinh dị của đạo diễn Robert Legato, một trong những nhà làm phim ấn tượng ở Hollywood, từng giành ba giải Oscar. Tuy nhiên bộ phim kể về hành trình giành giật sự sống của nhóm bạn 4 người ở trại tâm thần bỏ hoang hoàn toàn khiến khán giả thất vọng. Câu chuyện rời rạc, yếu tố kinh dị chưa tới, kết thúc hụt hẫng là những gì để lại cho người xem. Trên chuyên trang Rotten Tomatoes, phim chỉ có 7 đánh giá với điểm số 0%.
Video đang HOT
8. Arsenal: Bộ phim hành động tội phạm kể về biến cố cuộc đời của cặp anh em Mikey (Johnathon Schaech) và JP Lindel (Adrian Grenier) khi họ dính líu tới thế giới ngầm ở vùng ngoại ô Mississippi (Mỹ) và đối đầu với ông trùm Eddie King (Nicolas Cage) . Tác phẩm bị dán nhãn R vì có những cảnh bạo lực, sử dụng ma túy, ngôn ngữ thô tục. Diễn xuất của Cage nhận không ít gạch đá từ dư luận và phim nhận điểm số 4% trên Rotten Tomatoes.
9. Ring (Vòng tròn tử thần): Vẫn sở hữu đầy đủ yếu tố kinh dị thường thấy, tuy nhiên bộ phim làm lại bị đánh giá là kém xa bản gốc Ringu của Nhật Bản và phiên bản Mỹ The Ring (2002). Phim không tạo ra bầu không khí u tối gây sợ sệt và những cảnh ám ảnh như những tác phẩm tiền nhiệm.
10. The Boss Baby (Nhóc Trùm): Tác phẩm hoạt hình mới nhất của xưởng DreamWorks có cốt truyện không nhiều bất ngờ, nhưng ăn điểm nhờ dàn nhân vật cực kỳ dễ thương. Phim nhận được nhiều cảm tình và sự ủng hộ của khán giả đại chúng, tuy nhiên không để lại ấn tượng gì với các nhà phê bình. The Boss Baby bị xem là nửa vời khi quá sức cảm nhận của trẻ em nhưng lại không đủ sâu sắc đối với người lớn.
Theo Zing
5 chiêu lấy lòng giúp Hollywood 'moi tiền' thị trường Trung Quốc
Đất nước tỷ dân là một trong những thị trường 'béo bở' nhất đối với Hollywood, nên các nhà làm phim tìm mọi cách dụ dỗ khán giả nước này đến rạp.
1. Mời diễn viên Trung Quốc đóng vai phụ
Đây là cách "dễ" nhất cho một bộ phim Âu Mỹ tiếp cận khán giả Trung Quốc. Những ngôi sao đình đám của showbiz Hoa ngữ thường được mời vào các vai phụ xuất hiện chớp nhoáng hoặc có vai trò mờ nhạt. Có thể kể đến hàng loạt trường hợp như Cảnh Điềm trong Kong: Skull Island, Angelababy trong Ngày độc lập 2, Ngô Diệc Phàm trong xXx: The Return of Xander Cage, Phạm Băng Băng trong X-men: Day of Future Past,...
Cảnh Điềm trong Kong: Skull Island
Khán giả Trung Quốc đã quá quen với việc các ngôi sao trong nước chỉ được làm cameo "vô thưởng vô phạt" hoặc diễn xuất nhạt nhòa trên màn ảnh Hollywood. Tuy vậy sự xuất hiện ít ỏi của các tên tuổi này vẫn đủ khiến công chúng thỏa mãn, bằng chứng là nhiều bom tấn đã được "cứu" khỏi sự thua lỗ chỉ vì có diễn viên Trung Quốc.
Ngô Diệc Phàm trong xXx: The Return of Xander Cage.
Angelababy trong Ngày độc lập 2
2. Lấy bối cảnh tại Trung Quốc
Nếu đã mời diễn viên Trung Quốc thì không có lý do gì mà các nhà làm phim không "mượn" luôn bối cảnh. Và cũng như Kong: Skull Island ở Việt Nam, các bộ phim quay tại Trung Quốc luôn được người dân đón nhận nhiệt tình và quảng bá rầm rộ, nhờ đó mà doanh thu tăng hơn dự kiến.
Cảnh Thượng Hải trong Looper.
Phim hành động giả tưởng Looper chuyển bối cảnh từ Paris sang Thượng Hải, nhân vật nam chính còn có mối tình khắc cốt ghi tâm với người vợ Trung Quốc. Không ngạc nhiên khi doanh thu tại đất nước tỷ dân của Looper chiếm 25% doanh thu toàn cầu.
Tom Cruise quay phim tại Tây Đường.
Mission Impossible 3 của Tom Cruise chọn Thượng Hải và Tây Đường làm bối cảnh chính. Poster phim sau đó được quảng bá khắp nơi tại Tây Đường nhằm phục vụ du lịch.
3. Chiếu sớm tại Trung Quốc
Warcraft.
Trung Quốc vốn là quốc gia nổi tiếng với các vòng kiểm duyệt nghiêm ngặt, chủ yếu ưu tiên cho phim nội địa. Việc đề cao văn hóa Trung Hoa cùng sự góp mặt của sao Hoa ngữ khiến các bom tấn Hollywood dễ dàng "qua cửa kiểm duyệt" hơn. Đổi lại, nhà sản xuất phương Tây cũng cho chiếu sớm bộ phim tại các cụm rạp lớn của Trung Quốc. Warcraft là một ví dụ, bộ phim có sự tham gia của Ngô Ngạn Tổ trong vai phản diện Gul'dan. Tuy bị xem là bom xịt ở Bắc Mỹ, Warcraft vẫn thu về 8,4 triệu USD ngay trong đêm mở màn ở Trung Quốc.
4. Tôn vinh các yếu tố Trung Quốc
"Chiêu thức" này đặc biệt hay được sử dụng trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, khi một sự kiện nghiêm trọng xảy ra cần có sự chung tay của nhiều quốc gia trên thế giới. Nếu như trước đây, Mỹ là nạn nhân và cũng là anh hùng của mọi sự kiện diễn ra với quy mô toàn cầu trên phim thì nay vai trò ấy đã được chia cho nhiều quốc gia khác mà Trung Quốc là lựa chọn quen thuộc.
Arrival.
Trong Arrival, văn hóa Trung Quốc được tôn vinh khi tướng quân người Trung dùng mạt chược để giải mã ngôn ngữ người ngoài hành tinh. Quyết định hòa hay chiến của phía Trung Quốc cũng là chìa khóa quan trọng để giải quyết mọi cao trào của bộ phim.
The Martian.
Trong The Martian, cơ quan nghiên cứu vũ trụ của Trung Quốc đã có đóng góp mang tính quyết định trong công cuộc giải cứu nam chính. Trong Gravity, trạm vũ trụ Trung Quốc được xây dựng như biểu tượng hy vọng.
2012.
Bom tấn về thảm họa đại hồng thủy 2012 cũng chứa đựng nhiều yếu tố Trung Hoa như hình ảnh những ngôi chùa trên núi, các vị thiền sư, 4 con tàu cứu cả nhân loại cũng do người Trung Quốc sản xuất.
Alice ở Xứ sở trong gương.
Alice ở Xứ sở trong gương dù thua lỗ thảm hại trên toàn cầu vẫn kiếm được không ít từ thị trường Trung Quốc nhờ cốt truyện "lấy lòng" khán giả tại đây. Alice được đưa đến Trung Hoa cổ đại để buôn bán, cô nàng còn mặc một bộ váy lấy cảm hứng từ trang phục truyền thống Trung Quốc.
5. Hợp tác sản xuất
Kung Fu Panda 3.
Việc để một hãng phim Trung Quốc tham gia vào công tác sản xuất giúp bộ phim qua cửa kiểm duyệt dễ dàng và đảm bảo tới 50% doanh thu. Các hãng phim lớn như Legendary Pictures, Paramount, Dreamworks, 21st Century Fox , Disney đều có xưởng sản xuất riêng đặt tại Trung Quốc. Kung Fu Panda 3 do chi nhánh Trung Quốc của DreamWorks là Dream Works Phương Đông chịu trách nhiệm. Các hãng sản xuất nội địa như China Films, Le Vision Picture, Huayi Brothers góp mặt không ít trong các bom tấn Hollywood.
Theo VNE
8 bom tấn lỗ nặng năm 2016 Mặc dù có diễn viên nổi tiếng, được đầu tư 'đến nơi đến chốn', những bộ phim này vẫn thua lỗ vì nhiều lý do khác nhau. Đối với các bom tấn điện ảnh, việc thu hồi vốn hoặc chỉ có doanh thu nhỉnh hơn một chút so với kinh phí đầu tư đã được gọi là thất bại. Thế nhưng 8 bộ...