Bay từ TP.HCM ra Hà Nội vẫn cách ly tập trung 7 ngày dù đã 2 mũi: ‘Mở như không’
Trước yêu cầu trên từ phía Hà Nội, nhiều chuyên gia y tế cho rằng quy định trên đang làm khó người dân, trái với tinh thần của Chính phủ.
Một lãnh đạo TP Hà Nội cho biết sẽ “không bàn luận gì vấn đề trên.
Các hãng hàng không Việt Nam sẽ chở khách trở lại từ ngày 10-10 – Ảnh: NAM TRẦN
UBND TP Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ Giao thông vận tải tham gia ý kiến đối với việc mở đường bay nội địa thường lệ đi và đến thủ đô. Theo đó, Hà Nội yêu cầu người từ TP.HCM đến Hà Nội phải có chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin ngừa COVID-19, đặc biệt phải cách ly tập trung 7 ngày và phải tự trả chi phí cách ly cũng như chi phí xét nghiệm.
Mở cửa như không mở
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 10-10, PGS.TS Nguyễn Huy Nga – nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng – cho biết việc Hà Nội yêu cầu người về từ TP.HCM đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin COVID-19 đi cách ly tập trung là không phù hợp.
“Những người ở những nơi khác về Hà Nội mà đã tiêm 2 mũi vắc xin ngừa COVID-19 rồi thì không cần cách ly tập trung. Bởi vì Bộ Y tế cũng đã có văn bản yêu cầu chỉ cần theo dõi sức khỏe tại nhà trong điều kiện đủ 2 mũi, trong khi đó lúc đi tất cả đã xét nghiệm âm tính rồi, thì không có cớ gì mà cách ly họ cả.
Video đang HOT
Họ không phải là những người bệnh, đối với những người tiêm 2 mũi rồi, một số quốc gia trên thế giới họ còn không cần xét nghiệm nữa”, ông Nga nêu quan điểm.
Ông Nga cho rằng Hà Nội quy định như trên đang làm khó nỗ lực mở cửa lại nền kinh tế của Chính phủ, mở cửa lại đường bay như không mở.
“Với quy định như vậy khác gì không cho người dân đi lại, có nhiều người như doanh nhân họ chỉ đi lại một vài ngày rồi họ về. Vì có những việc họ không thể giải quyết online được, mà phải tới trực tiếp. Quy định như vậy thì thử hỏi liệu ai dám đi nữa, còn hỏng hết công việc của họ, thì thà rằng không mở đường bay còn hơn”, PGS.TS Nguyễn Huy Nga nói.
Vị nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng dự đoán những người chấp nhận ra Hà Nội dù phải cách ly tập trung 7 ngày chủ yếu sẽ là người bị mắc kẹt lại TP.HCM quá lâu, nay có điều kiện trở lại Hà Nội dù có khó khăn, cản trở nhưng cũng phải cắn răng chịu đựng.
“Những người ra để làm ăn kinh tế họ sẽ không đi được vì vướng quy định cách ly tập trung, như vậy mục đích mở đường bay để khôi phục các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh gần như không đạt được”, ông Nga chia sẻ.
Không đúng tinh thần của Thủ tướng
Trước đó, trong ngày 9-10, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại họp trực tuyến toàn quốc Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 với 63 tỉnh, thành phố để đánh giá công tác phòng, chống dịch rằng việc lưu thông và giao thông vận tải phải thực hiện thống nhất trên toàn quốc, không cát cứ, không chia cắt.
Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, với những chỉ đạo từ phía Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải trong việc mở lại đường bay, việc Hà Nội có những quy định riêng về cách ly là không đúng với tinh thần của Chính phủ, Thủ tướng.
Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu – nói việc Hà Nội cách ly tập trung người từ TP.HCM dù đã tiêm 2 mũi vắc xin, xét nghiệm âm tính là không nên.
“Trước đây chúng ta chống dịch với chiến lược Zero COVID, nhưng bây giờ không theo hướng đấy nữa, Chính phủ đang mở cửa từng bước, sống chung với COVID-19, mà Hà Nội lại có các yêu cầu cách ly tập trung như ngày xưa là không hợp lý”, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nêu quan điểm.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online trong ngày 10-10, Phó bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nói sẽ không bình luận gì, bởi UBND TP Hà Nội đã nêu rõ trong văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải.
Nhiều tập đoàn lớn của Pháp mong muốn tham gia đầu tư vào Việt Nam
Đại sứ Pháp Nicolas Warnery bày tỏ cảm kích trước sự quan tâm của Việt Nam đối với doanh nghiệp Pháp, khẳng định nhiều doanh nghiệp và tập đoàn lớn như Airbus, Thales, EDF, Total, Air Liquide... muốn tham gia đầu tư tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Pháp Nicolas Warnery chiều 22-9 - Ảnh: VGP
Tiếp Đại sứ Warnery ngày 22-9, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn coi Pháp là đối tác quan trọng trong chính sách đối ngoại, trong đó việc thúc đẩy quan hệ hai nước vừa có tính chiến lược, vừa là yêu cầu khách quan.
Thủ tướng gửi lời cảm ơn Pháp đã hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời vắc xin COVID-19 và trang thiết bị, vật tư y tế cho Việt Nam.
Trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp hiện nay, Thủ tướng mong muốn Pháp chia sẻ kinh nghiệm chống dịch, và đề nghị phía Pháp tiếp tục viện trợ, cho vay, nhượng lại vắc xin cho Việt Nam và hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin, thuốc điều trị COVID-19...
Đại sứ Pháp bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển tích cực trong quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp.
Đại sứ Warnery nhấn mạnh Việt Nam là đối tác Đông Nam Á quan trọng, là cầu nối giúp thúc đẩy quan hệ Đối tác phát triển giữa Pháp và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng như quan hệ giữa Liên minh châu Âu (EU) và ASEAN.
Về thương mại, đại sứ cho biết sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng của Pháp để thúc đẩy sớm hoàn tất phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư EU - Việt Nam (EVIPA), sẵn sàng tìm mọi khả năng viện trợ thêm vắc xin cho Việt Nam trong thời gian tới.
Ông Warnery cũng cho biết Pháp sẽ thúc đẩy Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ cảnh báo ‟thẻ vàng" với thủy sản Việt Nam.
Thủ tướng đề nghị Pháp tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện cho hàng thủy sản, nông sản đặc trưng của Việt Nam như gạo, cà phê, đặc biệt là nông sản chất lượng cao theo mùa vụ vào thị trường Pháp và EU.
Thủ tướng cũng đề nghị phía Pháp tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại Pháp làm ăn, học tập và sinh sống; tăng học bổng chính phủ cho sinh viên Việt Nam.
Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các gia đình Pháp và châu Âu nhận con nuôi tại Việt Nam khi các điều kiện y tế cho phép.
Về vấn đề Biển Đông, Đại sứ Warnery khẳng định Pháp mong muốn duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.
Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao những đóng góp của cá nhân Đại sứ Warnery cho quan hệ song phương thời gian vừa qua, và đề nghị đại sứ chuyển lời mời Thủ tướng Pháp Jean Castex sang thăm Việt Nam.
Chậm mở cửa, cơ hội đầu tư có thể không quay lại Việt Nam Giới doanh nghiệp nước ngoài cảnh báo Việt Nam có thể bỏ lỡ cơ hội cạnh tranh đầu tư và phục hồi kinh tế nếu không hành động ngay. Bốn hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam gồm: Thương mại Mỹ (Amcham), Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham), Doanh nghiệp Hàn Quốc (Kocham) và Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN vừa...