Bẫy ‘tử thần’ trên tuyến buýt nhanh 1.000 tỷ đồng ở Hà Nội
Đường bê tông làm riêng cho tuyến buýt nhanh đầu tiên ở thủ đô chênh hơn 3-4 cm so với mặt đường nhựa, tạo thành gờ cao hay rãnh sâu kéo dài, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Bến xe Kim Mã là điểm đầu của tuyến đường dành riêng cho xe buýt nhanh từ Hà Nội – Hà Đông. Tuyến đường này có chiều dài 14,7 km, rộng 3,5m.
Theo thiết kế, tuyến buýt nhanh sẽ chạy dọc theo đường Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương kéo dài, Lê Trọng Tấn, Quang Trung và điểm cuối là bến xe Yên Nghĩa (Hà Đông). Dự án có tổng đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng (49 triệu USD).
Nhà chờ của tuyến buýt nhanh được thiết kế hiện đại, nằm ở giữa giải phân cách trên các tuyến đường đang dần được hoàn thiện.
Hơn 3 km mặt đường nhựa trên toàn tuyến không đảm bảo yêu cầu đã được lột bỏ và thay thế bằng bê tông. Đoạn đường bê tông dài nhất tập trung trên phố Lê Văn Lương, còn lại nằm rải rác tại các nhà chờ, điểm dừng đỗ.
Chưa đưa vào sử dụng nhưng dự án đã bộc lộ một số bất cập trong thiết kế, thi công. Cụ thể, nhiều đoạn ở nhà chờ trên phố Lê Văn Lương, đoạn mới được đổ bê tông cao hơn so với mặt đường nhựa tới 5cm, tạo thành gờ và rãnh sâu kéo dài, rất nguy hiểm cho người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông.
Trên đường Lê Văn Lương, giữa đường nhựa cũ và đường bê tông mới xuất hiện nhiều gờ nhô cao, kéo dài vài trăm mét, có những đoạn bị hư hỏng, tạo thành ổ gà giữa đường.
Video đang HOT
Cạnh nhà chờ trên đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông) do gờ bê tông cao hơn hẳn so với mặt đường nên đã có ít nhất 3 vụ tai nạn xảy ra trong hai ngày liên tiếp làm một người tử vong. Một người dân chứng kiến những vụ tai nạn tại đây đã chia sẻ trên trang cá nhân: “Cảnh báo mọi người tham gia giao thông trên trục đường Bến xe Yên Nghĩa – Bến xe Kim Mã xuất hiện rất nhiều cái bẫy giết người do thiết kế ẩu, chiều qua đi làm về đã chứng kiến hai vụ chỉ vì cái gờ bê tông và sáng nay một cô gái tử vong ở đây”.
Bên trong nhà chờ này, hệ thống hố ga, kỹ thuật đã thi công xong nhưng không có nắp đậy.
Tại tuyến phố Quang Trung (Hà Đông), nhiều đoạn đường nhựa tiếp tục được bóc lên để thay thế bằng bê tông. Theo lãnh đạo Sở Giao thông Hà Nội, do cường độ mặt đường không đảm bảo yêu cầu nên phải bóc bỏ lớp nhựa cũ và thay thế bằng bê tông.
Liên quan đến việc các nhà thầu thi công để gờ bê tông cao hơn so với mặt đường, khiến nhiều vụ tai nạn xảy ra, ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Phó giám đốc Sở Giao thông Hà Nội cho biết, trong ngày hôm nay (22/4), dự án này sẽ được kiểm tra toàn diện và tìm biện pháp khắc phục nếu phát hiện thiếu sót.
Phương Sơn
Theo VNE
Tuyến đường 6.600 tỷ ở Hà Nội
Dài trên 13 km, được đầu tư khoảng 6.600 tỷ đồng, điểm nhấn là cầu Đông Trù... quốc lộ 5 kéo dài chạy qua Hà Nội đang thi công hai nút giao đầu và cuối để hoàn thiện toàn tuyến trong năm nay.
Dự án đường 5 kéo dài được khởi công từ năm 2005, dài 13,3 km, bắt đầu nút cầu Chui (quận Long Biên). Đây là nút giao có tổng mức đầu tư lớn nhất thủ đô với số tiền gần 3.000 tỷ đồng.
Tiếp đó, tuyến đường đi qua sông Đuống qua các xã Xuân Canh, Vĩnh Ngọc, Kim Nỗ (huyện Đông Anh) để lên khu đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì, với tổng mức đầu tư là 6.661 tỷ đồng.
Tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp I, tốc độ 80 km/h, mặt cắt ngang nền đường từ 65 m đến 68,5 m.
Đường được khánh thành và thông xe kỹ thuật vào tháng 10/2014, tuy nhiên còn đoạn đầu nối với nút giao Long Biên đang trong quá trình hoàn thiện nên ngổn ngang máy móc và vật liệu xây dựng.
Tuyến đường được thiết kế 4 làn xe chạy, trong đó một làn giành cho xe máy. Đường cũng có hệ thống hầm bộ hành cho người qua đường.
Hệ thống điện cao áp chiếu sáng, đồng bộ và đã đi vào hoạt động.
Dải phân cách giữa rộng hàng chục mét được thảm cỏ xanh và trồng cây cảnh.
Đường 5 kéo dài có 3 cây cầu: Đông Hội, Phương Trạch và Đông Trù, trong đó điểm nhấn là cầu Đông Trù. Cây cầu này dài 1,1 km bắc qua sông Đuống, mặt cắt rộng 55 m với 8 làn xe. Ngoài hệ thống đường dẫn hai đầu, cầu gồm 3 nhịp chính trong đó 2 nhịp biên dài 80 m và nhịp giữa sông dài 120 m được áp dụng công nghệ mới là cầu vòm ống thép nhồi bê tông, lần đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Đây là gói thầu quan trọng nhất của toàn dự án đường 5 kéo dài với tổng giá trị là 882 tỷ đồng, do 3 tổng công ty lớn của Bộ Giao thông tham gia xây dựng là Cienco 1, Cienco 4 và Tổng công ty Xây dựng Thăng Long. Cầu được khánh thành và đưa vào sử dụng tháng 10/2014.
Tuyến đường 5 kéo dài có 3 nút giao là Xuân Canh, giao với quốc lộ 3 (Hải Bối, Đông Anh) và nút giao với đường Võ Nguyên Giáp ra cầu Nhật Tân, trong đó điểm nhấn là nút giao với đường Võ Nguyên Giáp.
Tại nút giao này, đường 5 kéo dài kết nối các phương tiện đi từ Hải Phòng đến sân bay Nội Bài và ngược lại một cách thuận tiện và rút ngắn thời gian.
Điểm cuối của đường 5 giao với Kim Chung, khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội), vẫn chưa được khánh thành.
Đến cuối đường, các phương tiện muốn đi Vĩnh Phúc, Phú Thọ phải rẽ vào đường Kim Nỗ để ra đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài. Theo lãnh đạo Ban quản lý dự án hạ tầng Tả ngạn (chủ đầu tư dự án) về cơ bản các hạng mục đã hoàn thiện và đưa vào thông xe kỹ thuật từ tháng 10/2014, tuy nhiên còn lại một số hạng mục như kết nối các nút giao đầu cuối dự kiến trong quý 2 sẽ hoàn thiện để bàn giao cho các Sở chuyên ngành quản lý.
Cũng theo lãnh đạo ban quản lý dự án, hiện nay còn một số hạng mục như cây xanh, tuyến ống thoát nước phía Đông Anh, Long Biên đang trong quá trình kiểm đếm và chờ bàn giao, còn hệ thống chiếu sáng kiến trúc của tuyến đường đã ký xong biên bản kiểm đếm với Ban quản lý dự án giao thông 3.
Bá Đô - Giang Huy
Theo VNE
TP HCM cấm nhiều đường để diễn tập mít tinh 30/4 Một loạt tuyến đường ở khu vực trung tâm TP HCM sẽ cấm xe để phục vụ lễ mít tinh kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước, từ ngày 22/4. Ngày 20/4, Sở Giao thông Vận tải TP HCM cho biết sẽ cấm tất cả các loại xe lưu thông vào bên trong vành đai gồm các tuyến đường: Nguyễn Bỉnh Khiêm...