‘Bẫy tử thần’ ở cầu cạn Vành đai 3 Hà Nội
Sau vụ xe 7 chỗ lao từ cầu cạn xuống đất, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã đặt dải phân cách bê tông. Tuy nhiên, trên công trình được đánh giá hiện đại nhất thủ đô này còn nhiều đoạn được coi như bẫy ôtô.
Sau tai nan ôtô 7 chô rơi tư đương trên cao Vanh đai 3 đoạn qua quận Hoàng Mai (Hà Nội) xuống đất, có nhiều tranh cãi liên quan đến việc thiết kế góc chuyển tiếp từ làn dừng đỗ khẩn cấp sang làn xe chạy. Thực tế, quanh nút giao Vành đai 3 trên cao xuống Pháp Vân – Giải Phóng ít nhất có 3 đoạn phần góc chuyển tiếp làn đường được thiết kế vuông góc.
Tuy nhiên, chỉ có điểm đối diện với phố Trần Huy Bích (Hoàng Mai, Hà Nội) được thiết kế thuận chiều xe chạy. Nhiều tài xế cho rằng đây là cái bẫy đối với phương tiện, đặc biệt đi vào ban đêm.
Để tránh tai nạn tương tự, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang sử dụng dải phân cách bằng bê tông, sơn phản quang, đặt theo hình vòng cung để chắn trước lối dẫn đến góc vuông chuyển tiếp làn đường.
Dải phân cách bị ôtô đâm bắn tung đã được đổ bê tông lại…
…dự kiến hôm nay, việc lắp lan can bằng thép tại điểm xảy ra tai nạn sẽ xong.
Video đang HOT
Từ dưới mặt đất nhìn lên, đoạn góc chuyển tiếp làn đường tương tự làn đường cụt. Khoảng cách từ góc cụt này đến mặt đất khoảng 5 m. Ôtô 7 chỗ đã lao xuống từ độ cao này, tài xế tử vong, chiếc xe biến dạng.
Một phần bê tông từ lan can che chắn trên cầu bị ôtô 7 chỗ đâm rơi xuống đường. Thời điểm tai nạn, dưới phố Trần Huy Bích không có người qua lại, nên không gây thêm thiệt hại.
Cách góc vuông chuyển tiếp khoảng 100 m có cột đèn báo hướng rẽ và báo hiệu làn đường cấm, tuy nhiên nhiều tháng qua đã bị hư hỏng nặng.
Trước khi tới góc vuông chuyển tiếp làn đường, cách đó cả trăm mét là những vạch sơn và gờ giảm tốc để cấm phương tiện đi vào. Nhưng nhiều đường sơn đã bị mờ và rất khó quan sát nếu đi vào buổi tối.
Cách vị trí tai nạn hơn 100 m cũng có một góc chuyển tiếp làn được được thiết kế tương tự, tuy nhiên điểm này ngược chiều xe chạy nên ít khả năng gây nguy hiểm cho các phương tiện.
Đoạn đối diện với bến xe Nước Ngầm, theo hướng đi Pháp Vân cũng có một điểm thiết kế góc chuyển tiếp làn đường vuông góc. Điểm này ngược chiều xe chạy nên ít gây nguy hiểm cho các phương tiện.
Trả lời VnExpress về những bất cập này, lanh đao Ban quan ly dư an Thăng Long (chu đâu tư dư an đương Vanh đai 3 trên cao) cho biết, khi xây câu đa tinh đên cac phương an thi công đam bao an toan, trong co cách lam giât câp, lam cheo va lam như hiên nay. Đê đam bao nhiêu yêu tô thi công, an toan, nha thâu đã tư vân lam theo phương an hiên tai.
Vị này cũng cho rằng, sau khi rời nhánh dẫn lên đường trên cao, tài xế không nhập vào làn đường chính mà đi thẳng rồi đâm vào lan can là do đi ẩu. “Nếu trong trạng thái bình thường, không thể đâm vào lan can rơi khỏi đường trên cao được, bởi đoạn đường này đã có chỉ dẫn không cho phép xe chạy và được chiếu sáng đầy đủ”, ông khẳng định.
Ngoài các góc vuông chuyển tiếp, đường trên cao Vành đai 3 còn có nhiều ụ bê tông rơi vãi, gây nguy hiểm cho các phương tiện.
Tại lối dẫn từ trên cầu cạn xuống đường Pháp Vân có một hố thụt sâu vài chục cm và rộng hơn 20 cm.
Dự án cầu Thanh Trì và đoạn tuyến phía Nam Vành đai 3 Hà Nội do Ban Quản lý dự án Thăng Long là đại diện chủ đầu tư. Tư vấn thiết kế và giám sát là Công ty Tư vấn Phương Đông của Nhật Bản, liên kết với Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải của Việt Nam, Công ty Tư vấn châu Á Thái Bình Dương và Viện Khoa học Công nghệ giao thông vận tải. Dự án được đưa vào khai thác sử dụng từ tháng 10/2010 đúng dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội.
Tuyến đường trên cao này dai 15 km, nôi vơi cao tôc Phap Vân – Câu Gie đến Cầu Mai Dịch, chạy qua 3 quận Hoàng Mai, Thanh Xuân và Cầu Giấy. Đường được xây dựng theo tiêu chuẩn cao tốc đô thị, gồm 4 làn cao tốc, tốc độ thiết kế 100 km/h và 2 làn dừng khẩn cấp. Đây được đánh giá là một trong những tuyến hiện đại nhất thủ đô.
Bá Đô
Theo VNE
Ôtô có thể được nâng tốc độ 90 km/h trên vành đai 3 Hà Nội
Tổng cục Đường bộ vừa đề nghị Hà Nội nâng tốc độ chạy xe từ 80 lên 90 km/h đường vành đai 3 trên cao Hà Nội để giảm ùn tắc giao thông từ ngày 1/3.
Theo Tổng cục Đường bộ, thông tư số 91 mới ban hành đã thay đổi quy định về tốc độ và khoảng cách xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường bộ. Theo đó, đường đôi có dải phân cách giữa, ôtô con, ôtô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt), ôtô tải có trọng tải đến 3,5 tấn sẽ được khai thác với tốc độ tối đa 90 km/h.
Đường vành đai 3 không có giao cắt đồng mức, là đường riêng biệt, vì vậy có thể điều chỉnh tốc độ cho phép khai thác từ 80 lên 90 km/h kể từ ngày 1/3.
Vành đai 3 thường ách tắc vào dịp cao điểm, lễ tết. Ảnh: Bá Đô
Tổng cục Đường bộ cũng cho biết, thời gian qua vành đai 3 trên cao đã được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội quản lý, bảo trì đảm bảo khai thác hiệu quả, giảm bớt đáng kể ùn tắc và lưu lượng vào trong nội đô. Tuy nhiên gần đây, việc ùn tắc tại khu vực đường lên, xuống rất dễ xảy ra do các xe đi không đúng làn phù hợp, không nhường đường.
Do đó, Tổng cục Đường bộ đề nghị điều chỉnh vạch sơn, biển báo như bổ sung vạch sơn nét liền kết hợp với sơn nét đứt (hiện có) khoảng 300-500 m trước khi ra khỏi vành đai 3; điều chỉnh thay vạch sơn nét liền phân cách với dải an toàn trên đoạn đường dẫn...
Đối với khu vực đường lên, hiện lượng xe và nhu cầu lên đường vành đai 3 vào giờ cao điểm lớn; khả năng thông xe trên đường vành đai 3 tốt nhưng đường lên chỉ tổ chức một làn xe cơ giới, phần mặt đường còn lại để bố trí dải an toàn rộng nên đã giảm khả năng lưu thông. Tổng cục Đường bộ yêu cầu điều chỉnh thay vạch sơn nét liền phân cách với dải an toàn trên đoạn đường dẫn bằng vạch sơn nét liền kẻ sát ra mép đường.
Đoàn Loan
Theo VNE
Giấc ngủ trưa của những lao động đường phố Ngả lưng trên yên xe máy, ngủ gục bên đường, mắc võng trên lan can... là hình ảnh những lao động chợp mắt giữa trưa hè oi nóng ở thủ đô. Mát mẻ, hút gió, thảm cỏ xanh mướt, gầm đường trên cao vành đai 3 là nơi ngả lưng và nghỉ chân của nhiều người lao động tại thủ đô. 11h30 các...