Bẫy tử thần dưới gối
Bạn có bao giờ để ý tới trọng lượng của chiếc gối? Tại sao khi mới mua về, chúng nhẹ tênh nhưng càng ngày, bạn càng giác chúng xẹp xuống và nặng hơn? Chúng nặng hơn thật, vì chất bẩn.
Ảnh minh họa: Internet
Gối – Ổ vi trùng
Chiếc gối ngày càng trở nên nặng hơn vì chúng được tích tụ thêm những mảng da chết từ người dùng, những bụi bẩn trong phòng, những thành phần của nước mắt và của cả nước miếng, mồ hôi. Các chất dịch cơ thể rơi vào gối khiến chiếc gối trở nên ẩm ướt tạo điều kiện cho mầm bệnh.
Cùng với đó, không khí trong phòng ngủ thường ít lưu thông hơn nên gối trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, và cũng là nơi ẩn núp của virus như các siêu vi trùng MRSA và virus cúm, thủy đậu và thậm chí cả bệnh phong…
Đó là những thông tin cảnh báo từ TS. Arthur Tucker sau khi nghiên cứu hàng trăm chiếc gối của bệnh nhân đến từ Tổ chức phi lợi nhuận Barts Health NHS Trust, London, Anh. Ông cũng cảnh báo ở những nơi có khí hậu nhiệt đới (như Việt Nam) thì nguy cơ dưới gối càng cao. Một số gối chứa còn chứa cả vi khuẩn E.coli. Sau mỗi lần người ốm sử dụng gối thì chiếc gối càng trở nên bẩn.
Những vi trùng này có thể gây bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và tiết niệu. Ông cảnh báo: Nói không ngoa, 1/3 trọng lượng của vỏ gối là da chết, vi khuẩn, dịch cơ thể… và có thể có hàng nghìn con bọ ve nằm trong gối của bạn. Và việc giặt rửa cũng khó làm sạch hết các vi khuẩn ẩn sâu trong ruột gối.
Ngoài ra, ruột gối cũng có thể được tạo ra từ những sợi bông tổng hợp, nên một số người có thể bị dị ứng. Vỏ gối làm không đạt chuẩn có thể khiến sợi bông lọt ra ngoài và có thể gây sặc, làm nặng thêm tình trạng ở những người bị hen suyễn. Không những thế, nhiều loại ruột gối giá rẻ không rõ nhãn mác, có thể có những mầm bệnh và chất độc công nghiệp như chất tẩy màu, chất bảo quản formaldehyde…
Video đang HOT
Để ngủ ngon với gối
- Người bị dị ứng nên lựa chọn ruột gối và vỏ gối chống dị ứng.
- Diệt bọ ve bằng cách giặt gối thường xuyên với nước 600C.
- Nên giặt gối ít nhất 3 tháng một lần. Sau mỗi lần ốm, bạn cần giặt gối ngay.
- Thường xuyên phơi gối ra nắng để làm khô và sạch vi khuẩn.
- Bạn nên thay gối mỗi năm một lần.
- Đừng xem thường, hãy chọn những chiếc gối có nhãn mác sản xuất rõ ràng để đảm bảo chất liệu làm ra chúng đã được kiểm tra.
Theo SKGD
Gối: Ổ vi trùng khủng khiếp
1/3 trọng lượng của vỏ gối là da chết, vi khuẩn, dịch cơ thể... và có thể có hàng nghìn con bọ ve nằm trong gối của bạn.
1/3 trọng lượng của vỏ gối là da chết, vi khuẩn, dịch cơ thể...
Bạn có bao giờ để ý tới trọng lượng của chiếc gối? Tại sao khi mới mua về, chúng nhẹ tênh nhưng càng ngày, bạn càng giác chúng xẹp xuống và nặng hơn? Chúng nặng hơn thật, vì chất bẩn.
Gối - Ổ vi trùng
Chiếc gối ngày càng trở nên nặng hơn vì chúng được tích tụ thêm những mảng da chết từ người dùng, những bụi bẩn trong phòng, những thành phần của nước mắt và của cả nước miếng, mồ hôi. Các chất dịch cơ thể rơi vào gối khiến chiếc gối trở nên ẩm ướt tạo điều kiện cho mầm bệnh.
Cùng với đó, không khí trong phòng ngủ thường ít lưu thông hơn nên gối trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, và cũng là nơi ẩn núp của virus như các siêu vi trùng MRSA và virus cúm, thủy đậu và thậm chí cả bệnh phong...
Đó là những thông tin cảnh báo từ TS. Arthur Tucker sau khi nghiên cứu hàng trăm chiếc gối của bệnh nhân đến từ Tổ chức phi lợi nhuận Barts Health NHS Trust, London, Anh. Ông cũng cảnh báo ở những nơi có khí hậu nhiệt đới (như Việt Nam) thì nguy cơ dưới gối càng cao. Một số gối chứa còn chứa cả vi khuẩn E.coli. Sau mỗi lần người ốm sử dụng gối thì chiếc gối càng trở nên bẩn.
Những vi trùng này có thể gây bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và tiết niệu. Ông cảnh báo: Nói không ngoa, 1/3 trọng lượng của vỏ gối là da chết, vi khuẩn, dịch cơ thể... và có thể có hàng nghìn con bọ ve nằm trong gối của bạn. Và việc giặt rửa cũng khó làm sạch hết các vi khuẩn ẩn sâu trong ruột gối.
Ngoài ra, ruột gối cũng có thể được tạo ra từ những sợi bông tổng hợp, nên một số người có thể bị dị ứng. Vỏ gối làm không đạt chuẩn có thể khiến sợi bông lọt ra ngoài và có thể gây sặc, làm nặng thêm tình trạng ở những người bị hen suyễn. Không những thế, nhiều loại ruột gối giá rẻ không rõ nhãn mác, có thể có những mầm bệnh và chất độc công nghiệp như chất tẩy màu, chất bảo quản formaldehyde...
Để ngủ ngon với gối
- Người bị dị ứng nên lựa chọn ruột gối và vỏ gối chống dị ứng.
- Diệt bọ ve bằng cách giặt gối thường xuyên với nước 60 độ C.
- Nên giặt gối ít nhất 3 tháng một lần. Sau mỗi lần ốm, bạn cần giặt gối ngay.
- Thường xuyên phơi gối ra nắng để làm khô và sạch vi khuẩn.
- Bạn nên thay gối mỗi năm một lần.
- Đừng xem thường, hãy chọn những chiếc gối có nhãn mác sản xuất rõ ràng để đảm bảo chất liệu làm ra chúng đã được kiểm tra.
Theo SKGĐ
Cách phân biệt thủy đậu, quai bị và rubella Cha mẹ cần biết những triệu chứng cơ bản của ba bệnh này, nhằm có hướng cách ly, điều trị và chăm sóc trẻ, tránh những biến chứng xấu, thậm chí có thể nguy hiểm tới tính mạng. Thủy đậu: triệu chứng chính là nổi bóng nước, thường xuất hiện rất nhanh và nổi toàn thân. Trẻ nhỏ thường ít kèm theo sốt,...