Bay trên đỉnh Thiên Môn Sơn
Đỉnh núi cao nhất ở Thiên Môn Sơn (tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) có độ cao là 1.518,6 m. Và có môn thể thao nhảy từ nơi này xuống đất, môn này gọi là Wingsuit flying.
Sử dụng bộ đồ bay cho phép bạn lướt bay trong không khí, đây là một hoạt động cảm giác mạnh phổ biến.
Bộ đồ được thiết kế đặc biệt cung cấp diện tích bề mặt lớn hơn so với cơ thể người tiêu chuẩn, do đó tạo ra lực nâng lớn. Những bộ cánh được đặt biệt danh là ‘bộ quần áo sóc bay’ và ‘bộ quần áo người chim’ vì chúng không chỉ giống những tạo hình sóc, chim mà còn mang lại cảm giác tự do bay lượn trên không trung.
Video đang HOT |
Đ iểm xuất phát |
Bắt đầu hành trình bay từ đỉnh Thiên Môn Sơn. |
Lao vút như tên lửa. |
Như những con chim bay giữa bầu trời xanh. |
|
Du khách thích thú quay lại cảnh các du khách trải nghiệm Wingsuit flying. |
Trên đỉnh Thiên Môn Sơn
Thiên Môn Sơn là một danh thắng thuộc Trương Gia Giới, Hồ Nam, Trung Quốc. Ngọn núi cao 1.500 mét này với nhiều mỏm núi, vách núi cheo leo thưởng ẩn mình trong sương mù.
Đó cũng là điểm đến cho du khách mọi nơi, để thỏa lòng ngắm nhìn núi và mây.
Con đường bám theo vách núi ở Thiên Môn Sơn. https://dulich.petrotimes.vn/ |
Ở đây, sự kỳ công của những người tạo dựng chính là những con đường bám theo vách núi hoặc vượt qua các độ cao, các con đượng đi bộ này khoảng 5 cây số, có độ lên xuống khác nhau. Có thể nói là dẫu đã được xe trung chuyển đưa lên và khi xuống bằng cáp treo, du khách cũng cần phải có sức khỏe để đi. Tôi cũng vậy, dẫu thời tiết mát mẻ, cũng đẫm ướt áo vì mồ hôi.
Có một điều đáng khâm phục ở những con đường cheo leo này chính là những cây lớn, cây nhỏ và cả những cành cây nghiêng mình bên vách núi được giữ lại. Con đường đang đi như thế, có một hai hai cây con ở giữa hoặc ở mép đường. Để giữ lại chúng, những người thi công con đường tạo ra những chiếc lỗ tròn. Quả thật, làm con đường theo vách núi đã khó, nhưng khoét lỗ để giữ sự sinh trưởng của một cây rừng quả là điều khá bất ngờ. Thật sự tò mò, khi đi ngang một chiếc cầu bê tông, chúng tôi quan sát thì thất cây mọc tự bên dưới, rồi được giữ lại bằng cách tạo lỗ trống.
Cây ở Thiên Môn Sơn. |
Trên đỉnh Thiên Môn Sơn, có vài trăm cây rừng có thể gọi là cây không tên được bảo vệ. Chưa hết, khi qua cầu kính và qua một đoạn đường hẹp, chúng tôi lại gặp những nhánh cây xà thấp từ vách núi, chúng không bị chặt đi mà được dùng dây hoặc cây đỡ lên, chúng được cột vào đó một chiếc nơ đỏ làm dấu hiệu.
Cây ở Thiên Môn Sơn |
Trên những con phố nơi tôi ở, cây sao đen được gọi là cây chong chóng. Bởi trong mùa tái sinh, những hạt nhỏ của cây được nâng bởi các cánh nhỏ để bay như con vụ, nương gió tìm chỗ để sinh tồn. Cây hoa mai xanh tôi trồng trước cổng nhà cũng vậy, những cánh nhỏ giữ lấy hạt nương gió bay đi tìm chỗ để tiếp tục vòng sinh trưởng. Và cả những cây xuyến chi nở hoa màu trắng trong các cuộc hành trình ven đường bạn gặp, hạt giống rất mong manh, có thể bay xa vài cây số kiếm tìm nơi để đâm chồi. Cũng như trên các đồi thông ở Đà Lạt, các trái thông như con vụ, xoay tít rơi với hy vọng được rơi nhằm chỗ có thể nẩy mầm. Trong những cánh rừng, sự sinh trưởng của một bóng cây vô cùng nghiệt ngã, có khi cả vài ngàn hạt giống mới có một hạt giống đủ điều kiện thành cây. Và một cây con để lớn lên đôi khi 10 năm, vài chục năm trong điều kiện khắc nghiệt. Những cánh rừng ta thấy có khi vài trăm năm mới tạo được. Sự nâng niu từng cây nhỏ, giữ lại từng cành cây trên ngọn núi Thiên Môn Sơn quả là một điều đáng trân trọng.
Đường lên 'cổng trời'- cảnh đẹp động lòng người với 99 khúc cua hiểm trở Thiên Môn Sơn hay còn gọi là cánh cổng trời của Trung Quốc, nằm trên đỉnh núi Thiên Sơn, tỉnh Hồ Nam. Nơi đây cách trung tâm Trương Gia Giới khoảng 8km nhưng lại mở ra một khung cảnh núi non hùng vĩ tạo cảm giác hoàn toàn khác biệt. Để lên Thiên Môn Sơn, du khách phải trải qua cung đường dài...