“Bẫy” tội phạm truy nã bằng “miếng mồi” tuyển dụng
Thông qua các mẩu quảng cáo tuyển dụng lao động trên trang mạng và báo in, chỉ trong hai tháng, 54 đối tượng truy nã bị sập bẫy của cảnh sát Thái Lan. Hầu hết trong số này phạm tội giết người hoặc hiếp dâm.
Chiến dịch đăng quảng cáo giả để giăng bẫy theo sáng kiến của Đại tá Uthane Nuipin – sỹ quan điều tra của Cảnh sát Bangkok từ năm 2010. Năm đó, trong một chiến dịch truy bắt hơn 100 đối tượng phạm pháp, Đại tá Uthane đã nảy ra bẫy “tuyển dụng” thông qua các trang việc làm trực tuyến và báo in. Kết quả đáng kinh ngạc, có tới 14 đối tượng “sập bẫy” chỉ trong 1 ngày.
Theo Đại tá Uthane giải thích: Thông thường đối với các đối tượng đang bị truy nã, cảnh sát sẽ phải điều tra xem họ còn sống hay đã chết, có đang bị bắt vì các tội khác không, gia đình họ sống và làm việc ở đâu, họ có liên lạc qua điện thoại hay không? Tất cả đều có trong hệ thống và không khó để theo dõi các đối tượng, đặc biệt là khi đã xác định được nơi trú ẩn của đối tượng. Nhưng cũng có một số đối tượng không có dữ liệu trong hệ thống. Đại tá Uthane khẳng định: “Đối với đối tượng này, tiền là một điểm yếu. Những người này rất cần tiền để sống và ở đâu có quảng cáo cần người thì gần như họ sẽ tìm đến”.
Gần đây, Cảnh sát trưởng Bangkok – Trung tướng Kamronwit Thoopkrachang quyết định tiếp tục áp dụng phương pháp truy bắt tội phạm rất hiệu quả nói trên. Kết quả, trong hai tháng (tháng 2 và tháng 3-2014), đã có 54 đối tượng liên hệ để xin việc thông qua quảng cáo tuyển dụng. Hầu hết trong số này phạm tội giết người hoặc hiếp dâm. Họ không biết đang rơi vào cái bẫy của cảnh sát.
Thường cảnh sát sẽ mất 10 ngày hoặc nhiều hơn, để sắp xếp một cuộc hẹn phỏng vấn xin việc với đối tượng đang bị dụ. Các kinh phí điều tra, xác minh, đăng tuyển, phỏng vấn… do Quỹ điều tra hình sự chi trả. Ngân sách cụ thể phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vụ án và hình phạt liên quan nhưng không quá 20.000 baht/vụ (khoảng 616 USD).
Theo ANTD
"Thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm kinh tế ở công an cấp huyện"
Đó là chủ đề buổi hội thảo giữa Khoa Nghiệp vụ Cảnh sát kinh tế, thuộc Học viện CSND với CAQ Long Biên (Hà Nội), vừa được tổ chức tại hội trường CAQ Long Biên. Buổi hội thảo tập trung trao đổi, thảo luận những vấn đề về công tác nghiệp vụ cơ bản; mối quan hệ giữa lực lượng CSKT với các lực lượng chức năng; việc chấp hành điều lệnh, lễ tiết, tác phong; công tác tiếp xúc, nghiên cứu hồ sơ; việc tham gia các hoạt động trinh sát, điều tra, bắt giữ, xử lý vi phạm, tội phạm về kinh tế; và công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố giác tội phạm.
Thông qua phân tích một số vụ án điển hình do lực lượng CSKT CAQ Long Biên khám phá trong thời gian qua, những tình huống pháp lý, cách giải quyết đã được các đại biểu tham gia tham luận, mổ xe kỹ lưỡng, và "thực sự là những kinh nghiêm quý báu bổ sung cho kiến thức cơ bản mà mỗi học viên, sinh viên, từng CBCS đã được đào tạo khi ngồi trên ghế nhà trường", Đại tá Vũ Văn Hùng - Trưởng CAQ Long Biên nhận xét. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề mang tính lý luận cũng đã được các đại biểu đến từ Học viện CSND phân tích, bổ trợ cho công tác đấu tranh, xử lý vi phạm, tội phạm kinh tế nói riêng đối với lực lượng CSKT CAQ Long Biên. Buổi hội thảo trên là sự cụ thể hóa công tác phối hợp đào tạo hết sức chặt chẽ, thân thiết giữa CATP Hà Nội và Học viện CSND, được xây dựng từ nhiều năm qua.
Theo ANTD
Ngày 1-4-2014: Công an hai quận Bắc và Nam Từ Liêm chính thức hoạt động Chiều 28-3, Công an TP Hà Nội tổ chức công bố Quyết định thành lập Công an các quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm (Bắc - Nam Từ Liêm). Trung tướng Tô Lâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an dự và chỉ đạo hội nghị. Cùng dự lễ công bố quyết định thành lập Công an hai...