Bẫy tình ông già gần 80 tuổi
Theo rủ rê của người đàn bà kém nửa số tuổi, cụ ông đến nhà trọ và bị Thiện vờ được vợ của ông thuê đến đánh ghen, trói đôi tình nhân, ép viết giấy nhận nợ.
Ảnh minh họa
Công an tỉnh Thái Bình vừa bắt Phạm Văn Thiện (52 tuổi, trú huyện Kiến Xương) – nghi can thứ 3 trong vụ dùng “mỹ nhân kế” dụ ông già gần 80 tuổi. Thiện từng có 4 tiền án với án tù tổng cộng gần 30 năm. Trước đó, hai đồng phạm của Thiện là Phạm Thị Thêm (40 tuổi, trú huyện Đông Hưng) và Nguyễn Văn Nghiêm (40 tuổi) đã bị khởi tố
Theo điều tra, biết ông Nam có tiền, Thêm bàn với Thiện và Nghiêm kế hoạch chiếm đoạt tài sản. Ngày 30/6/2012, Thêm gọi điện rủ ông Nam đến phòng trọ của cô ta. Khi ông già gần 80 đang ngồi trên giường thì Thiện hung hăng đẩy cửa xông vào, đóng vai gã giang hồ được vợ của ông thuê theo dõi và đánh ghen hộ.
Thiện vớ con dao trên nóc tủ lạnh, đe dọa trói đôi tình nhân, bắt viết giấy “nhận tội”. Thiện ép ông Nam viết giấy nhận nợ 50 triệu đồng, trả bằng cách gán 2 xe máy (của ông và Thêm).
Để giải quyết nhanh gọn, Thêm xin gọi điện gọi người cầm đồ đến (do Nghiêm thủ vai). Khi Nghiêm đến, Thêm tìm cách chuyển cho gã này một tập tiền 50 triệu đồng (lõi toàn tiền âm phủ, chỉ 2 tờ ngoài cùng là 500.000 đồng tiền thật) để gã này chuyển cho Thiện, coi như trả cho 2 chiếc xe máy và dắt đi.
Mang 2 xe ra bên ngoài cất giấu, Thiện quay lại cởi trói cho “đôi tình nhân gặp nạn”. Thêm giả vờ suýt xoa cho người tình già bị trói đau và bảo ông ngồi đợi cô ta đi mua đồ ăn về. Thực chất, Thêm đi gặp đồng bọn, cùng mang xe gửi trong bãi trông giữ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.
Video đang HOT
Một thời gian sau, ông Nam phát hiện cô “người yêu” trẻ có những biểu hiện bất thường, nghi bị “dính bẫy tình” nên tố cáo với Công an TP Thái Bình. Ngày 16/8/2012, công an khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can Thêm, Nghiêm và Thiện về tội Cướp tài sản. Riêng Thiện bỏ trốn và bị truy nã.
Trưa 23/9, nhận tin Thiện xuất hiện ở gần nhà hắn nhưng lại thường ngủ tại miếu ven một con sông lớn. Thiện giỏi nghề sông nước, được mệnh danh là con rái cá trong vùng. Khi cảnh sát tiếp cận, em gái của Thiện phát hiện nên hô, Thiện kịp trốn ra sát bờ sông…
Ba tiếng súng chỉ thiên vang lên, vẫn không chặn được bước chạy của tên cướp đang có lệnh truy nã. Thiện cố lao xuống sông. Đại úy Phạm Văn Thà vốn là vận động viên bơi lội của Công an tỉnh lao theo.
Sát đến bờ bên kia, Thiện phát hiện 4 người đứng đón lõng nên bơi quay trở lại. Cuộc rượt đuổi trên sông diễn ra giữa đại úy Thà và Thiện. Cuối cùng nghi can trốn truy nã phải tra tay vào còng.
Theo Công an nhân dân
Vụ nổ súng ở Thái Bình do bất đồng giá đền bù
Ngày 13/9, Bộ Công an cho hay gia đình thủ phạm Đặng Ngọc Viết có hơn 180m2 đất bị thu hồi song "không thống nhất" được phương án bồi thường. Trong thời gian chờ giải quyết, Viết bắn 5 cán bộ giải phóng mặt bằng làm một tử vong, 3 bị thương.
3 ngày sau khi xẩy ra vụ nổ súng bắt 5 người tại trụ sở UBND Tỉnh Thái Bình, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an công bố, 13h55 ngày 11/9, Đặng Ngọc Viết (42 tuổi, ở phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình) đến Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố ở phường Trần Hưng Đạo. Viết dùng súng côn quay của Trung Quốc bắn đạn chì làm bị thương 4 người gồm: anh Vũ Ngọc Dũng (Phó Giám đốc Trung tâm), anh Nguyễn Thành Dương, anh Vũ Công Cương và anh Bùi Đức Xuân (cả 3 đều là cán bộ của Trung tâm).
Theo nguồn tin của VnExpress.net, một nữ Phó giám đốc Trung tâm do tránh kịp nên đạn chỉ sượt qua tai. Một nam cán bộ kịp nấp sau chậu cây cảnh và đã tránh được đường đạn. 20h ngày 11/9, anh Dũng tử vong.
Viết cầm súng bỏ trốn về xã Trà Giang, huyện Kiến Xương, cách thành phố Thái Bình chừng 20 km. Khoảng 19h cùng ngày, Viết tự sát tại chùa Sơn Đông thuộc địa phận xã Trà Giang. Khẩu súng nghi phạm sử dụng được tìm thấy trong ao của chùa.
4 tháng trước, thành phố Thái Bình triển khai dự án khu dân cư tái định cư và công trình công cộng tại phường Kỳ Bá. Gia đình Viết bị thu hồi hơn 180 m2 đất. Trong quá trình Trung tâm phát triển quỹ đất Thái Bình lên phương án bồi thường, vấn đề đền bù của gia đình Viết "không thống nhất được". Trung tâm đang lập phương án trình UBND thành phố phê duyệt thì xảy ra sự việc.
Tối 11/9, sau khi nổ súng ở trụ sở UBND TP Thái Bình khiến một người tử vong, Đặng Ngọc Viết đã đến Chùa Sơn Đông tự sát. Ảnh: HT.
Đánh giá về nguyên nhân dẫn đến hành động bắn người của Viết, bà Bùi Thị Kim, mẹ vợ cũ của Viết kể, khoảng 2 tháng trước, Viết than phiền với bà phần lớn diện tích nhà tại phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình, bị thu hồi và cho rằng việc đền bù chưa thỏa đáng. Viết muốn được áp giá đền bù như đất có sổ đỏ, dù nhà chưa được cấp sổ nhưng có chứng nhận của chính quyền là đất thổ cư, sử dụng từ trước năm 1993.
Khi việc này không được như mong muốn, Viết đồng ý nhận hơn 500 triệu đồng đền bù cho hơn 180 m2 bị thu hồi. Sau đó, Viết nghĩ lại. "Nó nói rất đau đầu về việc này, nhiều lần đem đơn, giấy tờ lên thành phố xin được nhận đất thay cho tiền nhưng không được giải quyết", bà nói.
Kẻ nã đạn ở Thái Bình 'nhát như cáy'
Bố Viết là đối tượng chính sách đang ở nhờ vợ chồng người em ở quê. Viết sống cùng người anh trai bị nhiễm chất độc da cam trong chính ngôi nhà nằm trong diện giải tỏa."Chắc nó lo cho con trai sau này không có nhà do tiền đền bù không đủ mua nhà mới nên sinh chán nản", bà đoán.
Một con đường sẽ đi qua nhà Viết (nơi căng bạt trắng). Ảnh: PS.
Theo tìm hiểu của VnExpress.net, căn cứ quyết định ngày 6/2/2013 của UBND TP Thái Bình, theo khung giá đền bù đợt 1, gia đình Viết nhận tiền hỗ trợ tài sản trên đất (một ngôi nhà ngói 3 gian) và các khoản hỗ trợ khác là 504 triệu đồng. Tiền đền bù bổ sung lần 2 là 55 triệu đồng. Cụ thể, 70 m2 được bồi thường 50% giá đất ở; hơn 110 m2 bồi thường hỗ trợ đất nông nghiệp. Tiền bồi thường hỗ trợ về đất hơn 300 triệu đồng; bồi thường hỗ trợ tài sản hơn 190 triệu đồng...
Trước giả thuyết Viết bức xúc do giá đền bù thấp, phần diện tích còn lại hơn 30 m2 khó xây nhà nên gây trọng tội, ông Nguyễn Hải Trường (Chánh văn phòng UBND thành phố Thái Bình) đã bác bỏ. Ông giải thích, giá đền bù được áp dụng chung theo quy định của nhà nước, không có chuyện cho nhà này cao nhà kia thấp.
Ông Trường xác nhận "đề nghị thay đổi phương án nhận đền bù của Viết đang trong quá trình giải quyết". Theo ông Trường, hiện phần lớn các hộ dân đã đồng ý với giá đền bù, mặt bằng đã được giải phóng tới 95%.
Dự án khu đô thị thuộc phường Kỳ Bá và phường Trần Lãm diện tích gần chục hecta, hiện giải quyết mặt bằng được khoảng 95%. Toàn bộ khu vực đất đã thu hồi được ngăn bằng hàng tường cao khoảng 2m, bên trong phân thành nhiều lô đất. Hệ thống đường nhựa, đèn cao áp đã hoàn thiện. Riêng đường đi qua nhà Viết còn dang dở.
Hoàng Thùy - Bá Đô
Theo VNE
Có thể đình chỉ vụ án bắn 5 cán bộ tại Thái Bình Sáng 12/9, Công an Thái Bình khẳng định Đặng Ngọc Viết (42 tuổi, phường Kỳ Bá, TP Thái Bình) là người duy nhất xông tới UBND thành phố Thái Bình nã đạn vào 5 cán bộ đang làm việc đã tự sát. Vụ án có thể bị đình chỉ. Theo nhà chức trách, chiều 11/9 ngay sau khi gây án, Viết bỏ trốn...