Bảy quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất Mỹ Latinh
Brazil có tiềm lực quân sự mạnh nhất trong khu vực, hiện đang đứng hàng thứ 22 thế giới, với 327.000 quân thường trực và 1,8 triệu quân dự bị, 1.707 xe bọc thép, 749 máy bay và 113 tàu chiến.
Ảnh minh họa. (Nguồn: defenseindustrydaily.com)
Tờ Resumen Latinoamericano số ra ngày 12/10 cho biết mặc dù Mỹ Latinh không phải là khu vực mạnh về quân sự trên thế giới nhưng trong những năm qua, các nước này vẫn không ngừng tăng cường củng cố lực lượng vũ trang.
Tại Mỹ Latinh, tổ chức Global Firepower cho rằng Ngân sách quốc phòng là 34,7 tỷ USD.
Ở vị trí thứ hai là Mexico, đứng thứ 31 thế giới, với 267.500 quân thường trực và 76.500 quân dự bị, 695 xe bọc thép, 362 máy bay và 43 tàu chiến. Ngân sách quốc phòng của nước này là 7 tỷ USD.
Video đang HOT
Tiếp đến là Chile, xếp thứ 43 thế giới; Argentina ở vị trí thứ tư tại Tây Bán Cầu và đứng thứ 47 thế giới.
Đứng hàng thứ 5 trong khu vực là Peru (thứ 51 thế giới); Colombia xếp ở vị trí thứ 6 và đứng thứ 52 thế giới và cuối cùng là Venezuela, hiện đang đứng thứ 62 thế giới, với 113.560 quân thường trực và 438.000 quân dự bị, cùng 700 xe bọc thép, 229 máy bay và 250 tàu chiến. Ngân sách quốc phòng là 4 tỷ USD.
Global Firepower đánh giá trên cơ sở phân tích 50 tiêu chí trong đó có yếu tố địa lý, phát triển công nghiệp quốc phòng, số lượng và chất lượng binh sỹ./.
Theo Vietnam Plus
Trung Quốc "già mồm" biện minh về 2 ngọn hải đăng xây trái phép ở Trường Sa
Trung Quốc biện minh rằng sự xuất hiện của 2 ngọn hải đăng được xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, là sự khởi đầu tốt đẹp cho quá trình hỗ trợ hàng hải dân sự trên Biển Đông.
Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc đã ngang nhiên tổ chức lễ khánh thành 2 ngọn hải đăng Hoa Dương và Xích Qua, được xây dựng phi pháp trên bãi đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa (của Việt Nam). Buổi lễ khánh thành đồng thời đánh dấu thời điểm Trung Quốc chính thức đưa hai ngọn hải đăng vào sử dụng.
Tân Hoa Xã dẫn tuyên bố chính thức từ phía chính phủ Trung Quốc cho hay với mục đích đầu tiên là hỗ trợ lĩnh vực hàng hải dân sự, sự xuất hiện của 2 ngọn hải đăng "sẽ cải thiện đáng kể các điều kiện hàng hải cũng như giảm rủi ro và tai nạn hàng hải bằng cách cung cấp hướng dẫn lộ trình, thông tin an toàn, cứu hộ khẩn cấp và nhiều dịch vụ công khác đối với tàu thuyền đi ngang qua".
Ngon hải đăng được Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trước đó hôm 26/5, Trung Quốc đã cho tiến hành lễ khởi công xây dựng trái phép 2 ngọn hải đăng Hoa Dương và Xích Qua. Ngọn hải đăng Hoa Dương có hình trụ còn ngọn hải đăng Xích Qua hình nón trụ và được xây trên nền bê tông kiên cố. Cả hai ngọn hải đăng cao 50 m và có phạm vi chiếu sáng 22 hải lý cùng chu kỳ phát ánh sáng nhấp nháy là 8 giây. Để phù hợp với từng yêu cầu chức năng khác nhau, phần đèn chiếu dài 4,5 m của hai ngọn hải đăng được làm từ chất liệu đồng, thép và thép hợp kim. Chúng còn được phủ kẽm và sơn chống rỉ.
Biển Đông hiện đóng vai trò là tuyến đường biển giao thương quan trọng nối Trung Quốc với toàn thế giới cũng như hành lang hàng hải nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Nguồn tài nguyên dưới lòng biển dồi dào là nguyên nhân chính khiến trong hơn một năm qua, Trung Quốc ngang nhiên đẩy mạnh xâm chiếm, cải tạo và xây dựng nhiều hòn đảo nhân tạo trái phép ngay trên những khu vực mà các quốc gia láng giềng tuyên bố chủ quyền. Các nước trong khu vực và cả Mỹ đã nhiều lần lên tiếng phản đối mạnh mẽ những công trình trái phép phục vụ cả mục đích quân sự và dân sự được Trung Quốc xây dựng trên Biển Đông.
Những công trình trên còn là cơ sở để Trung Quốc hiện thực hóa âm mưu độc chiếm Biển Đông, vùng biển mà Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền. Ngoài ra, Bắc Kinh còn muốn mở rộng quyền kiểm soát cả trên không và trên biển trong phạm vi tấm bản đồ "đường chín đoạn" phi lý. Việc làm của Trung Quốc đã khiến tình hình căng thẳng trong khu vực không ngừng leo thang.
Tuy nhiên, biện minh cho sự xuất hiện của các công trình trái phép trên Biển Đông, chính quyền Trung Quốc cho rằng sự thiếu hụt của các phương tiện hỗ trợ và cứu hộ hàng hải, lực lượng xử lý sự cố tràn dầu cùng các cơ sở hạ tầng khác trên Biển Đông, đã gây cản trở lớn cho an toàn hàng hải và quá trình phát triển kinh tế, xã hội trong khu vực. Theo Bắc Kinh, sự xuất hiện của 2 ngọn hải đăng trên quần đảo Trường Sa sẽ là khởi đầu tốt đẹp cho quá trình hỗ trợ hàng hải dân sự trên Biển Đông.
Thậm chí, Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc còn ngang nhiên tuyên bố Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục xây dựng nhiều cơ sở khác trên Biển Đông. Trong thời gian qua, Trung Quốc đã tiến hành cải tạo đất và xây dựng ít nhất 7 đảo nhân tạo trên các bãi đá ngầm ở Trường Sa của Việt Nam.
Phản ứng trước hành động ngang ngược của Trung Quốc, hôm 7/10, tờ Navy Times dẫn lời các quan chức quân sự Mỹ cho hay Washington có thể sắp triển khai tàu chiến vào trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của chính phủ Trung Quốc đồng thời là trung tâm thu thập thông tin lớn nhất và cơ quan ngôn luận lớn nhất tại Trung Quốc.
Theo Infonet
Tàu chiến Mỹ sẽ áp sát nơi Trung Quốc xây đảo nhân tạo trái phép Hải quân Mỹ sẽ điều tàu vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp phi pháp trên Biển Đông nhằm khẳng định rằng Washington không công nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trong khu vực này. Trang Navy Times của Mỹ ngày 7-10 dẫn lời các quan chức quân sự Mỹ cho biết, hoạt động...