“Bẫy nghèo” vì viện phí
Với gần 88 triệu dân, trung bình ở Việt Nam cứ 10.000 người mới có 12 bác sĩ, một tỷ lệ đáng lo ngại so với các nước trong khu vực. Con số này còn thấp hơn nhiều ở vùng nông thôn miền núi, vùng sâu – xa nước ta, nơi thiếu cả bệnh viện lẫn nhân viên y tế. Trong khi đó, ngân sách nhà nước chi cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe chỉ chiếm khoảng 7-8% GDP. Thực trạng này được nêu ra trong cuộc hội thảo về viện phí, Luật Khám chữa bệnh và Luật Bảo hiểm y tế mới đây.
Trước và sau khi tăng viện phí mới, câu hỏi lớn được đặt ra vẫn chưa có lời đáp: Chất lượng dịch vụ y tế có tăng lên theo mức phí? Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng nhận định, về cơ bản chất lượng còn thấp là do vấn đề nhân lực. Viện phí tăng do vật tư tiêu hao, các chi phí vật chất chỉ là một phần của chất lượng dịch vụ. Sau một thời gian áp dụng mức viện phí mới, Bộ Y tế đã thành lập tổ liên ngành thẩm định giá.
Đã có 6 bệnh viện được Bộ phê duyệt thẩm định giá với mức trung bình bằng khoảng 93 – 97% mức tối đa của khung giá. Bước đầu cho thấy, chính sách viện phí mới ít tác động tích cực lên tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu. Việc tăng giá viện phí mới tác động mạnh đến việc thực hiện hơn 400 dịch vụ, kỹ thuật dẫn đến tăng mua thuốc, vật tư sử dụng, kéo theo tăng tiêu thụ thuốc cho các hãng dược, vật tư. Đồng nghĩa với việc tăng chi trả BHYT và túi tiền của người dân.
Hệ lụy là chi phí khám chữa bệnh tăng, tạo nên “bẫy nghèo” do khám chữa bệnh. Chất lượng dịch vụ y tế bao gồm: chữa được bệnh, chi phí phù hợp, công bằng, người dân có khả năng tiếp cận an toàn, lấy người bệnh làm trung tâm. Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách y tế bày tỏ, có ý kiến cho rằng người dân phải đóng thêm viện phí để tăng thu nhập cho cán bộ y tế. Vì sao lại phải đóng thêm tiền để tăng thu nhập trong khi lương mức lương tối thiểu ngoài xã hội đã đủ sống đâu? Vì sao không đặt ra câu hỏi, khi tăng viện phí thì những nhóm dân cư nào sẽ bị loại ra ngoài lề dịch vụ chăm sóc, sức khỏe? Hiện nay, 63,7% dân số đã có BHYT là mức tăng trưởng nhanh, nhưng ở nhóm người cận nghèo dù được Nhà nước hỗ trợ 70% chi phí cũng chỉ có 25% tham gia. Viện phí mới sẽ “đánh” mạnh vào tầng lớp dân cư chưa có thẻ BHYT như 75% người cận nghè, nông dân, ngư dân… Vụ phó Vụ Pháp chế, Bộ Y tế đề xuất, với mức viện phí mới, phải sửa đổi cung cách làm BHYT. Chủ trương mở rộng diện “bao phủ” BHYT chủ yếu là đợi Nhà nước cấp tiền và chờ người dân tham gia. Luật BHYT đã thực thi 3 năm, trong đó có chính sách dành cho nông dân có mức thu nhập trung bình, nhưng lại chưa có quy định rõ thế nào là thu nhập trung bình để mở diện bao phủ…
Video đang HOT
“Mổ xẻ” giá viện phí mới đã bộc lộ những bất hợp lý như tăng chi phí khám chữa bệnh lạm dụng kỹ thuật cao, tạo sự chênh lệch thu nhập giữa các bệnh viện và gây áp lực cho bệnh viện tuyến dưới. Điều đáng lo ngại nhất là tạo ra “bẫy nghèo” do viện phí tăng.
Theo VNE
'Chính phủ đã lường tác động khi bắt bầu Kiên'
Nếu không đánh giá trước ảnh hưởng của việc bắt giữ ông Kiên thì làm sao ổn định như ngày hôm nay? Chính phủ đã xem xét tổng thể, nghiêm trị người vi phạm và đảm bảo ngân hàng không bị đổ vỡ", Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nói.
Chiều 5/9 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, trước khi ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt, Thủ tướng đã có chỉ đạo các ngành chức năng đặt nhiệm vụ quan trọng tới nhóm tội phạm ngân hàng, tín dụng, đặc biệt là các hành vi thâu tóm ngân hàng.
Với việc bắt giữ ông Kiên, ông Đam khẳng định, khi Chính phủ chỉ đạo thì luôn đi kèm phương án đánh giá tác động. "Nếu không đánh giá trước ảnh hưởng của việc bắt giữ ông Kiên thì làm sao ổn định được như ngày hôm nay? Chính phủ đã xem xét tổng thể vụ việc, nghiêm trị người vi phạm và đảm bảo ngân hàng không bị đổ vỡ", ông Đam nói.
Ông Nguyễn Đức Kiên. Ảnh: Hoàng Hà.
Bộ trưởng Đam cho rằng, thị trường chứng khoán vừa qua bị ảnh hưởng sau vụ bắt ông Kiên là do tâm lý và một phần không làm tốt công tác truyền thông. Khi bị bắt, ông Kiên không nắm bất kỳ chức vụ nào tại Ngân hàng ACB.
Ông Đam cho biết thêm, luật pháp hiện không có quy định chính xác về tội phạm thâu tóm ngân hàng nhưng có tội kinh doanh trái phép, đầu cơ. Những tội này có thể nhằm thâu tóm ngân hàng trái pháp luật. "Ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế, nguyên nhân của bất ổn nền kinh tế có một phần do hệ thống ngân hàng chưa vững mạnh", ông Đam nhìn nhận.
Trước đó, cơ quan chức năng đã nhận được đơn thư khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật của 3 công ty do ông Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị gồm: Công ty cổ phần đầu tư thương mại B&B, Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội, Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội.
Căn cứ đơn thư tố cáo, công tác điều tra, ngày 21/8, Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Đức Kiên về tội "kinh doanh trái phép" theo điều 159 - Bộ Luật hình sự.
Ông Nguyễn Đức Kiên (sinh năm 1964) từng học Đại học Kỹ thuật quân sự - Bộ Quốc phòng, sau đó tu nghiệp Trường kỹ thuật quân sự Zalkamatê, Hungary. Sau 8 năm làm việc trong ngành dệt may, ông bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng và trở thành Phó chủ tịch Hội đồng quản trị ACB - một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam - khi mới 30 tuổi.Trong lĩnh vực thể thao, ông Nguyễn Đức Kiên là Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam - VPF, Chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội và thường được gọi là "bầu Kiên".Theo VNE
Bất cập áp viện phí mới Sau một tháng áp dụng giá viện phí mới, giá nhiều dịch vụ y tế tăng cao hàng chục lần, gây ảnh hưởng đến người bệnh, nhất là bệnh nhân nghèo. Tiền Phong trao đổi với ông Phạm Lương Sơn - Trưởng Ban Thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế (thuộc BHXH Việt Nam). Ông Phạm Lương Sơn. Ông Sơn nói: BHXH...