Bay mô phỏng mẫu Boeing 737 Max: Phi công chỉ có 40 giây sửa lỗi hệ thống
Cuộc thử nghiệm bay mô phỏng chuyến bay gặp sự cố năm ngoái của hãng hàng không Lion Air (Indonesia) cho kết quả gây sốc: Phi công chỉ có đúng 40 giây để vô hiệu hóa Hệ thống Tăng cường Chức năng Điều khiển bay (MCAS).
Bên trong buồng lái một chiếc máy bay 737 Max 8 tại sân bay quốc tế Chhatrapati Shivaji, Mumbai. Ảnh: REUTERS
Tháng 10/2018, chuyến bay số hiệu JT610 của hãng hàng không Lion Air rơi ngoài khơi Indonesia, khiến toàn bộ 189 người trên máy bay thiệt mạng. Giới chức Indonesia tin rằng hệ thống cảm biến đọc dữ liệu không chuẩn xác dẫn tới hệ thống phần mềm tự động của máy bay xử lý dữ liệu sai và kích hoạt nhầm trạng thái, cho rằng máy bay đang bị thất tốc (hiện tượng luồng khí đi qua cánh máy bay quá yếu để tạo ra lực nâng).
Video đang HOT
Thay vì ngăn máy bay hạ độ cao, hệ thống MCAS lại khiến mũi máy bay chúc xuống khiến các phi công bối rối và không biết cách xử lý. Từ dữ liệu thu được từ hộp đen ghi âm trong buồng lái, sau khi can thiệp nâng mũi máy bay bất thành, cơ trưởng đã bảo cơ phó xem sổ tay hướng dẫn liệt kê các trường hợp bất thường để tìm giải pháp. Tuy nhiên, mọi việc đã trở nên quá muộn.
Theo tờ New York Times, trong các buổi thử nghiệm bay mô phỏng gần đây, khoảng thời gian mà phi công được cho phép có đủ để vô hiệu hóa hệ thống lái tự động và ngăn không cho máy bay chúc mũi là chưa đầy 40 giây. Các buổi bay thử nghiệm sử dụng các phần mềm hệ thống hiện hành lẫn hệ thống đã được nâng cấp. Vào hôm 23/3, phi công và giới chức huấn luyện của ba hãng hàng không Mỹ Southwest Airlines, American Airlines và United Airlines đã gặp quan chức Boeing để kiểm tra phần mềm được nâng cấp cho dòng máy bay Boeing 737 Max tại trụ sở ở Seattle.
Hệ thống MCAS cũng là yếu tố then chốt trong cuộc điều tra vụ tai nạn hàng không của hãng Ethiopian Airlines ngày 10/3. Chiếc máy bay 737 Max 8 trong chuyến bay này đã rơi chỉ vài phút sau khi cất cánh, khiến toàn bộ 157 người thiệt mạng. Phi công chuyến bay báo cáo gặp vấn đề về kỹ thuật và xin quay trở lại sân bay.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh cấm bay đối với tất cả mẫu máy bay Boeing 737 Max vô thời hạn, 3 ngày sau vụ tai nạn ở Ethiopia. Một lệnh cấm tương tự cũng được đưa ra đối với những nước còn lại trên thế giới.
Ngày 24/3, Boeing thông báo mời hơn 200 phi công và kỹ thuật viên, cũng như các nhà quản lý, đến một phiên họp thông tin tại cơ sở sản xuất của công ty ở Renton, Washington. “Đây là một phần trong nỗ lực không ngừng của chúng tôi để chia sẻ thêm thông tin chi tiết về kế hoạch đưa 737 Max quay lại dịch vụ”, Boeing cho biết.
Theo Bảo Hà/Báo Tin tức
Ngừng sản xuất Boeing 737 MAX, GDP của Mỹ có thể giảm
Việc ngừng sản xuất dòng máy bay Boeing 737 MAX có thể gây ra tác động lớn ngoài ảnh hưởng tới lợi nhuận hàng quý của gã khổng lồ Boeing, theo hãng dịch vụ tài chính J.P. Morgan.
Trong một thông báo gửi tới khách hàng, chuyên gia kinh tế người Mỹ Michael Feroli của hãng dịch vụ tài chính J.P. Morgan cho hay tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hằng năm của Mỹ có thể giảm 0,6 điểm phần trăm nếu việc sản xuất dòng máy bay Boeing 737 MAX bị tạm dừng, theo kênh CNBC.
Một chiếc Boeing 737 MAX 8 hạ cánh tại sân bay quốc tế King County ở Seattle, Washington, Mỹ. Ảnh: GETTY
"Doanh thu Boeing 737 năm nay dự kiến đạt 35 tỉ USD, trong đó dòng Boeing MAX chiếm 90% doanh thu, tức khoảng tổng lượng máy bay nội địa", ông Feroli cho biết.
Boeing vẫn đang chế tạo dòng máy bay 737 MAX, nhưng việc bàn giao dòng máy bay này đã tạm dừng trong khi chờ giới chức Mỹ điều tra quá trình cấp phép cho loại máy bay này.
Hai tai nạn hàng không nghiêm trọng liên tiếp liên quan tới dòng máy bay Boeing 737 MAX 8 đã tạo ra cơn khủng hoảng lớn với Boeing, đó là vụ rơi chiếc Boeing 737 MAX 8 của hãng Lion Air (Indonesia) khiến 189 người chết hồi tháng 10-2018 và một chiếc của hãng Ethiopian Airlines (Ethiopia) khiến 157 người chết vào ngày 10-3 vừa qua.
Cơ quan An toàn Hàng không Pháp (BEA) hôm 19-3 phát hiện "những điểm giống nhau rõ ràng" giữa hai vụ rơi máy bay. Nhà chức trách Pháp không cho biết điểm giống nhau trong hai vụ tai nạn, nhưng nguồn tin giấu tên tiết lộ cả hai chiếc Boeing 737 MAX 8 đều có góc tấn tương đồng trước khi rơi.
Theo PL
Cục Hàng không Việt Nam: Chưa có hãng nào của Việt Nam khai thác Boeing 737 Max Ông Võ Huy Cường, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, Việt Nam chưa có hãng hàng không nào khai thác máy bay Boeing 737 Max như dòng máy bay vừa gặp tai nạn của Hãng Ethiopian Airlines. Máy bay 737 MAX của Boeing tại nhà máy ở Renton, Washington, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN Tuy nhiên, dự kiến tháng 10...