‘Bẫy luận tội’ đảng Dân chủ đang giăng ra cho chính mình
Đảng Dân chủ có thể phạm một sai lầm nghiêm trọng khi khởi động thủ tục luận tội chống lại Tổng thống Trump.
Eric Posner, Giáo sư luật tại Đại học Chicago tin rằng đảng Dân chủ đang lặp lại kịch bản luận tội mà đảng Cộng hòa từng áp dụng với cựu Tổng thống Bill Clinton vào năm 1998. Trớ trêu thay, nỗ lực của đảng Cộng hòa cách đây hơn 1 thập kỷ chỉ mang lại cho họ sự ê chề và thậm chí củng cố thêm sức mạnh cho ông Clinton. Đảng Dân chủ có vẻ như đang đi vào vết xe đổ này.
Theo ông Posner, yếu tố chung giữa 2 cuộc điều tra luận tội là ngay từ đầu, điều rất rõ ràng là gần như chắc chắn Thượng viện sẽ không bao giờ phế truất Tổng thống.
Năm 1998, 45 thượng nghị sỹ đảng Dân chủ ở Thượng viện “ nóng mắt” khi ông Clinton khai man trước bồi thẩm đoàn, cản trở công lý và đắm mình vào cuộc tình vụng trộm với nữ thực tập sinh Nhà Trắng Monica Lewinsky. Nhưng họ không cho rằng các hành vi này là căn cứ để loại bỏ ông khỏi văn phòng. Các sai lầm này cũng không đủ nghiêm trọng để vượt qua lòng trung thành chính trị của họ đối với một Tổng thống khi đó vẫn đang được lòng cử tri.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Reuters)
Những người Cộng hòa dẫn đầu cuộc điều tra luận tội khi đó biết rằng khó có khả năng một thượng nghị sỹ nào của đảng Dân chủ bỏ phiếu chống lại ông Clinton và thực tế là không ai làm thế. Nhưng họ hy vọng, phiên điều trần xét xử sẽ gây bối rối cho đảng Dân chủ và đánh sụp uy tín của ông Clinton, tạo tiền đề cho cuộc bầu cử vào tháng 11/1998. Họ đã sai. Sự nổi tiếng của ông Clinton thậm chí còn gia tăng sau khi thủ tục luận tội chấm dứt. Hầu hết người Mỹ tin rằng luận tội là một sai lầm.
Ở thời điểm hiện tại, có những thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa tại Thượng viện cảm thấy bất mãn về hành vi của ông Trump, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy có ai đó, dù chỉ là một người, sẽ bỏ phiếu ủng hộ loại bỏ ông. Vị Tổng thống Mỹ đương nhiệm vẫn thống trị trong các cuộc mít tinh hay thăm dò trước bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa. Sự nhiệt tình của những người ủng hộ Trump hay sự thờ ơ của họ với các bê bối trước đó của nhà lãnh đạo Mỹ gần như đảm bảo rằng dù cuộc điều tra luận tội có phanh phui thêm thông tin nào, sẽ chẳng có gì thay đổi.
Video đang HOT
Một số người tin rằng ngay cả khi ông Trump không bị hạ bệ, việc ông bị luận tội ở Hạ viện, điều mà gần như đảng Dân chủ đang nắm chắc trong tay, sẽ gửi đi tín hiệu mạnh mẽ rằng hành vi của Tổng thống vi phạm các giá trị của Mỹ. Nhưng luận tội có logic của riêng nó: Một khi đảng Dân chủ khởi xướng, họ hoặc thắng nếu ông Trump bị phế truất hoặc thua nếu ông Trump được tha bổng. Không có cái gọi là thắng thua nửa vời nếu thắng ở Hạ viện nhưng thua ở Thượng viện.
Trong trường hợp ông Trump vẫn ngồi lại Nhà Trắng, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Adam Schiff, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và các đồng minh của mình sẽ bị coi là những kẻ thua cuộc, lãng phí tài nguyên công cho mục tiêu vô ích.
Vẫn còn những người tin rằng phiên điều trần luận tội sẽ tiết lộ rằng ông Trump đã phạm tội lỗi nghiêm trọng nào đó hoặc phản bội đất nước theo những cách chưa được tiết lộ hay phiên điều trần sẽ cho phép đảng Dân chủ truyền đạt mức độ nghiêm trọng trong các hành vi sai trái của ông Trump tới công chúng. Nhưng trên thực tế, phần lớn các hành vi trong các vụ bê bối trước đây của ông Trump thường được bình thường hóa và người ta sẽ không quá bất ngờ nếu đảng Dân chủ chỉ đưa ra cáo buộc nhàng nhàng nào đó.
Khác với tố tụng tư pháp, tố tụng luận tội là cơ chế rườm rà, cần thời gian để phát triển bằng chứng.
Cựu Tổng thống Bill Clinton cùng cựu Đệ nhất Phu nhân Hillary Clinton phát biểu bên ngoài Phòng Bầu dục sau khi Hạ viện kết thúc phiên bỏ phiếu yêu cầu phế truất vào ngày 19/12/1998. (Ảnh: AP)
Quá trình luận tội ông Clinton diễn ra nhanh chóng chỉ trong 3 tháng, nhưng đó là kết quả từ cuộc điều tra kéo dài nhiều năm của Công tố viên Độc lập Kenneth Starr. Không có gì mới về các hành vi sai trái của ông Clinton được nêu ra thêm sau khi báo cáo của Starr được công bố. Và có thể sẽ chẳng có gì mới mà đảng Dân chủ có thể khai thác thêm về Tổng thống Trump.
Theo ông Posner, tính cách và “các hành vi sai trái” của Tổng thống Trump đã quá nổi tiếng, đến nỗi các thủ tục luận tội sẽ chỉ đem tới tổn hại cho chính trị gia đảng Dân chủ. Ông Trump cũng được biết đến với kỹ năng biến các công tố viên điều tra mình thành bị cáo và không loại trừ khả năng ông sẽ tiếp tục làm vậy trong những tháng ngày sắp tới.
Đại văn hào Mark Twain từng nói rằng “lịch sử không lặp lại nhưng chúng thường diễn ra một cách đồng điệu”. Nhưng trong trường hợp này, rất có thể lịch sử sẽ lặp lại. Logic khiến người Cộng hòa nhận bàn thua ê chề năm 1998 nhiều khả năng sẽ lặp lại theo cách tương tự với đảng Dân chủ vào năm 2019.
(Nguồn: PS)
SONG HY
Theo VTC
Hai quan chức ngoại giao Mỹ đồng ý cung cấp bằng chứng tố cáo ông Trump
Theo quan chức Hạ viện Mỹ, 2 trong số các quan chức ngoại giao Mỹ sẽ xuất hiện trước các Ủy ban của Hạ viện để cung cấp bằng chứng về cuộc điều tra luận tội.
Một quan chức của Hạ viện Mỹ hôm 1/10 cho biết, hai trong số các quan chức ngoại giao Mỹ được yêu cầu làm chứng trong cuộc điều tra luận tội của Tổng thống Donald Trump đã đồng ý cung cấp các bằng chứng liên quan vụ việc.
Reuters dẫn nguồn một quan chức giấu tên của Hạ viện Mỹ cho hay, cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine Marie Yovanovitch sẽ đưa ra bằng chứng vào ngày 11/10. Đồng thời, vị quan chức này cũng tiết lộ cựu Đặc phái viên Tổng thống Mỹ về Ukraine Kurt Volker sẽ xuất hiện trước các Ủy ban của Hạ viện vào ngày 3/10.
Sau khiếu nại tố giác vào tuần trước, các Ủy ban Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát đang điều tra luận tội Tổng thống Trump về việc ông gây sức ép đối với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky để điều tra cựu Phó Tổng thống Joe Biden trong một cuộc điện đàm ngày 25/7. Ông Joe Biden là ứng cử viên hàng đầu của đảng Dân chủ trong cuộc chạy đua vào Nhà trắng năm 2020.
Hai quan chức ngoại giao Mỹ đồng ý cung cấp bằng chứng tố cáo ông Trump (Ảnh: Reuters).
Người tố giác giấu tên được cho là một nhân viên tình báo đã cáo buộc ông Trump lôi kéo sự can thiệp của nước ngoài vì lợi ích chính trị cá nhân của ông.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 1/10 đã tố cáo việc đảng Dân chủ tại Hạ viện yêu cầu các quan chức Bộ Ngoại giao cung cấp bằng chứng liên quan đến cuộc điều tra là hành động bắt nạt và đe dọa.
Trong nội dung thư gửi Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Eliot Engel, ông Pompeo nhấn mạnh rằng các quan chức ngoại giao Mỹ có thể không tham dự bất kỳ cuộc phỏng vấn hay cung cấp bất kỳ bằng chứng nào liên quan đến vụ việc.
Ba Ủy ban Tình báo, Đối ngoại và Giám sát của Hạ viện đã đưa ra tuyên bố, cao buộc ông Pompeo là "một phần quan trọng" trong cuộc điều tra luận tội Tổng thống Trump, và gọi ông là nhân chứng thực tế trong cuộc điều tra. Theo truyền thông, ông Pompeo đã tham gia vào cuộc điện đàm giữa ông Trump và ông Zelensky.
Không có thông tin về việc 3 quan chức khác có đồng ý yêu cầu xuất hiện trước các Ủy ban Hạ viện hay không. 3 người này gồm cựu Phó Trợ lý Ngoại trưởng George Kent, cố vấn T. Ulrich Brechbuhl và Đại sứ Mỹ tại Liên minh châu Âu Gordon Sondland.
(Nguồn: Reuters)
KÔNG ANH
Theo VTC
Tổng thống Trump vừa trao thêm cơ hội cho đảng Dân chủ để luận tội mình? Tuyên bố nước Mỹ sẽ trải qua một cuộc nội chiến nếu mình bị luận tội và phế truất của Tổng thống Trump có thể trở thành căn cứ để luận tội ông. Hôm 29/9, Tổng thống Trump dẫn lại một loạt các tweet của mục sư truyền giáo Robert Jeffress, người từng khẳng định nếu ông Trump bị phế truất, nước Mỹ...