Bẫy lừa đảo từ mô hình thuê nhà ‘miễn phí’ tại Hàn Quốc
Hệ thống jeonso trong thị trường thuê nhà tồn tại rất nhiều lỗ hổng và kẻ gian đã lợi dụng để thực hiện các hành vi lừa đảo.
Quảng cáo jeonse được dán trên cửa sổ trước một văn phòng bất động sản ở Seoul. Ảnh: Yonhap
Trong suốt 10 năm, anh Park Hyeon-su (37 tuổi) sống trong một căn phòng siêu nhỏ không cửa sổ ở thủ đô Seoul, chăm chỉ làm 2 ca đến nửa đêm và tiết kiệm từng xu để có thể đủ tiền đặt cọc cho một căn nhà thoải mái hơn. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của anh đã bị những kẻ lừa đảo bất động sản chiếm đoạt sạch.
Theo hãng tin AFP, từ nhiều thập kỷ nay, thị trường nhà cho thuê ở Hàn Quốc có một mô hình độc đáo được gọi là “jeonse”, trong đó người thuê phải trả số tiền đặt cọc khổng lồ, tương đương 50-70% giá trị căn nhà lên tới hàng trăm nghìn USD, cho chủ nhà thuê. Đổi lại, người thuê sẽ được sống trong căn hộ đó nhiều năm miễn phí. Đến lúc muốn rời đi, chủ nhà thuê phải trả lại số tiền cọc.
Ý tưởng này xuất phát từ việc chủ nhà thuê có thể tiếp cận nguồn tiền mặt không lãi suất để đầu tư và người thuê nhà được nhà ở miễn phí với tài sản thế chấp. Nhưng hệ thống này hiện nay tồn tại rất nhiều lỗ hổng và gian lận. Dữ liệu cảnh sát cho thấy số tiền thiệt hại sau những vụ lừa đảo jeonse mỗi năm lên tới hơn 1 tỷ USD.
Trước đây, mô hình này phổ biến và chiếm tới 2/3 hình thức cho thuê vào những năm 1990. Tuy nhiên, một phần do nhận thức về rủi ro ngày càng tăng, mô hình cũng dần bị thoái trào.
Video đang HOT
Theo Park chia sẻ, trong 10 năm, anh thường làm những công việc bán thời gian như giao hàng từ 9 giờ sáng đến nửa đêm. Số tiền anh tiết kiệm được là 73.000 USD. Nhưng sau khi anh bị lừa trả tiền đặt cọc và chuyển đến, chủ cho thuê – người không có thẩm quyền cho thuê căn hộ – biến mất cùng số tiền và Park bị đuổi khỏi nhà, không có cách nào lấy lại tiền cọc.
“Đó không chỉ là tiền mà toàn bộ công sức trong những năm thanh xuân của tôi bị đánh cắp”, Park chia sẻ. Mặc dù vụ án đã được đưa lên tòa án những Park cũng khó nhận lại tiền đặc cọc.
“Giấc mơ sở hữu một ngôi nhà của tôi đã tan biến và tôi chẳng còn muốn hẹn hò, không nghĩ tới cả kết hôn hoặc sinh con”, anh Park ngậm ngùi.
Dữ liệu chính thức cho thấy ít nhất 17.000 nạn nhân như Park – khoảng 70% người ở độ tuổi 20 và 30 – bị lừa đảo do mô hình jeonse trong những năm gần đây.
Các nhà hoạt động cho rằng chính quyền chưa hành động đủ để giúp đỡ nạn nhân hoặc trừng phạt những kẻ lừa đảo. Mức án tối đa cho tội lừa đảo ở Hàn Quốc là 15 năm tù.
Các nhà hoạt động cho biết ít nhất 8 nạn nhân của vụ lừa đảo jeonse đã tự tử. Nhiều người thuê nhà vay ngân hàng để đặt cọc, dự định sẽ trả lại sau khi chuyển đi và nhận lại cọc. Tuy nhiên sau khi bị lừa, khoản nợ ngân hàng vẫn còn đó.
Năm ngoái, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua một Dự luật đặc biệt nhằm giúp đỡ các nạn nhân, trong đó Ủy ban Dịch vụ Tài chính cung cấp các khoản vay không lãi suất có thể được hoàn trả trong vòng 20 năm.
Tuy nhiên, các nạn nhân của vụ lừa đảo nói rằng họ không cần phải hoàn trả các khoản vay ngân hàng bị đánh cắp nếu như tiền đặt cọc không được lấy lại.
Ahn Sang-mi, một nạn nhân, cho biết khi tham gia một cuộc biểu tình gần đây ở Seoul: “Việc yêu cầu những người trẻ dành 20 năm tới để trả lại số tiền bị mất do lừa đảo cũng giống như bảo họ ngừng sống vậy”.
Các nhà hoạt động cho biết một phương án khác được đưa ra là tìm cách “phục hồi nợ”, một quá trình tương tự như phá sản và xóa một số khoản nợ. Tuy nhiên, phương án này tác động lâu dài đến hồ sơ tín dụng của những người trẻ tuổi.
Đảng Dân chủ đối lập đã đề xuất dự luật cho phép nhà nước hoàn trả cho người thuê nhà số tiền đặt cọc bị mất do lừa đảo. Tuy nhiên, chính phủ đã bác bỏ với lý do lo ngại về chi phí, trong đó Bộ trưởng Đất đai Park Sang-woo nói rằng những người thuê nhà cũng có trách nhiệm trong việc nhanh chóng ký hợp đồng mà không xem xét kỹ. Quốc hội dự kiến bỏ phiếu về dự luật trên vào ngày 28/5.
Quốc hội Hàn Quốc thông qua dự luật yêu cầu mở cuộc điều tra mới về thảm kịch Itaewon
Theo hãng tin Yonhap, ngày 2/5, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua một dự luật đặc biệt yêu cầu mở cuộc điều tra mới về thảm kịch giẫm đạp tại khu phố Itaewon ở thủ đô Seoul năm 2022 khiến 159 người thiệt mạng.
Lực lượng cứu hộ hỗ trợ các nạn nhân của vụ giẫm đạp trong lễ Halloween ở khu vực Itaewon, thủ đô Seoul, Hàn Quốc tối 29/10/2022. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Dự luật được thông qua với 256 phiếu thuận, 0 phiếu chống và 3 phiếu trắng. Dự luật quy định việc thành lập một ủy ban điều tra để tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của thảm kịch xảy ra dịp lễ Halloween năm 2022.
Dự luật được soạn thảo dựa trên sự thỏa hiệp mà đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền và đảng Dân chủ (DP) đối lập chính tại Hàn Quốc đạt được ngày 1/5, sau khi hai bên giải quyết được những vấn đề gây tranh cãi chính như thời gian hoạt động của ủy ban và phương pháp điều tra. Theo dự luật, ủy ban điều tra sẽ hoạt động trong vòng 1 năm và có thể kéo dài thêm 3 tháng. Ủy ban sẽ có 1 chủ tịch được lựa chọn trên cơ sở tham vấn giữa PPP và DP lựa chọn, đồng thời mỗi đảng đề xuất 4 thành viên của ủy ban.
Hai đảng PPP và DP đạt được nhất trí 2 ngày sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol và lãnh đạo đảng DP Lee Jae-myung tiến hành cuộc thảo luận đầu tiên kể từ khi ông Yoon Suk Yeol nhậm chức cách đây 2 năm. Đây được coi là dấu hiệu cho thấy hai bên có thể tìm kiếm sự hợp tác lớn hơn trong vấn đề lập pháp và các vấn đề khác.
Hồi tháng 1 năm nay, đảng DP đã thông qua một dự luật tương tự nhưng Tổng thống Yoon Suk Yeol đã phủ quyết dự luật này.
Thảm kịch xảy ra ngày 29/10/2022 khi hàng chục nghìn người, chủ yếu từ 20 - 30 tuổi, đổ tới khu phố đêm Itaewon ở Seoul trong dịp lễ hội hóa trang Halloween. Một số lượng lớn người dồn vào một hẻm dốc giữa các quán bar và câu lạc bộ trong khi không có các biện pháp kiểm soát đám đông, dẫn tới tình trạng giẫm đạp gây thương vong thảm khốc.
Ngày 19/1 năm nay, các công tố viên Hàn Quốc đã truy tố Cảnh sát trưởng thủ đô Seoul Kim Kwang-ho với tội danh lơ là nhiệm vụ của người đứng đầu Cơ quan cảnh sát đô thị Seoul (SMPA). Theo đó, ông Kim Kwang-ho bị cáo buộc đã không thực hiện các biện pháp cần thiết như huy động lực lượng cảnh sát phù hợp và đảm bảo sẵn sàng chỉ huy cũng như giám sát tình hình dù nguy cơ mất an toàn rõ ràng có thể lường trước được đối với tình trạng quá tải tại khu vực giải trí về đêm này trong dịp lễ.
Hàn Quốc sửa đổi quy định về người nước ngoài cư trú bất hợp pháp Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, từ 1/6/2025, người nước ngoài đã có lệnh trục xuất do cư trú bất hợp pháp hoặc phạm tội sẽ chỉ được lưu trú ở Hàn Quốc tối đa đến 36 tháng. Cảnh đông đúc tại nhà ga ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh minh họa: Yonhap/TTXVN Đây là một phần nội dung sửa đổi trong Đạo luật...