Bảy lần nhận tiền, việc vẫn không trôi
Bảy lần nhận của đương sự với số tiền hơn 400 triệu đồng cùng nhiều lời hứa hẹn, nhưng Nguyễn Văn Hùng, 36 tuổi, nguyên Chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, vẫn không thực hiện được lời hứa. Cho đến ngày, dấu hiệu phạm tội của vị Chấp hành viên này bộc lộ.
Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và bắt tạm giam Nguyễn Văn Hùng về 2 hành vi tham ô tài sản; và lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người phải thi hành án.
Từ tháng 9-2009 đến 2-2010, Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội ủy thác cho Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, thi hành án đối với ông Bùi Văn Lân, ở xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, phải bồi hoàn tiền cho 7 người dân với tổng số tiền gần 20.000 USD. Chấp hành viên Nguyễn Văn Hùng được Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ninh Giang giao đảm trách việc thi hành án, buộc ông Lân phải trả toàn bộ số tiền này.
Quá thời hạn tự nguyện thi hành án, ông Lân không thực hiện, nên ngày 13-5-2011, Chấp hành viên Nguyễn Văn Hùng đã ra quyết định kê biên quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của ông Lân, thông báo việc cưỡng chế thi hành án đối với gia đình ông Lân. Theo vị Chấp hành viên này thì mảnh đất và nhà của ông Lân sẽ được định giá, bán đấu giá. Sau đó, Hùng nhiều lần gọi điện gợi ý nếu gia đình ông Lân muốn mua lại nhà, đất thì Hùng sẽ giúp đỡ.
Tin vào hứa hẹn của Chấp hành viên Nguyễn Văn Hùng, trong 2 tháng 9, 10-2011, vợ chồng ông Lân đã 7 lần đưa tiền cho Hùng, tổng số hơn 400 triệu đồng. Tuy nhiên, ngày 11-11-2011, cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương và huyện Ninh Giang tổ chức bán đấu giá tài sản đã kê biên của gia đình ông Lân; kết quả, người trúng đấu giá không phải là gia đình ông Lân. Dù vậy, Chấp hành viên Nguyễn Văn Hùng vẫn không trả lại số tiền cho vợ chồng ông Lân. Vụ việc sau đó được gia đình “khổ chủ” tố cáo đến cơ quan tố tụng.
Theo ANTD
Người đầu tiên bị xử phạt xe không chính chủ có thể khởi kiện
Ông Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cho rằng, quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện tại Nghị định 71 là không phù hợp.
Theo ông Lê Hồng Sơn, việc lưu thông chiếc xe chưa sang tên đổi chủ không ảnh hưởng gì đến trật tự giao thông trong bối cảnh không có tranh chấp về quyền sở hữu.
Hiện có nhiều ý kiến khác nhau về quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện. Quan điểm của ông về vấn đề này?
Nghị định 71 đã tạo điều kiện cho CSGT can thiệp quá sâu vào những lĩnh vực không phải trách nhiệm quản lý của mình. Như thế là đang "ép" quan hệ dân sự, làm co lại sự phát triển của xã hội. Người ta đi xe không chính chủ là việc bình thường. Quản lý là điều cần thiết nhưng cũng vừa phải thôi. Quản lý quá sâu, đến mức phạt cả việc không sang tên đổi chủ là không chấp nhận được. Còn việc giải quyết hậu quả do không sang tên đổi chủ, gây khó khăn cho việc xử lý, là trách nhiệm của ngành công an.
Ngày 15.11, CSGT Thái Nguyên lập biên bản một trường hợp không chứng minh xe chính chủ. Đây là ví dụ điển hình về nhận thức và xử lý sai của CSGT, cần phải có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Người bị xử phạt có thể nộp hồ sơ kiện ra tòa hành chính về quyết định xử phạt đó.
Ông có thể nói rõ thêm việc CSGT kiểm tra xe mượn, xe không chính chủ để xử phạt không phù hợp ở điểm nào?
Bắt người ta phải chứng minh chiếc xe đang đi là xe mượn hay xe mua nhưng chưa sang tên đổi chủ là vô lý. Đấy là trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền chứ không phải của đương sự, hơn nữa phải trong bối cảnh có tranh chấp về quyền sở hữu. Còn việc lưu thông chiếc xe chưa sang tên đổi chủ không ảnh hưởng gì đến trật tự giao thông cả.
Xin nói thêm, trong xã hội mối quan hệ liên quan đến mượn tài sản để sử dụng là rất sống động, dư luận phản ứng vấn đề này là có lý do. Cơ quan có thẩm quyền nên xem xét.
Nghị định 71 còn xử phạt hành vi không mang theo một số giấy tờ khác như giấy đăng ký xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự... Quan điểm của ông về quy định trên?
Theo tôi, khi người dân tham gia giao thông chỉ cần có giấy phép lái xe, có giấy chứng nhận kiểm định đúng luật là được rồi. Bắt họ mang cả giấy đăng ký xe là không phù hợp. Vì đăng ký xe là quản lý theo chiều sâu liên quan đến sở hữu, người dân mang theo giấy đăng ký xe là không cần thiết, dễ xảy ra mất mát, bất tiện. Hơn nữa, trường hợp cho mượn xe, nếu chấp hành quy định này thì người mượn có thể cầm cố hay bán xe, gây hậu quả nghiêm trọng cho chủ sở hữu.
Về bảo hiểm dân sự, tôi đồng ý là bắt buộc phải mua nhưng cũng không nên nhầm lẫn mục đích xử phạt và thẩm quyền xử phạt. CSGT chỉ nên yêu cầu người lái xe xuất trình khi có tai nạn giao thông phải xử lý trách nhiệm dân sự.
Ông Đinh Xuân Thảo - Viện trưởng Viện nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội: Nội dung phạt đối với chủ sở hữu tài sản không phải là đối tượng điều chỉnh của lĩnh vực vi phạm giao thông đường bộ. Cơ quan tham mưu trình Nghị định 71 cần đề nghị Chính phủ xem xét, loại nội dung này khỏi Nghị định. Theo Pháp luật TP HCM
Tiếp vụ gõ cửa, tưởng người quen hóa ra cướp: Đòi nợ thuê? Nghe tiếng gõ cửa, con trai chủ nhà từ trên lầu đi xuống mở ra tưởng người quen, hóa ra gặp bọn cướp. Hôm sau, chúng quay lại và tiếp tục gây rối, hóa ra để đòi nợ thuê. Anh Dũng cho biết bị đánh và các đối tượng xông vào nhà cướp xe. Như Báo Lao Động đã đưa tin, lúc 10...