‘Bay lắc’ trong Bệnh viện Tâm thần trung ương I: ‘Nộp phế’ cho bác sĩ 10 triệu/tháng
Đang bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh tại Bệnh viện Tâm thần trung ương I, Nguyễn Xuân Quý đã nộp phế 10 triệu đồng/tháng cho bác sĩ để ngang nhiên lộng hành, mở điểm bay lắc, mua bán ma túy ngay trong bệnh viện.
Bị can Nguyễn Xuân Quý (ngoài cùng bên trái) và các đồng phạm – Ảnh: Công an cung cấp
Ngày 22-3, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an TP Hà Nội) đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố 10 bị can trong vụ án chợ ma túy hoạt động ngay trong Bệnh viện Tâm thần trung ương I suốt thời gian dài, bệnh nhân mở phòng bay lắc ngay trong bệnh viện.
Trong đó, các bị can Nguyễn Xuân Quý (38 tuổi, trú tại huyện Thanh Trì, Hà Nội), Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Công Thường, Nguyễn Trung Nguyên cùng bị truy tố về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
Hai bị can Lê Hoàng Hải, Bùi Chí Hải bị đề nghị truy tố về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
Bị can Nguyễn Anh Vũ (kỹ thuật viên khoa phục hồi chức năng và y học cổ truyền), bị đề nghị truy tố về hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy.
Nguyễn Thị Minh Huệ (điều dưỡng viên khoa phục hồi chức năng và y học cổ truyền), Bùi Thị Hạt (hộ lý khoa phục hồi chức năng và y học cổ truyền, từ ngày 1-2-2021 chuyển sang khoa tâm căn) cùng bị đề nghị truy tố về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
Video đang HOT
Bị can Đỗ Thị Lưu (trưởng khoa phục hồi chức năng và y học cổ truyền) bị đề nghị truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Bệnh viện Tâm thần trung ương I – nơi xảy ra vụ việc bệnh nhân cầm đầu đường dây mua bán ma túy, mở phòng bay lắc trong khu trị bệnh – Ảnh: GIANG LONG
Theo kết luận điều tra, Nguyễn Xuân Quý là người đang bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh tâm thần
Khoảng cuối năm 2020, Quý tự cải tạo buồng bệnh thêm một phòng riêng, có hệ thống loa, amply, đèn nháy phục vụ việc “bay, lắc”, sử dụng ma túy.
Ngoài ra, Quý còn tổ chức hệ thống gồm nhiều người khác tham gia mua bán trái phép chất ma túy ngay trong khuôn viên bệnh viện.
Quý thường xuyên chỉ đạo Ngọc, Thường và Nguyên đi giao nhận, bán lẻ ma túy. Mỗi lần, Quý trả công 1 triệu đồng và cho sử dụng ma túy miễn phí trong phòng điều trị của mình.
Đến tháng 3-2021, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Hà Nội bắt quả tang Ngọc, Nguyên và Thường đang có hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
Căn cứ lời khai của nhóm này, công an khám xét khẩn cấp chỗ ở của Nguyễn Xuân Quý tại phòng điều trị thuộc Bệnh viện Tâm thần trung ương I, qua đó thu giữ 3.295,426 gam MDMA,1.659,279 gam Ketamine, 581,453 gam Methamphetamine.
Đáng chú ý, cơ quan điều tra cũng xác định nhiều cá nhân là cán bộ thuộc Bệnh viện Tâm thần trung ương I có liên quan đến vụ án này.
Theo đó, Quý dùng tiền mua chuộc bị can Đỗ Thị Lưu (trưởng khoa) bằng cách mỗi tháng “nộp phế” 10 triệu đồng tiền phòng.
Theo lời khai của Quý, nếu không nộp tiền hằng tháng, bác sĩ Lưu dọa sẽ không cho Quý ra ngoài, không cho người nhà vào thăm và đuổi không cho điều trị tại khoa.
Với việc mua chuộc được trưởng khoa và ba nhân viên y tế, Quý ngang nhiên lộng hành, dọa nạt các nhân viên y tế trong khoa khiến không ai dám nhắc nhở, tiếp xúc hoặc vào buồng bệnh.
Cơ quan công an xác định các bị can Nguyễn Thị Minh Huệ, Nguyễn Anh Vũ và Bùi Thị Hạt là các nhân viên điều dưỡng, kỹ thuật viên và hộ lý của khoa, đã nhiều lần cùng sử dụng ma túy ngay tại buồng tự cải tạo của Quý.
Cả 3 bị can đều mong muốn được sử dụng ma túy nên đã có những hành vi bao che, bỏ mặc cho Quý sử dụng.
Công an TP.HCM điều tra tình trạng rao bán thuốc kháng virus Molnupiravir trên mạng
Tại cuộc họp báo chiều 21-9, lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM cho biết đang phối hợp Công an TP điều tra tình trạng rao bán gói thuốc C trên mạng và sẽ xử lý vi phạm nếu có.
Thuốc kháng virus Molnupiravir đã được ngành y tế TP.HCM phân bổ cho các quận huyện cấp phát cho các F0 có triệu chứng nhẹ sử dụng - Ảnh: N.L.T.
Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, phó giám đốc Sở Y tế, cho biết gói thuốc C có thuốc kháng virus (Molnupiravir) được sử dụng dưới sự kiểm soát đặc biệt của Bộ Y tế.
Ngay từ đầu khi phát gói thuốc C thì nhân viên y tế phải giải thích rõ ràng, người sử dụng phải ký vào văn bản đồng ý sử dụng thuốc, sau đó cơ quan y tế địa phương phải kiểm soát chặt và theo dõi hằng ngày.
Đặc biệt trong một số địa bàn trọng điểm thì nhóm bác sĩ, chuyên gia của Trường đại học Y dược TP.HCM sẽ theo dõi sát hơn, lấy xét nghiệm vào ngày thứ 5 và ngày thứ 7 để theo dõi diễn biến của những trường hợp này.
Do đó, gói thuốc C dù được sử dụng cho bệnh nhân điều trị tại nhà, tại bệnh viện thì vẫn được kiểm soát rất chặt chẽ và có đầy đủ danh sách. Số lượng thuốc sử dụng không hết phải trả về cho Sở Y tế quản lý.
Thời gian vừa qua, khi vừa bắt đầu triển khai cung cấp gói thuốc A, B và C cho F0 điều trị tại nhà, Sở Y tế đã thành lập 8 đoàn kiểm tra về việc cấp thuốc.
"Mới đây có một số thông tin trên mạng cho biết có tình trạng rao bán gói thuốc C, Sở Y tế đã có văn bản ngày 21-9 để nhắc lại vấn đề quản lý sử dụng gói thuốc C này. Đồng thời thanh tra Sở và Công an TP.HCM đang tìm hiểu điều tra, xử lý những vi phạm nếu có", bác sĩ Châu nói.
Tại cuộc họp, Công an TP.HCM cũng cho biết hiện đang điều tra, làm rõ vấn đề này.
NÓNG: Tạm giữ hình sự bố bé gái 6 tuổi tử vong nghi bị bạo hành ở Hà Nội Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội ngày 17/9 đã tạm giữ hình sự bố bé gái 6 tuổi tử vong nghi bị bạo hành để làm rõ cái chết của nạn nhân. Tối 17/9, lãnh đạo Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội xác nhận đơn vị đã triệu tập anh Lê Thành Công, 43 tuổi, trú tại phường Xuân...