‘Bẫy’ giao thông tại cửa ngõ Thủ đô
Tại nút giao thông QL6- QL21B nối trung tâmHà Nộiđi các huyện Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức – nơi có danh thắng nổi tiếng Chùa Hương từ nhiều tháng qua tồn tại kiểu tổ chức giao thông “bẫy” người đi đường.
Nhiều người dân phản ánh, mỗi khi qua nút giao thông này (hướng Hà Đông – QL21B) hoặc họ phải chấp nhận vi phạm lấn làn đường hoặc xếp hàng chờ đợi một cách bất hợp lý. Vì lẽ đó mà cảnh tượng bi hài xảy ra, có làn đường bỏ không, nhưng lại có làn đường xe nối đuôi nhau rón rén từng ly vì sợ dính phạt…
Anh Phạm Mạnh Trung (thị trấn Vân Đình) bức xúc: “Hằng ngày tôi đi trên tuyến đường này và thường xuyên chấp nhận vi phạm vì kiểu tổ chức giao thông như vậy không vi phạm mới là lạ. Nếu bị CSGT dừng xe thì phải chịu thôi”.
Một xe taxi bị kiểm tra vì lỗi lấn làn đường sáng 21/4. Ảnh: Nhóm PVTS.
Quan sát thực tế tại nút giao này chúng tôi nhận thấy: Tại QL21B đoạn trước khi nhập vào nút giao theo chiều QL21B rẽ đi Hà Đông con đường được chia làm ba làn có chiều rộng tương đương nhau (ảnh minh họa ảnh nhỏ).
Video đang HOT
Lần thứ nhất sát bên phải lề đường có mũi tên rẽ phải hướng Hà Đông làn giữa được đánh mũi tên rẽ trái và làn trong cùng không có mũi tên (làn dành cho xe đi từ hướng QL6 rẽ trái vào QL21B). Làn thứ nhất và làn giữa được tách nhau bằng vạch sơn liền, làn giữa và làn trong cùng tách nhau bằng vạch sơn nét đứt.
Như vậy việc phân bổ quá bất hợp lý bề rộng mặt đường dẫn đến chiều từ QL21B ra QL6 (rẽ trái và phải) chiếm hai phần ba bề rộng đường, còn chiều từ QL6 vào QL 21B lại chỉ chiếm 1/3 bề rộng mặt đường.
Vì vậy có đến 70% số phương tiện đi từ hướng QL6 rẽ trái vào QL21B đã vi phạm khi tràn vào làn đường dành cho phương tiện rẽ trái từ QL21B ra QL6. Vô hình trung, kiểu tổ chức giao thông này tạo ra một cái “bẫy” cho người tham gia giao thông mà nếu CSGT xử lý, người dân đành ngậm ngùi nộp phạt.
Phương tiện đi từ Hà Nội vào quốc lộ 21B theo chiều mũi tên bị xử lý vì đi sai làn.
Chiều 22/4, Trung tá Bùi Văn Tiến, Đội trưởng Đội CSGT số 10 (đơn vị điều hành giao thông trên QL21B) thừa nhận việc kẻ vạch sơn tổ chức giao thông tại nút không hợp lý. ” Chúng tôi quán triệt anh em không được chặn xe xử phạt đối với những vi phạm lấn làn tại nút giao này”- ông Tiến cho biết.
Ông Tiến kiến nghị, Sở GTVT nên xem xét tổ chức giao thông lại để thuận lợi cho công tác điều hành giao thông cũng như đảm bảo người dân không vi phạm luật. Tại buổi làm việc chiều qua với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Nguyên Huy, Trưởng phòng GTĐT- Sở GTVT Hà Nội cho biết sau khi nhận được thông tin, ngay ngày 23/4, Phòng sẽ tiến hành khảo sát để tổ chức lại giao thông cho hợp lý.
Theo vietbao
Xã "đu dây vượt sông" giữa thủ đô Hà Nội
Chẳng phải ở đâu xa trung tâm thủ đô Hà Nội, ngay xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, hàng ngày người dân vẫn phải "đu dây" qua con sông Nhuệ ô nhiễm, hôi thối.
Chuyện tưởng chừng như là "chuyện lạ" với nhiều người dân thủ đô nhưng lại là sự thật 100% đang diễn ra hàng ngày ở xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội - nơi có con sông Nhuệ ô nhiễm bốc mùi hôi thối nồng nặc chảy qua.
Không có cầu, mỗi khi muốn qua sông, người dân xã Mỹ Hưng phải đi trên chiếc thuyền nhỏ, cũ nát, vá chằng vá chịt. Để "lái thuyền", một người phụ nữ bám theo sợi dây thừng to hơn ngón tay chăng ngang con sông. Đã rất nhiều năm nay, hàng nghìn lượt người, xe vẫn vượt sông bằng cái cách nghe qua như thể chỉ còn tồn tại ở vùng quê nghèo xa xôi nào đó.
"Ngày bình thường có tổng cộng 4 người ở hai bên bờ canh sẵn, kéo thuyền khi có người có nhu cầu qua sông. Vào ngày cuối tuần, người đi lại ít hơn nên chỉ có một người trực để kéo thuyền", người "đu dây" đẩy thuyền cho biết.
"Đu dây" vượt sông giữa thủ đô Hà Nội
Bất kể mùa khô hay những hôm mưa to gió lớn, người dân xã Mỹ Hưng đều sang sông bằng con thuyền cũ nát ấy. "Mùa khô còn đỡ chứ mùa mưa thì khổ lắm. Có người đi xe máy từ trên xuống còn phi qua cả thuyền ngã xuống sông vì trơn quá. Việc di chuyển qua cái thuyền cũ nát ấy rất bất tiện", bà Nhung, một người dân ở xã Mỹ Hưng cho biết.
Thực tế cũng có một con đường khác để qua sông. Đó là đi đường vòng (không qua đò), xa chừng hơn 20km, trong khi nếu đi thuyền chỉ mất 5km. Chính vì vậy, phương án vượt sông bằng con đò cũ nát đu dây kia đối với nhiều người dân xã Mỹ Hưng vẫn là phương án tối ưu.
"Người dân ở đây mong mỏi 1 cây cầu để thoát cảnh "đánh đu với tử thần" này lâu lắm rồi chú ạ"
Theo những người dân nơi đây, chuyện lật đò xảy ra nhiều như cơm bữa. Thế nhưng để tiết kiệm một đoạn đường dài, chẳng mấy ai màng đến sự nguy hiểm... "Người dân ở đây mong mỏi 1 cây cầu để thoát khỏi cảnh "đánh đu với tử thần" này lâu lắm rồi chú ạ. Chẳng biết đến bao giờ mới có cầu nữa. Tôi từng bị ngã gãy xương vai khi đi thuyền bên này sang bên kia nên giờ sợ không dám đi nữa rồi. Có việc gì đành cắn răng đi vòng rất xa để sang bên kia sông thôi", bà Nhung ngao ngán.
Theo Dantri
Hành động đẹp có sức lan tỏa lớn Sáng 25-3, giữa dòng người chật như nêm đổ về chùa Hương có những người cần mẫn nhặt từng chiếc túi nilon, từng mẩu thức ăn thừa bỏ vào thùng rác. Những hành động nhỏ ấy đã được sự hưởng ứng của nhiều người dân địa phương cũng như du khách. Để chùa Hương luôn xanh - sạch - đẹp, sự góp sức...