“Bẫy” ép cưới
Chưa muốn cưới ư? Không sao. Nhiều nàng đã bị người yêu và phụ huynh “bẫy” bắt cưới ngon ơ.
Bị người yêu “lừa”
Đi đi lại lại quanh phòng đến trăm vòng, vò đầu bứt tóc chán chê, Uyên vẫn chưa nghĩa ra cách gì khả dĩ để đối phó với hoàn cảnh hiện tại.
Uyên với Vinh yêu nhau cũng ngót nghét 2 năm. Vinh là người tốt, có c ông việc ổn định, Uyên chả chê gì. Hai gia đình cũng ủng hộ.
Mùa cưới, nhà nhà, người người rước nhau về dinh, Vinh sốt ruột, năm lần bảy lượt ngỏ ý với Uyên. Uyên cũng 25 tuổi, cưới được rồi, nhưng Vinh hễ nhắc đến là y như rằng Uyên tỉnh bơ: “Em còn bé lắm anh ơi!”.
Nói đến lí do chưa muốn cưới thì đến trăm ngàn lí do, hết ngày cũng không kể xong. Nào là mất tự do, rồi gánh nặng việc nhà mình, việc nhà chồng, lại con nhỏ… đủ thứ.
“Sắp Tết rồi, ai cưới được nữa. Qua Tết mà chàng đòi cưới thì ậm ừ tiếp, vèo cái lại hết mùa cưới, lại phải để cuối năm thôi. Còn ối thời gian cho mình rong chơi”. Uyên yên tâm với tính toán cặn kẽ của mình, sảng khoái hưởng thụ quãng thời gian độc thân vui vẻ.
Nhưng bài “võ mèo cào” của cô làm sao thâm hiểm bằng “mưu sâu kế độc” của người yêu.
Vinh lặng lẽ đến cầu cứu nhạc phụ nhạc mẫu đại nhân, “ôn nghèo kể khổ” để ông bà ủng hộ anh. Được câu “đồng ý”của 2 cụ một cái, anh liền hăm hở lên kế hoạch cho một đám cưới hoành tráng.
Rồi khi Vinh vừa chìa ra cho Uyên xem một bản kế hoạch đám cưới hoàn hảo từ A đến Z, Uyên mới ngã ngửa. Không ai khác, cô chính là cô dâu trong cái kế hoạch ấy, nhưng cô chả được tham gia thảo luận, bàn bạc gì hết. Cô cũng bị tước luôn quyền phản đối vì: “Mọi thứ đã đâu vào đấy rồi, các cụ 2 bên cũng duyệt rồi”.
Uyên tròn mắt vì mình cũng được một vài “quyền lợi”. Ví dụ như: thêm bớt danh sách khách mời, chuyển cửa hàng áo cưới khác, đổi địa điểm trăng mật… Tóm lại là, cô được quyền “thêm” hoặc “bớt” chứ không có quyền “hủy”.
Vinh ngọt ngào thủ thỉ với Uyên: “Anh với bố mẹ làm xong hết các thủ tục rồi, em không cần phải mó tay vào cho mệt! Em chỉ việc vui vẻ và cười thật tươi thôi! Sướng thế còn gì! Các cô gái khác, đến ngày cưới còn phải tối tăm mặt mũi lo đủ thứ kia kìa”.
Đáng lẽ được kết hôn với người mình yêu thì phải vui hết cỡ, ấy vậy nhưng Uyên vẫn không nhếch mép nổi 1 milimet nào.
Từ chối khó quá, mà gật đầu thì chưa muốn. Và trong khi Uyên còn “bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước” chưa biết gật hay lắc, thì Vinh đã lôi Uyên – còn đang mơ màng ngơ ngẩn đi chụp ảnh cưới, thử váy…
Video đang HOT
Khi cô tỉnh lại cũng vừa lúc kí xong vào giấy đăng kí kết hôn. Lúc này Uyên mới tá hỏa: “Trời ơi! Vậy là đã thành gái có chồng rồi!”.
Nghĩ đến việc sẽ bị mất tự do, rồi gánh nặng việc nhà mình, việc nhà chồng, lại con nhỏ…nên Uyên chưa muốn cưới (Ảnh minh họa).
Phụ mẫu “đánh úp”
Câu chuyện của cặp vợ chồng Thọ – Hạnh trước khi cưới cũng là một trường hợp “không cưới thì ép” tương tự. Thấy Thọ và Hạnh cứ “nhởn nhơ” yêu nhau cả 5 năm trời, chả chịu cưới gì cả, hai bà thông gia tương lai bực lắm. Nhìn đôi trẻ chỉ biết tí tởn chơi bời, không chịu lo chuyện cháu chắt cho mình bế mà các bà “ngứa mắt”.
“Chả lẽ lại không có cách nào trị chúng nó? Không chịu cưới thì mình sẽ có cách cho chúng nó không thoát được!” – hai bà đầy quyết tâm.
Hai bà gọi Thọ đến nói chuyện, lơ Hạnh đi, vì “con bé già mồm lắm, lần nào nhắc nhở nó cũng mồm mép tép nhảy, lí do lí trấu thoái thác”, vì hai bà luôn đuối lí. Giờ thì chỉ thủ thỉ vào tại Thọ cho dễ bề tính chuyện, bà nào cũng than thở: “Muốn bế cháu lắm rồi!”.
Trước những lời năn nỉ ỉ ôi lẫn dọa nạt của hai bà, Thọ phải đầu hàng.
Sau khi lôi kéo được đồng minh, ngay lập tức, hai bà tất bật đi xem ngày dạm ngõ, ăn hỏi. Bà nội sắm lễ, bà ngoại liên hệ thuê váy áo…
Ngày cưới cũng được định luôn, cách ngày ăn hỏi có chục ngày thôi, đặt luôn thiếp, lên danh sách khách mời, thuê địa điểm tổ chức… “Phải tốc chiến tốc thắng mới nhanh có cháu bế chứ!” – hai bà hớn hở.
Trong khi các cụ rộn ràng là thế, thì “đương sự” Hạnh không hay biết gì, vẫn thản nhiên đi làm, đi chơi. Đến khi Thọ đến đón Hạnh: “Em ơi, hôm nay mình đi chụp ảnh cưới” thì Hạnh mới trố mắt. “Hai mẹ đặt lịch chụp ảnh rồi, trả tiền rồi, không trốn được đâu”, Thọ ngấm nguýt người yêu.
Sau khi được biết các khâu cưới hỏi đã được sắp xếp đâu vào đấy, tiền nong thanh toán xong, thậm chí các bà còn đặt tour du lịch trăng mật cho 2 vợ chồng, Hạnh chỉ biết đấm ngực, dậm chân.
Làm sao đây? Chả lẽ vùng lên khởi nghĩa? Mất bao tiền chưa nói, mọi người biết có mà cười hai nhà thối mũi. Lúc đấy Hạnh làm sao gánh được hết tội đây?
Thế là, Hạnh như con rối gỗ, bị Thọ kéo đi chụp ảnh, đi thử áo cưới, rồi làm cô dâu. Hạnh méo mặt, trong khi ấy, hai bà mẹ không ngừng cười nói, hớn hở khi nghĩ đến ngày được bế cháu không xa.
Theo Ngoisao
Tuyệt chiêu "vòi" cưới
Phụ nữ dễ bị rút thẻ vàng vì câu hỏi: "Bao giờ anh cưới em?" Tình yêu giống như một trận bóng đá, trong khi đàn ông tập trung vào cơ hội được chơi vui vẻ thì phụ nữ lại hướng toàn bộ hi vọng vào việc ghi bàn và giành cúp vô địch mang hình... cái nhẫn. Và trong trận đấu này, phụ nữ dễ bị rút thẻ vàng vì câu hỏi: " Bao giờ anh cưới em?".
Chồng chưa (biết bao giờ) cưới
Nàng và chàng yêu nhau được một thời gian khá dài, đủ để hai người xác định rằng mối quan hệ này là nghiêm túc. Chàng thổ lộ rằng trong hình dung về gia đình của mình trong tương lai, nàng sẽ là vợ của chàng, là người sinh ra những đứa con cho chàng. Chàng bảo rằng mình sẽ cố làm việc để đảm bảo một cuộc sống sung túc sau này cho "gia đình mình". Chàng làm nàng cảm thấy tin tưởng vào sự ổn định... Nhưng đó là chuyện của hai năm trước, khi tình yêu của hai người đang trong giai đoạn mặn nồng. Còn hiện tại, dù vẫn yêu và chăm sóc nàng nhưng đã lâu rồi chàng không nhắc lại những câu chuyện về "ngôi nhà và những đứa trẻ nữa".
Ngược lại, nàng càng ngày càng sốt ruột. Nàng bắt đầu huyên thuyên với chàng về kế hoạch cưới của cô bạn thân, về đám cưới của bà chị họ, tuần trăng mật của cô đồng nghiệp, và chốt hạ bằng một ánh mắt tha thiết: " Anh ơi, đám cưới mình còn tuyệt hơn thế anh nhỉ?". Nàng vô tình tiết lộ: " Sách nói tuổi của anh và em mà sang năm có baby thì lợi vô cùng". Nàng than thở rằng mấy bà cô dưới quê bảo rằng nằng sắp là gái già, vì đến tuổi ấy mà còn chưa có nơi có chốn. Nàng đến mỗi cuộc hẹn hò với hi vọng rằng rốt cuộc hôm nay chàng sẽ cầu hôn. Thời gian cứ thế trôi đi, và nàng bắt đầu hoang mang với hàng loạt giả thuyết. Anh ấy có còn yêu mình nữa không? Liệu có trục trặc gì từ phía gia đình anh ấy không? Anh ấy định bắt mình chờ đến bao giờ?
Cuối cùng, nàng ra tối hậu thư: " Rốt cuộc thì bao giờ anh cưới em?". Nàng có thể là bạn, cô gái đang hốt hoảng trong mùa cưới như thể mình vừa lỡ chuyến xe buýt cuối cùng trong ngày.
Gái khôn không giục cưới
Bẫy "người vợ hoàn hảo"
Tôi có nghe câu chuyện về một cô nàng đứng ở bến xe điện ngầm, tay cầm bảng: " Em đã giảm được 500 gram, anh sẽ cưới em chứ?". Bạn trai cô ấy không muốn có một người vợ béo, vì thế cô ấy quyết tâm trở nên thon thả hơn và tính đến thời điểm đó đã giảm được 10 kg. Đọc đến đây, chắn chắn rằng bạn đã nhận ra gã kia không muốn cưới cô ấy, mà chỉ muốn tìm một lý do để từ chối.
Nhưng rất nhiều cô nàng đã cắn ngay lấy viên mồi "thách cưới" của đàn ông, cái mục tiêu phấn đấu giả tạo mà anh ta đưa ra cho bạn để... câu giờ. "Hãy chứng tỏ rằng bạn sẽ là một người vợ tuyệt vời. Hãy học nấu những món ăn ngon, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, hãy dịu dàng và kiên nhẫn...".Quen thuộc không? Đó là những lời khuyên thường được thấy trong các loại tạp chí dành riêng cho phụ nữ. Bạn được khuyến khích đưa ra "gói sản phẩm dùng thử" cho dịch vụ vợ hoàn hảo, với hi vọng rằng chàng sẽ đăng kí "mua trọn gói" dịch vụ ấy bằng một đám cưới. Nhưng thực tế thì sao? "Việc quái gì phải cưới hỏi cho mất tự do, một khi mình đang thỏa mãn hoàn toàn với sự chăm sóc của cô ấy?" - đàn ông nghĩ thầm.
Hãy để chàng khao khát có được bạn mãi mãi đến nỗi tìm cách trói bạn vào đời mình bằng nhẫn, váy cưới và chức danh "vợ yêu" (Ảnh minh họa)
Bẫy "anh đã hứa"
Các nàng Gà thường hối thúc một đám cưới bằng cách nhắc nhở chàng về những lời hứa ngày xửa ngày xưa. Nàng Gà sẽ dùng nước mắt và nhiều vũ khí khác để "ép nợ" cho đến khi anh ta thực hiện lời hứa. Nhưng nàng không biết rằng, lời hứa của đàn ông dù có đáng tin cậy thì cũng chỉ mang tính thời điểm. Và sự hối thúc chỉ tạo ra tác dụng ngược. Chàng sẽ bắt đầu suy nghĩ rằng chính bạn mới có lỗi vì đã ép anh ta phải hứa những điều mình không thực sự mong muốn. Và hơn bao giờ hết, chàng thấy mình hoàn toàn xứng đáng được... chối bỏ trách nhiệm.
Bẫy "bác sĩ bảo cưới"
Thực ra, tỉ lệ thành công của trò ép cưới này là khá cao, trừ phi bạn gặp phải những gã tồi thực sự. Nhưng đây cũng là cách tệ nhất để lôi chàng đến trước lễ đường. Một khi đàn ông chần chừ trước hôn nhân, dù vì bất cứ lý do gì, thì điều cơ bản vẫn là: Anh ta thực sự chưa sẵn sàng. Anh ta cảm thấy mình chưa trưởng thành, chưa được chuẩn bị chịu trách nhiệm và hoàn toàn không biết làm gì để chăm sóc cho gia đình riêng. Vậy anh ta sẽ phản ứng thế nào khi biết mình bị bẫy? Chắc chắn anh ta sẽ tức giận! Và sự chưa sẵn sàng sẽ biến thành nỗi chán ghét chính bạn và đứa con chưa ra đời.
Gái khôn không bao giờ giục cưới, bởi cô ấy biết điều tồi tệ gì sẽ đến một khi người đàn ông của cô ấy không hề sẵn sàng cho cuộc sống mới. Anh ta có thể cưới bạn, nhưng không thể trở thành người chồng và người cha như bạn hi vọng. Cũng không thể thực hiện giấc mơ về một mái ấm ngọt ngào cho bạn. Bạn đặt bẫy anh ta, và cuối cùng tự rơi vào chiếc bẫy mang tên... hôn nhân vỡ mộng.
Tất cả chúng ta đều xứng đáng có một "Happy Ending"
Để chàng khao khát có được bạn mãi mãi đến nỗi tìm cách trói bạn vào đời mình bằng nhẫn, váy cưới và chức danh "vợ yêu".
Có hoạt động cho riêng mình
Đừng để cuộc sống của bạn xoay quanh anh ấy như thể anh ta là cái rốn vũ trụ. Hãy lên kế hoạch cho cuộc đời mình một cách ít phụ thuộc nhất vào anh ấy. Nếu muốn đi du lịch nước ngoài, hãy xách vali lên và đi thay vì tự nhủ: " Mình sẽ hưởng trăng mật ở đây".
Ngừng chăm sóc
Trở lại câu chuyện "người vợ hoàn hảo" - bạn phải biết rằng đàn ông là những gã khôn lỏi. Tại sao anh ta phải cưới bạn khi nào anh ta thích và lôi bạn lên giường bất cứ khi nào anh ta cần. Bạn có đang nấu cơm cho anh ta, quản lý túi tiền cho anh ta, dọn phòng anh ta và thậm chí là giặt đồ lót cho anh ta? Chấm dứt ngay và mau đi nhé!
Ngừng chủ động
Để không bị ám ảnh bởi chuyện cưới hỏi, đã đến lúc bạn tự tạo ra khoảng cách với chàng. Thông thường, khi cảm thấy người đàn ông của mình tỏ ra thờ ơ và xa cách, cô ấy sẽ nỗ lực gấp bội để kéo anh ta về phía mình. Cô ấy lên kế hoạch quyến rũ bằng đồ lót nóng bỏng, lấy lòng gia đình anh ta... Nếu anh ta bảo là cần ổn định kinh tế trước khi lập gia đình, cô ấy sẵn sàng trưng ra toàn bộ tiền tiết kiệm của mình để anh ta thực hiện điều đó. Nhưng hãy kiềm chế, kiên nhẫn. Và giữ phẩm giá. Nếu anh ta thực sự muốn cưới bạn, anh ta sẽ chủ động tiến về phía bạn. Nếu không, hãy chấp nhận sự thật rằng anh ta không dành cho bạn.
Giúp anh ấy lên kế hoạch
Bạn không cần hối thúc, nhưng cần một cuộc trò chuyện thẳng thắn với anh ấy. Nói với chàng rằng bạn muốn có một mối quan hệ ổn định và lâu dài, và chàng là người bạn chọn. Nhưng trước hết, bạn cần sự đồng ý của chàng. Có thể chàng cần một thời gian để suy nghĩ, nhưng đó sẽ là quyết định chín chắn và chủ động. Việc tiếp theo là cùng lên kế hoạch. Thực tế thì chẳng có đám cưới nào diễn ra theo kiểu đùng một cái. Nó đã được chuẩn bị trước đó rất lâu với việc để dành tiền, gặp gỡ gia đình hai bên, thỏa thuận về cuộc sống tương lai... Nhớ rằng bạn không thể ép một chàng trai cưới mình, nhưng có thể giúp anh ấy thấy đám cưới là một điều hoàn toàn khả thi và hấp dẫn.
Kết
Cuối cùng thì, điều quan trọng không phải là bạn có cưới được chồng hay không, đám cưới hoành tráng thế nào hay váy cưới đẹp đẽ ra sao. Đám cưới là lúc bạn - cùng với người đàn ông của mình, người bạn đã chọn lựa và chọn lựa bạn, cùng nắm tay nhau để bước vào một quãng đời mới. Có nhau. Và bạn cảm thấy hạnh phúc. Điều quan trọng là bạn phải cảm thấy hạnh phúc.
Theo 24h
Mang thai để ép cưới Anh đã rủ tôi có con trước. Anh bảo, bố mẹ anh sẽ nghĩ tới cháu mà chấp nhận tôi. Quê tôi ở miền núi xa xôi. Tôi đã học đại học ở Hà Nội và quen anh. Anh là con trai một gia đình có bố mẹ làm kinh doanh phát đạt. Họ chiều anh như một cậu ấm. Anh luôn tỏ...