Bay dù lượn Paramotor Gliding – ‘Hạ cánh nơi anh’ ngay tại Hà Nội
Lần đầu tiên dịch vụ bay dù lượn máy được triển khai ngay tại khu vực xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội, nhằm kích cầu, thu hút khách du lịch ở Thủ đô thông qua loại hình trải nghiệm cảm giác mạnh, độc đáo, và đầy hấp dẫn.
Khu vực bay dù lượn máy được triển khai tại xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội, sát với bờ sông Hồng
Ngồi dù lượn ngắm toàn cảnh một phần Thủ đô với sông nước, hay những cây cầu, những dấu tích lịch sử, văn hóa, ở “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm” thật là tuyệt, nhất là những ngày có thời tiết đẹp
Gọi là dù lượn máy, nên tất nhiên rồi, phải có một chiếc máy với 2 chỗ ngồi, một dành cho khách, một dành cho phi công điều khiển
Dù máy được gắn một động cơ 2 thì cánh quạt lớn giúp chủ động cất cánh và di chuyển dù lượn để thưởng ngoạn
Khách và phi công đều có mũ bảo hiểm chuyên dụng có kết nối để trao đổi với nhau. Đồng thời trên dù máy cũng gắn bộ đàm để liên lạc với mặt đất…
Trong một ngày thời tiết Hà Nội không đẹp lắm, nhiều mây mù và thi thoảng có hạt mưa, việc trải nghiệm dù lượn máy vẫn diễn ra đầy hấp dẫn
Phi công Đàm Ngọc Huy (quê ở Bắc Ninh), người đã dành gần như cả tuổi trẻ để bay dù lượn và “chia sẻ một tầm nhìn”, chuẩn bị bay cùng MC Khánh Linh
Khánh Linh là MC của bản tin thời tiết VTV, lần đầu trải nghiệm dù lượn máy…
MC Khánh Linh đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, lúc đầu là hoang mang, sợ hãi…
Nhưng kết thúc lại là niềm thích thú, hào hứng muốn được bay thêm.
Đây là lần đầu tiên dù lượn máy – Paramotor Gliding, được triển khai tại Hà Nội
Khác với dù lượn không động cơ cần có độ cao rồi bay liệng dần xuống nhờ cánh dù, dù lượn máy dùng động cơ cất cánh từ mặt đất thấp dạng đường băng
Video đang HOT
“Đường băng” là một bãi cỏ khá rộng, tuy nhiên bề mặt chưa thực sự phẳng nên việc cất cánh chưa dễ dàng như ý muốn
Mặt “đường băng” được sửa tạm thời, ngày hôm sau sẽ được lu phẳng theo đúng tiêu chuẩn… như sân bóng đá!
BTV Diệu Trang – VTV24 được phi công kỹ thuật kiểm tra cẩn thận dây an toàn trước khi cất cánh…
Chị đã có một chuyến trải nghiệm đáng nhớ sau 3 lần cất cánh (2 lần không thành công do hướng gió bất ngờ đổi mạnh)
BTV Quang Minh – VTV, chủ kênh Youtube Come Minh Việt Nam đã có rất nhiều thước phim ấn tượng khi trải nghiệm chuyến dù lượn dài 25 phút
Trải nghiệm bay lên bầu trời với dù máy rất khác biệt với khi ngồi trong máy bay
Khi mới chạy đà cất cánh, nhiều người có cảm giác lo lắng nhất định, kiểu như: Không biết có cất cánh được không, có lao vào vật cản hay bay lên rồi động cơ bị hỏng… thì sao?
Nhưng một khi đã bay lên bầu trời mênh mông, những lo lắng ấy sẽ tan biến rất nhanh…
Từ lo lắng hầu như ai cũng chuyển sang trạng thái thích thú đầy cảm xúc khi ta có “một tầm nhìn”…
Từ trên cao có thể quan sát được tất cả mọi thứ. Cảnh quan Hà Nội rất đẹp và quyến rũ với bất kỳ ai ưa trải nghiệm khám phá.
Tất nhiên nếu thời tiết bớt mây mù, trong xanh hơn thì còn tuyệt vời hơn nhiều
Từ trên dù lượn máy ngắm bãi giữa sông Hồng xanh mướt, hoặc ngắm cầu Nhật Tân, cầu Thăng Long đều rất ấn tượng
Khu vực trải nghiệm dịch vụ dù lượn máy nằm ven sông Hồng, thộc xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội
Ngày 16/09/2023 dịch vụ trải nghiệm dù lượn máy (Paramotor gliding) ‘Hạ cánh nơi anh’ phiên bản Việt chính thức khai trương tại Hà Nội
Sợ hãi, run rẩy nhưng cũng không kém phần thích thú, chắc chắn là các cung bậc cảm xúc khi lần đầu trải nghiệm bay dù lượn.
Khi phi công điều khiển dù để “đánh võng trên không”, nhìn có vẻ sợ, nhưng trải nghiệm dù lượn máy có độ an toàn rất cao.
Trước khi cất cánh là các khâu kiểm tra an toàn kỹ lưỡng, cả về máy móc phương tiện và thiết bị ghi hình để khách trải nghiệm có được những khoảnh khắc ấn tượng nhất
Theo ông Phùng Tôn, Chủ tịch HĐQT Công ty BSH Dimond Sky, dịch vụ dù lượn tại Đông Anh, Hà Nội, đã được Bộ Quốc phòng cấp phép, và luôn kiểm tra các thiết bị bay, đảm bảo an toàn bay.
Toàn bộ huấn luyện viên và phi công đều có đủ giờ bay, có các bằng, chứng chỉ về môn dù lượn mới được phép bay.
Đây là một lần cất cánh không thành công. Phi công Đàm Ngọc Huy, người đã bay dù lượn rất nhiều nơi ở Việt Nam cho biết, phi công dù lượn giỏi không phải ở việc bay lên, mà là việc biết dừng cất cánh nếu có tình huống bất ngờ
Đã cất cánh là phải đủ điều kiện an toàn, nếu không là dừng lại, thu dù, chuyển máy về vị trí xuất phát, làm lại quy trình từ đầu
Ví dụ đơn giản nhất là đúng lúc cất cánh mà có gió mạnh bất ngờ đổi hướng làm diều bị vặn xoáy, nếu cố cất cánh là sẽ mất an toàn…
Tác giả và phi công Đàm Ngọc Huy, thuộc CLB Dù lượn Kinh Bắc, sau khi vừa kết thúc chuyến dù lượn đầy cảm xúc.
Phi công Đàm Ngọc Huy cho biết, bay dù lượn máy rất yên tâm. Kể cả khi động cơ bất ngờ trục trặc thì vẫn hoàn toàn có thể điều khiển dù hạ cánh an toàn, tương tự như chơi dù lượn bình thường.
Lộ trình bay dù lượn: Từ điểm bay dọc sông Hồng về phía cầu Thăng Long; về hướng cầu Nhật Tân; bay qua sông Hồng về hướng nội thành và về hướng Đông Anh, trong khoảng 5.000m, độ cao 500m…
Lịch bay hàng ngày tại xã Hải Bối, huyện Đông Anh: sáng từ 7h00 đến 11h00, chiều từ 15h00 đến 18h30. Thời gian bay 15p. Số tiền 2,5 triệu đồng/vé không rẻ nhưng đáng để trải nghiệm để “có một tầm nhìn” ngay tại Thủ đô.
Đến núi Đại Mạo, ngắm toàn cảnh Hồng Kông
Đôi nét về núi Đại Mạo
Đại Mạo Sơn là đỉnh núi cao nhất ở Hồng Kông, với độ cao 957m. Đây cũng là đỉnh núi ven biển cao nhất vùng Hoa Nam và là đỉnh núi ven biển cao thứ hai ở Trung Quốc sau đỉnh Lao Sơn và nằm ở khoảng trung tâm địa lý của vùng Tân Giới.
Toàn bộ dãy núi Đại Mạo Sơn, được gọi là núi Quan Phúc (Guang Fu) được đặt tên theo tên ruộng muối Quan Phúc Trường (Kwun Fu Cheung) ở Vịnh Cửu Long ngày nay) trong các triều đại nhà Minh và nhà Thanh, bao phủ trên 350km2 và trải dài từ bể chứa nước Tai Lam Chung ở phía Tây gần Tuen Mun và Ma On Shan ở phía Đông và các ngọn núi của Kowloon và vịnh Clear Water ở phía Nam. Hai đỉnh núi ven biển quan trọng khác, đỉnh Lantau (934m) trên đảo Lantau và núi Wutong ở Thâm Quyến (943.7m) cách đó khoảng 27km về phía Tây Nam và 21.5km về hướng Đông Bắc.
Là một núi lửa cũ, đã ngưng hoạt động, Đại Mạo Sơn bao gồm đá núi lửa từ thời Jurassic. Ngày nay, một ngọn đồi nhỏ thuộc Đại Mạo Sơn, được gọi là "Kwun Yum Shan", vẫn hả không khí ấm qua các vết nứt trên các đá dẫn đến lớp phủ. Các lỗ thở ra không khí nóng được gọi là "chậu nóng". Khi nhiệt độ bề mặt lạnh, và sự ấm áp của không khí bị tống ra là rõ ràng, hiện tượng này được người dân gọi là "hơi thở của con rồng". Nếu nhiệt độ không khí tại đỉnh là 6 độ Celsius, thì không khí xuất hiện từ bên trong Kwun Yum Shan nằm ở đâu đó giữa 13 và 21 độ Celsius. Những "chậu nóng" này giờ đây chỉ là những tàn tích nhỏ của những lỗ thông hơi nước nóng quá mức của quá khứ núi lửa. Các đá núi lửa chủ yếu là từ tro thô tinh khiết thô.
Đại Mạo Sơn có Khí hậu cận nhiệt đới ẩm, giáp với khí hậu cận nhiệt đới miền núi (Khí hậu đại dương). Do chiều cao của núi, Đại Mạo Sơn được cho là khu vực sương mù nhất của Hồng Kông, vì nó thường được bao phủ các bởi đám mây. Vào mùa hè, nó thường xuyên được che phủ bởi các đám mây tích, đặc biệt là vào những ngày mưa, và vào mùa đông đám mây tầng và sương mù thường bao phủ đỉnh. Không phải là không phổ biến khi nhiệt độ giảm xuống dưới điểm đông vào mùa đông.
Trong quá khứ, Đại Mạo Sơn nổi tiếng về một loại trà xanh, được gọi là trà sương mù hoặc trà mây, mọc hoang dã ở sườn núi. Thỉnh thoảng, có thể nhìn thấy người dân địa phương lấy chè để pha trà xanh.
Hơn 1500 loài thực vật đã được ghi nhận ở Tai Mo Shan bao gồm 27 loài hoa phong lan hoang dã bản địa, Hoa Lily được bảo vệ (Lilium brownii), loài này chủ yếu phát triển ở phía đông của núi, 24 loài dương xỉ bản địa bao gồm Cẩu tích, trong đó có tổng cộng chỉ có 4 loài dương xỉ mộc trên toàn bộ núi, 19 loài cỏ bản địa, và 7 loài tre trúc bản địa. Camellia sinensis var. waldenae (trước đây là Camellia waldenae) cũng được tìm thấy trên núi.
Một số loại lan hoang dã cũng phát triển trong các dòng suối của Tai Mo Shan bao gồm hoa lan pholidota Trung Quốc, hoa lan phổ biến nhất của Hồng Kông và cây lan tre, được gọi như vậy là bởi vì thân cây trông giống như tre, cũng phát triển bên suối của Tai Mo Shan.
Trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Hồng Kông trong Chiến tranh thế giới II, hầu hết các cây cối trong vườn đã bị chặt hạ và việc tái trồng rừng đã được thực hiện sau chiến tranh. Cây cối được trồng hầu hết không có nguồn gốc tự nhiên như Pinus massoniana, Acacia confusa, Lophostemon confertus, và cây vỏ cây giấy. Khu vực này đã trở thành một trong những khu rừng đồn điền chính ở Hồng Kông.
Đại Mạo Sơn có động vật hoang dã địa phương bao gồm chim, rắn và bướm. Ngoài ra còn có cua nước ngọt, chó hoang, mèo hoang, bò và heo rừng.
Ngắm nhìn toàn cảnh Hồng Kông từ đỉnh núi Đại Mạo
Đằng sau những toà nhà cao tầng của một thành phố xa hoa và vô cùng lộng lẫy, vẫn luôn có đó một Hồng Kông rất khác khi ngắm nhìn từ đỉnh núi Đại Mạo. Thời điểm lý tưởng nhất để trải nghiệm núi Đại Mạo đó chính là đầu năm. Đứng từ trên đỉnh núi và phóng tầm mắt, du khách có thể chiêm ngưỡng một Hồng Kông ẩn hiện giữa biển mây. Du khách sẽ cảm thấy như mình đang lạc vào "chốn bồng lai tiên cảnh" chứ không phải một thành phố Hồng Kông náo nhiệt như đã tưởng tượng.
Nhờ độ cao mà đỉnh Đại Mạo trở thành địa điểm ẩm ướt nhất ở Hồng Kông. Nơi đây cũng nổi tiếng với góc nhìn xuống bao quát thành phố nhưng luôn có mây và sương mù bao phủ, và cũng rất tuyệt nếu ngắm được hoàng hôn. Đây thực sự là một điểm đến "đáng mơ ước" của các nhiếp ảnh gia.
Vốn nổi tiếng là đô thị với đầy rẫy những tòa nhà chọc trời, ít ai biết Hồng Kông còn là nơi lý tưởng để đi bộ ngắm cảnh ngoài trời vì sở hữu những đỉnh núi cao. Khoảng 40% diện tích Hồng Kông là các công viên và những khu bảo tồn thiên nhiên, bao gồm công viên núi Đại Mạo.
Để ngắm toàn cảnh núi Đại Mạo, du khách có thể chọn cho mình cách cuốc bộ trên cung đường dài 9,7km, từ điểm đèo Lead Mine gần Tai Po ở sườn đông ngọn núi đến đường Twisk ở Tsuen Wan nằm bên sườn tây. Mất khoảng 5 giờ đi bộ hết cung đường. Du khách có thể ngắm được hầu hết cảnh vật ở các khu của Hồng Kông vào lúc trời trong. Còn cách đơn giản hơn là bắt taxi hay xe buýt mini, đón trả khách ở Chuen Lung - một ngôi làng có bề dày lịch sử dưới chân núi để di chuyển đến cung đường đi bộ ở công viên Rotary Club. Từ đây đi bộ khoảng 2 giờ để đến đỉnh cao nhất của ngọn núi, nơi đặt trạm radar thời tiết.
Dọc đường lên núi, du khách có thể tham quan một số làng cổ, thác nước và các địa điểm tổ chức tiệc nướng ngoài trời. Hay dừng chân một chút ở những quán nước nhỏ ven đường thưởng thức món trà truyền thống, nếm thử vài món ăn được chế biến từ rau quả tươi ngon và động vật chăn thả trên núi thì còn gì thú vị hơn đúng không nào?
Đầu năm, leo núi là một hoạt động dã ngoại tốt cả về thể chất cũng như tinh thần. Hãy thử một lần đặt chân lên núi Đại Mạo trong chuyến du lịch Hồng Kông để có một góc nhìn khác về một "xứ Hương Cảng" "sống chậm" nhé!
Anh chăn vịt và chuyến du lịch quốc tế đầu tiên sau dịch Sau 2 năm du lịch quốc tế đóng cửa do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đến tháng 6/2022, anh Phan Sơn (hướng dẫn viên) mới có thể quay lại với những đoàn khách bay nước ngoài. Tôi là Phan Sơn, một hướng dẫn viên du lịch sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Từ cuối 2019, dịch Covid-19 bùng phát, đường bay...