Bay đêm – xu hướng mới
Chọn bay vào giờ thấp điểm (sáng sớm, tối muộn), hành khách tiết kiệm được tiền vé đồng thời không mất nhiều thời gian chờ đợi làm thủ tục, các dịch vụ khác tại sân bay cũng được phục vụ chu đáo hơn.
Bay đêm giá rẻ
Lên kế hoạch đưa cả nhà đi du lịch Đà Nẵng giữa tháng 7, chị Thanh Đức ở Cầu Bươu, Hà Nội lo lắng vì đang là đỉnh điểm của mùa hè, vé máy bay của tất cả các hãng đều khan hiếm và đắt đỏ. Khi biết Vietjet có chương trình bay 24/7, giá vé các khung giờ thấp điểm trong ngày khá rẻ, chị Đức như trút được gánh nặng.
Cũng chọn bay các khung giờ thấp điểm để tiết kiệm chi phí, anh Đỗ Vũ Xuân Bình ở quận Bình Thạnh, TPHCM chia sẻ mỗi ngày Vietjet có tới gần 30 chuyến bay khứ hồi từ TPHCM – Hà Nội vì vậy anh thường xuyên bay chuyến sớm nhất để kịp họp vào đầu giờ sáng rồi trở về chuyến muộn nhất trong ngày. “Tôi không chỉ tiết kiệm được tiền vé mà còn tiết kiệm được cả phòng nghỉ mà vẫn giải quyết được hết công việc cần làm. Trước đây thì mặc dù xong việc, vẫn phải ngủ đêm ở Hà Nội, tốn khá nhiều thời gian”.
Thống kê sơ bộ của Vietjet từ khi tung chương trình bay 24/7 cho thấy, nhiều hành khách đã chọn bay vào các khung giờ thấp điểm, các chuyến bay muộn của hãng luôn đầy tải. Nhiều hành khách nắm bắt được giá vé ưu đãi giờ thấp điểm đã chuyển từ đi tàu, ô tô sang đi máy bay khi đi du lịch hè. Chị Nông Thị Huyền ở Nam Định cho biết, mọi năm gia đình chị vẫn đi nghỉ kết hợp thăm người thân vào dịp hè bằng tàu hoả, năm nay nhờ chính sách giảm giá vé giờ thấp điểm mà gia đình chị được đi tàu bay. “Dịch vụ của Vietjet tốt, chúng tôi hài lòng khi chọn đi tàu bay, không vất vả như đi tàu mà giá vé cũng không đắt hơn là bao nhiêu”, chị Huyền cho biết.
Xu hướng đi lại bằng tàu bay trở nên phổ biến, góp phần đưa thị trường hàng không nội địa đạt mức tăng trưởng kỷ lục, cao nhất trong nhiều năm gần đây. Thống kê của Cục Hàng không cho thấy 6 tháng đầu năm 2016, tổng lượng khách thông qua các cảng hàng không Việt Nam đạt gần 38 triệu khách, tăng 31% so cùng kỳ năm 2015.
Tránh giờ cao điểm, nhất cử lưỡng lợi
Video đang HOT
Theo khảo sát của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), tình trạng đông đúc, ùn ứ tại các sân bay chỉ xảy ra vào 3 khung giờ cao điểm trong ngày. Ngành hàng không gọi đây là “khung giờ vàng”, từ 8 – 10 giờ sáng, sau 11 giờ trưa tới 2 giờ chiều, từ 3 giờ chiều – 6 giờ chiều. Các giờ khác trong ngày các sân bay đều trong tình trạng dưới giới hạn khai thác. Đặc biệt từ 23h – 5 rưỡi sáng hầu như không có hoạt động bay nội địa.
“Ngay trong mùa cao điểm thì các sân bay cũng chỉ đông đúc, chật chội vào giờ cao điểm. Còn những khung giờ khác, đặc biệt là đêm muộn thì tình hình lại không hề căng thẳng”, đại diện ACV cho biết.
Theo dự báo của ông Nguyễn Minh Tuấn – Phó giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Nam, tần suất bay đi/đến Tân Sơn Nhất hè 2016 nhiều khả năng sẽ vượt cả cao điểm Tết Nguyên đán vừa qua. “Dự báo tần suất bay ngày cao điểm nhất lịch bay mùa hè 2016 sẽ đạt hơn 750 lượt chuyến bay đến/đi, cao nhất từ trước đến nay và vượt cả ngày cao điểm dịp Tết Nguyên Đán 2016 là ngày 14/2/2016 với tần suất bay 726 lượt đến/đi”- ông Tuấn cho biết.
Tần suất bay dày đặc tập trung vào nhiều khung giờ cao điểm gây áp lực rất lớn công tác đảm bảo an toàn, điều hành hoạt động không lưu thông suốt.
Bởi vậy, việc lựa chọn bay vào các khung giờ thấp điểm không chỉ lợi cho hành khách mà còn giúp giảm tải cho các sân bay, rất đáng khuyến khích. Ông Tuấn cho biết, Cảng hàng không Tân Sơn Nhất sẵn sàng phục vụ hành khách bay 24/7 của Vietjet. Ngay trong tuần này, Cảng vụ đã có hàng loạt các điều chỉnh để tạo điều kiện cho hành khách bay 24/7, bao gồm mở rộng các đảo check in, dẹp bớt các ki ốt hàng hoá để mở rộng phòng chờ trước khi ra tàu bay, lắp đặt thêm ghế cho hành khách trong phòng chờ, cùng các hãng hàng không đưa vào vận hành các ki ốt check in tự động, bố trí thêm tình nguyện viên hướng dẫn, phân luồng hành khách đi tàu bay vào các khung giờ cao điểm.
Những nỗ lực này của các cảng hàng không và đặc biệt hãng hàng không Vietjet đã đem lại cho hành khách đi tàu bay mùa cao điểm dịch vụ chất lượng, nhiều lựa chọn với chi phí tiết kiệm. Khảo sát mới đây của ngành hành không cho thấy, có tới 94,1% khách phản hồi sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ của VietJet.
Nhằm mang đến cơ hội đi lại, thăm người thân, du lịch vào mùa đoàn viên, Vietjet dành tặng 1 triệu vé siêu khuyến mại với giá từ 0 đồng “12h rồi, Vietjet thôi!” vào 3 ngày vàng 20, 21, 22/7/2016 tại website www.vietjetair.com áp dụng trên tất cả đường bay trong nước cho thời gian bay từ 13/8/2016 đến 31/12/2016 (trừ các ngày lễ Tết).
Xuân Thạch
Theo_VietNamNet
"Vết dầu loang" thương mại điện tử qua smartphone
Smartphone đang là xu hướng chính của thương mại điện tử hiện nay, quyết định lớn tới thanh khoản của doanh nghiệp.
Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam hiện có là 35 triệu người dùng smartphone
Cuối tháng 7/2015, sàn thương mại điện tử Sendo.vn mới bắt đầu đưa vào sử dụng ứng dụng Sendo App cho điện thoại thông minh (smartphone), nhưng kết thúc năm 2015, lượng đơn hàng thông qua thiết bị di động của Sendo.vn chiếm khoảng 45% và dự kiến năm 2016 có thể vượt 60%. Trước thời điểm đó, giống như nhiều sàn thương mại điện tử khác, số lượng đơn hàng qua di động mới đạt 10-15%.
Đây chỉ là một ví dụ điển hình cho việc smartphone đã thay đổi thói quen tiêu dùng, mua sắm và đã trực tiếp làm thay đổi doanh số của ngành thương mại điện tử.
Có vẻ như "kỷ nguyên smartphone" đang lan đến Việt Nam với tốc độ "vết dầu loang". Nếu cuối năm 2013, Việt Nam có 17 triệu người dùng, thì theo số liệu mới của Bộ Thông tin và Truyền thông là 35 triệu người.
Smarphone cũng là thiết bị được người dùng sử dụng để truy cập trực tuyến cao nhất khi chiếm tới 91% trong số các thiết bị được dùng. Cụ thể, người Việt Nam trung bình dùng 24,7 giờ/tuần, tăng 160% so với năm 2014, đặc biệt là nhóm tuổi 21-19 có thời gian truy cập lên tới 27,2 giờ/tuần.
Với việc smartphone ngày càng phổ biến, thói quen mua sắm tiêu dùng online, công nghệ 3G - 4G, công nghệ thanh toán trên di động đang là những yếu tố thúc đẩy thương mại điện tử qua smartphone phát triển mạnh mẽ.
Nghiên cứu của Nielsen cho thấy, gần 50% người sử dụng smartphone ở thành thị có các hoạt động liên quan đến mua sắm trên nền tảng này. Họ dùng smartphone để tìm kiếm sản phẩm trên trang web hoặc ứng dụng, đọc các đánh giá về sản phẩm, so sánh giá trong lúc mua sắm tại cửa hàng truyền thống... Dự báo thời gian tới, xu hướng thương mại điện tử trên smartphone sẽ bùng nổ, mở ra thời đại mới để phát triển kinh doanh trực tuyến.
Ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử (Bộ Công thương) cho rằng, thương mại điện tử trên smartphone sẽ bùng nổ trong tương lai gần. Nguyên nhân là số người sử dụng Internet trên thiết bị di động chiếm 57,56% dân số, đồng thời người tiêu dùng Việt Nam nhận thấy việc mua sắm qua mạng bằng các thiết bị di động ngày càng tiện lợi và an toàn hơn.
Người Việt Nam trung bình dùng 24,7 giờ/tuần, tăng 160% so với năm 2014, đặc biệt là nhóm tuổi 21-19 có thời gian truy cập lên tới 27,2 giờ/tuần.
Theo bà Hoàng Ngọc Yến, đại diện Google phụ trách khách hàng chiến lược mảng thương mại điện tử tại Việt Nam, smartphone đang góp phần không nhỏ về chất trong phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam. "Hiện các ngành thời trang, phụ kiện, sách, điện tử - điện gia dụng đang thu hút nhiều khách mua hàng online. Đặc biệt, với hàng thời trang, người dùng điện thoại để tìm kiếm thông tin cao gấp 2 lần so với người dùng máy tính. Smartphone đang là xu hướng chính của thương mại điện tử hiện nay, quyết định lớn tới thanh khoản của doanh nghiệp", bà Yến cho biết.
Gần đây, các doanh nghiệp thương mại điện tử lớn như Lazada.vn, Sendo.vn, Tiki.vn, Adayroi.com... đang tập trung đầu tư xây dựng các website tương thích với smartphone, máy tính bảng và phát triển ứng dụng di động (mobile app). Đại diện Zalora Việt Nam cho biết, từ tháng 4/2013, Zalora ra mắt ứng dụng app trên mobile và đến hết năm 2015 có hơn 1 triệu người đã tải App về, đóng góp tới hơn 60% lượng truy cập hàng ngày vào website zalora.vn. Vì vậy, App là lựa chọn duy nhất cho con đường phát triển thương mại điện tử về lâu dài tại Việt Nam.
Theo ông Lê Xuân Long, Giám đốc tiếp thị của Lazada Việt Nam, doanh nghiệp đầu tư vào thương mại di động cần lựa chọn mobile site hay mobile app. Mỗi loại hình có những ưu, nhược điểm khác nhau và tùy theo tình hình thực tế mà doanh nghiệp chọn cho mình hướng đầu tư phù hợp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đặt khách hàng làm trung tâm, liên tục phát triển và ứng dụng những công cụ, giải pháp đo lường có thể nghiên cứu và thấu hiểu hành vi, cũng như nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, doanh nghiệp cần liên tục đưa ra những chiến lược hiệu quả, kích cầu mua sắm trên di động như các chương trình giảm giá, hoặc giao hàng miễn phí khi mua sắm từ ứng dụng di động.
Theo Tú Ân
baodautu.vn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
"Cò" dịch vụ đăng ký xe máy: Đưa 3,8 triệu đồng, 30 phút sau có giấy tờ! Đó là tuyên bố "xanh rờn" của một "cò mồi" dịch vụ đăng ký xe máy ở quận Cầu Giấy (Hà Nội). Trong vai người dân đến tìm hiểu về các thủ tục để đăng ký chiếc xe máy mới mua, phóng viên đã chứng kiến nhiều mánh khóe lừa đảo, lươn lẹo của giới "cò mồi". Đây không phải là câu chuyện...