Bay cùng hãng hàng không duy nhất của Triều Tiên
Khu vực làm thủ tục hải quan vắng vẻ, nhân viên cân hành lý bằng chiếc cân cũ kỹ và buồng lái không có thiết bị kỹ thuật số hiện đại là những hình ảnh du khách người Singapore, Aram Pan, có cơ hội ghi lại được trong chuyến bay với hãng hàng không một sao duy nhất trên thế giới, Air Koryo, của Triều Tiên.
Đây là lần thứ ba Pan tới Triều Tiên và lúc đầu, nhiếp ảnh gia này cảm thấy hơi sợ khi du ngoạn cùng chiếc máy bay đời cũ. Tuy nhiên sau chuyến bay đầu tiên, Pan cảm thấy “chẳng có gì phải sợ cả”.
Trước khi lên chiếc Ilyushin Il-18, máy bay cánh quạt chở khách của Liên Xô, Pan được các tiếp viên hàng không Triều Tiên trong bộ đồng phục tối màu tươi cười chào đón. “Tiếp viên hàng không rất lịch sự và nói chuyện nhẹ nhàng”, Pan nhận xét.
Hành lý được kiểm tra trọng lượng trên một chiếc cân cũ kỹ tại sân bay quân sự Samjiyon gần Samjiyon thuộc tỉnh Ryanggang.
Sân bay quốc tế Bình Nhưỡng dự kiến sẽ mở cửa vào năm 2015.
Ghế ngồi và thảm trong khoang hành khách cùng có màu xanh. Cửa sổ có rèm kéo và khoang để hành lý trên đầu không an toàn bằng những máy bay hiện đại.
Video đang HOT
Một bữa ăn phục vụ khách trên máy bay có cơm và thịt gà, cùng đồ tráng miệng. “Đồ ăn ngon hơn tôi nghĩ”, Pan chia sẻ.
Bên trong khu vực dịch vụ của máy bay cánh quạt, một tiếp viên đang chuẩn bị bữa ăn cho khách. Nước đóng chai không dán nhãn mác được chất đầy trong chậu.
Các tiếp viên của hãng hàng không Air Koryo, thành lập năm 1950, phục vụ đồ uống cho khách bằng cốc nhựa dùng một lần. Năm 2013, đồng phục của tiếp viên hàng không Triều Tiên thay đổi từ màu đỏ, trắng sang màu xanh hải quân với đường viền trắng làm điểm nhấn.
Áo phao cất dưới ghế ngồi của máy bay Ilyushin Il-18 được dùng trong trường hợp khẩn cấp.
Nhà vệ sinh gọn gàng, sạch sẽ trên máy bay.
Phi công ngồi ở khoang hành khách để nghe thông tin từ đài kiểm soát không lưu bằng tai nghe loại cổ.
Bên trong buồng lái của chiếc Ilyushin Il-18, mọi thứ trông rất khác biệt so với những máy bay hiện đại. Không có màn hình kỹ thuật số nào được trang bị bên trong. Ghế ngồi cũ kỹ màu xanh của phí công trong khoang lái được phủ bằng miếng vải nhàu nhĩ.
Khu vực làm thủ tục hải quan ở sân bay vắng vẻ. Chỉ có một nhân viên ngồi làm việc ở bàn. Phía xa xa, ảnh của hai nhà lãnh đạo Tiều Tiên quá cố được treo trang trọng.
Bình Minh
Ảnh: Aram Pan
Mỹ rời bỏ căn cứ duy nhất ở Trung Á vì Nga?
Mỹ hôm 3/6 đã trao trả căn cứ không quân duy nhất của nước này ở Trung Á cho chính phủ Kyrgyzstan, nước đồng minh của Nga, Reuters đưa tin.
Sự kiện trên diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Barack Obama giảm bớt sự dính líu ở Afghanistan và Moscow quay lại sân sau trước đây của mình.
Trong động thái nhằm làm hài lòng "lãnh chúa" cũ là Nga, Quốc hội Kyrgyzstan cách đây một năm đã bỏ phiếu ra hạn cho Washington phải bỏ lại Trung tâm quá cảnh Manas nơi chuyên phục vụ các chiến dịch của Mỹ ở Afghanistan từ 2001, trước ngày 11/7.
Căn cứ trên, tọa lạc tại sân bay dân sự chính của nước cộng hòa Xô viết cũ, là nơi trung chuyển hơn 5,3 triệu quân nhân ra và vào Afghanistan và là nơi xử lý hàng chục nghìn sứ mệnh tiếp nhiên liệu và chuyển hàng.
"Chúng tôi được biết tới như một cửa ngõ tới Afghanistan", đại tá John Millard, chỉ huy căn cứ Manas nói với báo giới hôm 2/6. "Chúng tôi chuyển hơn 1 tỷ lít nhiên liệu cho 136.000 máy bay của liên quân...Chúng tôi muốn nói rằng mình đã tiếp sức cho cuộc chiến".
Hôm 3/6, đại tá Millard đã giao chiếc chìa khóa vàng tượng trưng của căn cứ cho Đại tá Mirbek Imayev, phó chỉ huy lực lượng vệ binh quốc gia tinh nhuệ của Kyrgyzstan.
Khi Tổng thống Mỹ dự kiến rút gần như toàn bộ quân Mỹ khỏi Afghanistan vào cuối năm nay thì tầm quan trọng của Manas với Washington đã giảm mạnh.
Tuy nhiên, việc đóng cửa căn cứ vẫn có tầm quan trọng tượng trưng vào tuần lễ mà Tổng thống Obama và Putin đang dự lễ tưởng niệm thế chiến II. Hai nhà lãnh đạo gặp nhau lần đầu tiên kể từ khi khủng hoảng Ukraina bùng phát.
Nga đã đồng ý cho Washington và các đồng minh NATO của nước này dùng Trung Á làm điểm nghỉ cho cuộc chiến Afghanistan sau khi Al Qaeda tấn công nước Mỹ hôm 11/9/2001. Tuy nhiên, sau đó, Moscow ngày càng lo lắng về sự hiện diện của quân đội nước ngoài ở trong vùng, vì Nga coi đó là khu vực ảnh hưởng của mình. Sau khi lên nắm quyền vào năm 2011, Tổng thống Kyrgyzstan đã trấn an Nga rằng căn cứ Manas sẽ bị đóng cửa.
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Chỉ có Nga mới có thể biến Mỹ thành "tro hạt nhân" Một xướng ngôn viên hàng đầu của một đài truyền hình nhà nước Nga ngày 16.3 mô tả Nga là một quốc gia duy nhất trên thế giới có khả năng biến Mỹ thành "tro hạt nhân". Ảnh minh họa đám mây hình nấm khổng lồ sau khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống thành phố Nagasaki, Nhật Bản năm 1945 - Ảnh:...