Bay cùng chuyến bệnh nhân thứ 34 nhưng giáo viên nước ngoài âm tính Covid-19
Giáo viên người nước ngoài ở Bình Dương, người bay cùng chuyến với ca Covid-19 thứ 34, đã có kết quả âm tính với Covid-19.
Ảnh minh họa
Sáng 12.3, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bình Dương cho biết ông B., giáo viên dạy ngoại ngữ cho trung tâm ngoại ngữ của một trường đại học ở Bình Dương, có kết quả âm tính với Covid-19.
Theo báo cáo, ông B. đi chung chuyến bay với bệnh nhân mắc Covid-19 thứ 34 (ở Bình Thuận) từ Qatar về TP.HCM ngày 2.3.
Sau đó, ông B. về Bình Dương, lưu trú tại khách sạn Becamex ở phường Phú Hoà (TP. Thủ Dầu Một) nhưng không khai báo với cơ quan y tế địa phương để phòng dịch Covid-19.
Toàn thế giới có hơn 125.000 ca nhiễm Covid-19, WHO chính thức tuyên bố đại dịch
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, đơn vị sử dụng ông B. để dạy ngoại ngữ cũng không báo cho cơ quan y tế địa phương. Đến chiều 11.3, sau khi có nhiều ý kiến đồn đoán trên mạng xã hội, cơ quan chức năng mới tìm ra ông B.
Sau khi được đưa đi cách ly, ông B. khai nhận đã tiếp xúc với nhiều người ở Bình Dương (trên 14 người) trong đó có cả những người nước ngoài khác.
Cơ quan y tế xác định ông B. là người tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc Covid-19 thứ 34 ở Việt Nam.
Theo Thanh niên
Giáo viên nước ngoài gặp khó vì Covid-19
Dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến học sinh cả nước, trong đó có học viên các cơ sở ngoại ngữ, nghỉ học để phòng dịch, đã khiến hàng ngàn giáo viên nước ngoài ở Việt Nam rơi vào cảnh thất nghiệp. Nhiều người đã phải làm những công việc khác nhau trong lúc khó khăn.
Xoay xở kiếm sống
Bán đi chiếc đồng hồ mình yêu thích, anh Steve Daniel (người Đức; cư trú tại quận Tân Bình, TP HCM) cho biết chẳng còn cách nào khác vì phải thanh toán tiền thuê nhà, chi tiêu hằng ngày. Cầm số tiền trên tay nhưng tâm trạng Steve Daniel nặng trĩu bởi trong những ngày tới, anh không biết sẽ làm gì để trụ lại TP HCM.
Thầy Stefan Diedrigkeit, giáo viên tiếng Đức, mong muốn sớm được quay lại công việc
"Tôi thích cuộc sống sôi động ở TP HCM, thích biển xanh, nắng ấm ở Phan Thiết và Nha Trang, nhất là con người Việt Nam hiếu khách. Đó cũng là lý do tôi chọn Việt Nam để làm việc và sinh sống. Tính đến hôm nay, tôi đã ở đất nước này 4 năm và tôi dành tất cả những khoản tiền kiếm được để khám phá đất nước của bạn. Tôi đi dạy tiếng Anh, tôi tham gia làm hướng dẫn viên du lịch cho khách châu Âu cũng chỉ để thỏa mãn đam mê của mình. Nhưng giờ thì khó khăn rồi" - Steve Daniel lo âu nói.
Trong khi đó, cô Arian Amy đến từ Philippines (cư trú tại quận Bình Thạnh, TP HCM) cho hay những ngày không đến lớp, cô lên Facebook livestream nói chuyện với học trò cho đỡ nhớ lớp, nhớ trường. Những lời động viên qua lại của các giáo viên và học trò đã giúp Amy vơi bớt nỗi lo trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Amy kể hơn 5 năm đến TP HCM sinh sống và dạy tiếng Anh, chưa bao giờ cô có kỳ nghỉ dài như vậy. "Tôi tính quay về Philippines nhưng cũng rất lo. Bạn bè tôi ở quê nhà cũng khuyên không nên về vì tốn chi phí mà cũng không an toàn, họ nói Việt Nam đang là điểm sáng về chống dịch nên cứ ở đây cho an toàn" - cô Amy chia sẻ.
Amy cũng cho biết những khoản tiền tiết kiệm được từ trước đó dự kiến để đổi qua căn hộ tốt hơn và kết hôn giờ buộc phải rút ra sử dụng. "Tôi nhận lương dạy học theo số giờ giảng dạy và test học sinh tại 2 trung tâm ngoại ngữ, nhưng từ sau Tết đến giờ rơi vào cảnh thất nghiệp. Dịch bệnh còn diễn biến phức tạp và khó đoán trước nên tôi quyết định thử sức ở lĩnh vực dịch thuật để kiếm tiền trang trải khó khăn trước mắt" - cô Amy tâm sự.
Động viên kịp thời
Ông Nguyễn Đỗ Tùng, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn giáo dục Hưng Thịnh (quận Gò Vấp, TP HCM) - một công ty chuyên cung cấp giáo viên tiếng Anh cho các trường học trên địa bàn TP HCM, cho rằng dịch Covid-19 đã khiến ngành giáo dục rơi vào khó khăn. Không chỉ học sinh buộc phải nghỉ không tiếp thu được kiến thức mà đội ngũ giáo viên, các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực này cũng lao đao. "Đội ngũ giáo viên tiếng Anh người nước ngoài của công ty đa phần đi dạy chuyên nghiệp nên nguồn thu chính của họ đến từ việc dạy học. Nhưng nay bỗng nhiên mất đi nguồn thu gần như duy nhất này, họ rơi vào khủng hoảng thật sự" - ông Tùng nói.
Ông Tùng cũng nhìn nhận nguồn thu của công ty đến từ việc cung cấp giáo viên. Giáo viên gặp khó khăn cũng đồng nghĩa DN khó khăn. Tuy giáo viên không nhận lương do không đứng lớp nhưng chi phí vận hành DN, lương cho bộ phận văn phòng và các chi phí quản lý khác vẫn phải chi. "Cái quan trọng hiện tại là giữ liên lạc với các giáo viên, khuyên họ về việc phòng dịch để tự bảo vệ mình trước dịch bệnh, tiếp đến là động viên họ yên tâm, sẵn sàng quay lại công việc khi dịch qua đi. Họ đến Việt Nam vì yêu đất nước của chúng ta. Họ cũng tin tưởng rất cao về khả năng ứng phó với dịch covid-19 của Việt Nam và đó là lý do họ vẫn ở lại Việt Nam dù không biết chừng nào mới đi dạy trở lại" - ông Tùng nói thêm.
Nhiều chủ trường ngoại ngữ trên địa bàn TP HCM nhận định giáo viên nước ngoài là một bộ phận nhân lực quan trọng trong hệ thống giáo dục của họ. Chính vì thế, từ góc độ DN cho đến các trường, nên có chính sách hỗ trợ để họ yên tâm ở lại Việt Nam tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và dịch vụ giáo dục.
Bài và ảnh: GIANG NAM
Theo Người lao động
Giữa mùa dịch, trung tâm ngoại ngữ Ichigo vẫn hoạt động Giữa mùa dịch Covid-19, học viên của Trung tâm ngoại ngữ Ichigo ở cơ sở thứ 3 (đường 3/2, quận 11) vẫn đi học bình thường. Ngày 27/2/2020, một người dân cung cấp thông tin cho phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam biết, đang giữa mùa dịch Covid - 19, học viên của Trung tâm ngoại ngữ Ichigo ở cơ...