Bảy bí quyết giúp Thái Lan kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19
Kể từ ngày 1/7, Thái Lan dỡ bỏ hầu hết những biện pháp nghiêm ngặt để phòng chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, cho phép những lĩnh vực kinh doanh và hoạt động có nguy cơ cao được nối lại, đồng thời rút lại lệnh cấm các chuyến bay quốc tế, nhưng chỉ một số đối tượng nhất định được phép nhập cảnh quốc gia Đông Nam Á này.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan ngày 17/5. Ảnh: AFP/TTXVN
Việc Thái Lan dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa theo từng giai đoạn trong 2 tháng vừa qua, mặc dù vẫn tiếp tục gia hạn Sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp cho tới cuối tháng Bảy, là kết quả của quá trình ngăn chặn, khống chế và kiểm soát dịch bệnh theo những kịch bản rõ ràng.
Cho tới nay, Thái Lan đã trải qua 37 ngày không ghi nhận các ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng. Tất cả những trường hợp mới được xác nhận đều là công dân trở về từ nước ngoài được cách ly. Ngày 1/7, Thái Lan ghi nhận có thêm 2 ca mắc COVID-19 là những công dân trở về từ Kuwait, nâng tổng số trường hợp lên 3.173 bệnh nhân. Thái Lan đã điều trị thành công cho 3.059 bệnh nhân COVID-19 và chỉ có 58 trường hợp tử vong, một tỷ lệ được cho là thấp so với nhiều nước trên thế giới.
Thái Lan là quốc gia đầu tiên bên ngoài Trung Quốc ghi nhận ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây COVID-19 từ tháng 1/2020. Sau khi có những ca lây nhiễm đầu tiên, Chính phủ Thái Lan đã áp dụng nhiều biện pháp phòng ngừa và ban đầu đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, do số lượng khách du lịch ngoài Trung Quốc vẫn tiếp tục tới Thái Lan sau đó, cùng với nhiều người Thái trở về nước từ những vùng có dịch, số lượng các ca nhiễm tại Thái Lan lại tăng lên nhanh chóng trong tháng Ba, khiến cho chính phủ phải áp dụng những biện pháp mạnh hơn như ban bố Sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp từ ngày 26/3 đến ngày 30/4, giới nghiêm toàn quốc vào ban đêm, cấm toàn bộ người nước ngoài nhập cảnh, cấm bán đồ uống có cồn… nhằm kiềm chế dịch lây lan.
Đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại Thái Lan trong tháng Tư và tới nay nước này về cơ bản đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Kết quả này đạt được là do những nỗ lực không mệt mỏi của các nhân viên y tế và những tình nguyện viên y tế cộng đồng cũng như sự hợp tác của đa số người dân trong việc tuân thủ những yêu cầu y tế cơ bản như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội và rửa tay thường xuyên.
Theo đánh giá, thành công của Thái Lan trong việc khống chế dịch COVID-19, mặc dù có những cảnh báo về sự bùng phát dữ dội ngay khi ca đầu tiên xuất hiện đầu năm, là nhờ 7 yếu tố.
Thứ nhất, Thái Lan có đội ngũ tình nguyện viên y tế làng xã đông đảo gồm hơn 1 triệu người tại hơn 75.000 làng trên khắp đất nước. Những người này chủ yếu là phụ nữ và hiểu rõ cộng đồng của mình. Mỗi người, tùy thuộc và địa điểm và cộng đồng, được phân công chăm sóc tới 10 gia đình. Họ thường xuyên đến thăm các gia đình được phân công để thông báo tình hình dịch bệnh, theo dõi chặt chẽ người ra vào địa phương khi có dịch và phối hợp chặt chẽ với các nhân viên y tế cấp tỉnh và huyện.
Thứ hai, Thái Lan đã triển khai biện pháp phòng ngừa phổ quát như kêu gọi đeo khẩu trang và sát trùng tay ngay từ đầu. Các quan chức y tế đã kêu gọi người dân đeo khẩu trang thường xuyên và đảm bảo vệ sinh cá nhân ngay sau khi ca COVID-19 đầu tiên được phát hiện. Cách tiếp cận này cho phép hầu hết người dân ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Thái Lan đã từng sử dụng cách tiếp cận phòng ngừa phổ quát này trong chiến dịch phòng chống HIV/AIDS 20 năm trước đây. Ngoài ra, người dân Thái cũng có thói quen đeo khẩu trang để phòng chống ô nhiễm bụi mịn PM2.5.
Video đang HOT
Thứ ba là sự hợp tác của người dân trong phòng chống đại dịch. Rõ ràng, nếu không có sự tham gia và hợp tác của công chúng, kết quả của các biện pháp phòng chống COVID-19 sẽ khác. Người dân Thái Lan có xu hướng tuân theo những chỉ dẫn của những người có chuyên môn, đặc biệt là các bác sĩ.
Thứ tư là chất lượng lãnh đạo trong phòng chống dịch. Thái Lan đã thành lập Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 (CCSA) để chỉ đạo ở quy mô toàn quốc cũng như các trung tâm xử lý dịch bệnh ở tất cả các các cấp cơ sở. Các quan chức được phân công nhiệm vụ rõ ràng và chính quyền cho phép các chuyên gia y tế tham gia vào việc ra quyết định.
Thứ năm, Thái Lan đã đưa ra các biện pháp phòng chống đúng thời điểm. So với các nước trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khác về thời gian biểu phong tỏa, Thái Lan theo đuổi chính sách không quá nghiêm ngặt nhưng không quá lỏng lẻo.
Thứ sáu là công tác truyền thông dựa trên số liệu thực tế để thông báo trực tiếp với công chúng. Hằng ngày, người phát ngôn CCSA thông báo cho công chúng về tình hình dịch bệnh trong các buổi họp báo. Những số liệu chính thức của CCSA đã tạo ra được niềm tin của công chúng, cũng như nhận thức về những gì cần phải làm để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Thứ bảy là tinh thần Thái Lan của người dân, một truyền thống được cho là hình thành từ thời xa xưa khi người dân làng xã đoàn kết để vượt qua những điều bất thường. Tính cách này đã giúp cho Thái Lan bảo vệ đất nước và vượt qua các cuộc khủng hoảng hay tình trạng khấp cấp.
Tới nay, khi số lượng các ca nhiễm mới ghi nhận hằng ngày ở mức thấp và đều là từ công dân hồi hương, Chính phủ Thái Lan vẫn khuyến cáo người dân tiếp tục nêu cao cảnh giác trước làn sóng COVID-19 thứ hai. Từ ngày 1/7, máy bay và người vào Thái Lan phải tuân thủ các điều kiện, quy định của Luật Di trú, Luật về bệnh truyền nhiễm, Luật Hàng không và Sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp. Một số đối tượng đặc thù sẽ được phép nhập cảnh Thái Lan như doanh nhân, du lịch chữa bệnh, có vợ hoặc chồng là người Thái, có giấy phép lao động, sở hữu nhà tại Thái Lan… Tất cả những người nước ngoài tới Thái Lan sẽ phải xét nghiệm COVID-19 và hoàn thành thời gian cách ly bắt buộc. Thành công của Thái Lan trong việc kiềm chế COVID-19 sẽ làm tăng hơn nữa uy tín của hệ thống y tế công cộng của nước này, gia tăng sự bảo đảm đối với du khách nước ngoài, đồng thời tăng sức hấp dẫn của du lịch y tế Thái Lan.
Trung Quốc: Đã có 892 bệnh nhân nhiễm virus Corona được điều trị thành công
Tính đến ngày 5-2, đã có 24.552 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (2019-nCoV) trên toàn thế giới và 492 người tử vong, trong đó 490 người tử vong ở Trung Quốc đại lục.
Tuy nhiên, nhiều nước trên thế giới đã ghi nhận những ca điều trị khỏi bệnh, được xuất viện. Tại Trung Quốc, đã có 892 bệnh nhân được điều trị thành công.
Nhân viên y tế Malaysia đón các công dân nước này được sơ tán từ Vũ Hán, về tới sân bay quốc tế Kuala Lumpur ngày 4-2
Malaysia: Bệnh nhân nhiễm virus Corona đầu tiên được xuất viện
Ngày 5-2, Bộ Y tế Malaysia cho biết chính thức thông báo trường hợp bệnh nhân đầu tiên nhiễm chủng mới của virus Corona tại nước này - là một bệnh nhi 4 tuổi người Trung Quốc - đã hồi phục hoàn toàn và được xuất viện. Bệnh nhi này là một trong số 10 bệnh nhân nhiễm virus được phát hiện tại Malaysia và là trường hợp đầu tiên được xuất viện sau thời gian điều trị từ ngày 29-1 vừa qua.
Tại Mỹ, một bệnh nhân 35 tuổi nhiễm virus Corona vừa được xuất viện hôm 4-2 sau nhiều ngày điều trị tại Trung tâm y tế khu vực Providence ở Everett, bang Washington. Người đàn ông này là bệnh nhân đầu tiên ở Mỹ dương tính với virus Corona sau khi đi từ Trung Quốc về Mỹ. Bệnh nhân này tự đến một bệnh viện chăm sóc khẩn cấp hôm 19-1 sau khi cảm thấy không khỏe. Sau đó, ông được chuyển tới một phòng cách ly đặc biệt tại Trung tâm y tế khu vực Providence vào ngày hôm sau.
Trong khi đó, tại Hàn Quốc, một bệnh nhân 55 tuổi nhiễm virus Corona chủng mới ở Hàn Quốc đã được các bác sỹ nước này điều trị và nay bình phục hoàn toàn. Viện Y tế quốc gia Hàn Quốc (NMC) ngày 5-2 thông báo bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính với virus Corona chủng mới (2019-nCoV) và được dỡ bỏ cách ly. Bệnh nhân này được xuất viện ngày 5-2 và là trường hợp đầu tiên ở Hàn Quốc được xuất viện sau khi nhiễm 2019-nCoV. Thông tin trên được công bố trong bối cảnh Hàn Quốc cùng ngày 5-2 thông báo có thêm 2 trường hợp nhiễm virus trên, theo đó tổng số ca nhiễm tại Hàn Quốc là 18 người. Một trong hai trường hợp nhiễm mới là nam giới người Hàn Quốc đã đến Singapore gần đây.
Tính đến hết ngày 4-2, đã có 892 bệnh nhân tại Trung Quốc được điều trị thành công kể từ khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus 2019-nCoV bùng phát hồi tháng 12-2019.
Nga, Thái Lan tiếp tục sơ tán các công dân khỏi thành phố Vũ Hán
Bộ Quốc phòng Nga cho biết máy bay thứ 2 của Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga chở 64 hành khách đã cất cánh từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc tối 4-2. Sang đón các công dân Nga về nước là các bác sỹ quân y và các chuyên gia virus của Bộ Quốc phòng. Các chuyên gia sẽ theo dõi cẩn thận tình trạng sức khỏe của các hành khách. Trước đó cùng ngày, máy bay vận tải quân sự đầu tiên chở 82 công dân Nga cũng đã trở về từ Trung Quốc. Phó Thủ tướng Nga Tatyana Golikova lưu ý rằng chỉ những công dân khỏe mạnh mới trở về quê hương bởi Trung Quốc không cho những người đã bị nhiễm bệnh ra khỏi lãnh thổ của mình. Để phòng ngừa, các công dân này sẽ bị cách ly trong 2 tuần.
Thái Lan cũng đã sơ tán 138 công dân rời khỏi thành phố Vũ Hán. Chuyến bay mang số hiệu FD571 của Hãng hàng không Thai AirAsia chở 138 công dân Thái Lan sơ tán khỏi thành phố Vũ Hán của Trung Quốc đã hạ cánh xuống sân bay U-tapao ở tỉnh Rayong, miền Đông Thái Lan, lúc 20h40 ngày 4-2.
Theo Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul, không ai trong số 138 hành khách này có bất kỳ dấu hiệu nhiễm bệnh nào. Tuy nhiên, trước đó, nhà chức trách Trung Quốc đã ngăn 2 người Thái Lan lên máy bay tại Vũ Hán vì bị sốt cao. Tính đến ngày 4-2, Thái Lan đã ghi nhận 25 trường hợp nhiễm chủng mới của virus Corona (2019-nCov), trong đó có 18 khách du lịch Trung Quốc và 6 người Thái Lan. Chưa có trường hợp tử vong nào do dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, được ghi nhận ở Thái Lan.
Liên quan đến dịch bệnh do virus Corona, sáng 5-2 hai hãng hàng không của Mỹ là American Airlines và United Airlines thông báo tạm thời dừng mọi chuyến bay đến và đi từ Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông (Trung Quốc). Hãng American Airlines - thường phục vụ chặng bay từ Dallas/Fort Worth và Los Angeles đến Hồng Kông - cho biết đã tạm dừng các chuyến bay đến ngày 20-2. Tương tự, United Airlines cũng tuyên bố dừng phục vụ chặng bay Hồng Kông từ ngày 8-2 đến 20-2 vì lượng hành khách giảm mạnh. Ngoài ra, nhiều hãng hàng không quốc tế đã áp dụng biện pháp cắt giảm hoặc ngừng chuyến bay đến Trung Quốc.
Hiện tại Hồng Kồng đã có 18 người cho kết quả dương tính với chủng mới của virus Corona. Ngày 4-2, giới chức y tế khu hành chính này cảnh báo đã phát hiện bằng chứng về dịch bệnh lây lan tại địa phương khi người dân không tới Trung Quốc nhưng vẫn bị nhiễm bệnh, đồng thời xác nhận ca tử vong đầu tiên do virus này.
Tỷ lệ tử vong do virus Corona ở Trung Quốc là 2,1%
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh ngày 4-2, cho biết tỷ lệ tử vong do nhiễm virus 2019-nCoV tại Trung Quốc là khoảng 2,1%, thấp hơn nhiều so với các dịch bệnh khác. Và kể từ ngày 1-2, tỷ lệ bệnh nhân được chữa khỏi nhiều hơn số người tử vong do bệnh này.
Tuy nhiên, hôm 4-2, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết tỷ lệ tử vong của các trường hợp nhiễm virus 2019-nCoV được xác nhận ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc là 4,9%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình 2,1% trên toàn Trung Quốc. Nguyên nhân là do trong giai đoạn đầu dịch bùng phát, Vũ Hán không đủ năng lực thực tế để điều trị cho các bệnh nhân nhiễm virus 2019-nCoV.
Tỷ lệ tử vong do cúm H1N1 năm 2009 ở Mỹ là 17,4%, tỷ lệ tử vong do dịch MERS năm 2012 là 34,4%, trong khi con số này trong dịch Ebola là 40,4%.
Theo anninhthudo
'Quyết định táo bạo' - Thái Lan dừng dự án nạo vét sông Mekong của TQ Thái Lan dừng dự án của Trung Quốc nhằm mở thêm tuyến đường thủy ở sông Mekong, trong một chiến thắng hiếm hoi của các nhà hoạt động môi trường. Bắc Kinh từ lâu đã muốn cho nổ đoạn đất đá dài 97 km và nạo vét lòng sông ở miền bắc Thái Lan để mở ra lối đi cho những tàu hàng...