Bảy bệnh nhân được cứu từ tạng của hai người chết não
Bốn bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, hai người có nguy cơ bị mù và một người xơ gan giai đoạn cuối đã được cứu sống, phục hồi sức khỏe từ tạng hiến của hai người chết não.
Bác sĩ chuyên khoa II Ngô Văn Hồng kiểm tra mắt cho bệnh nhân sau khi được ghép giác mạc – Ảnh: Nguyên Mi
Chiều nay (31.12), bác sĩ Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng Đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) cho biết, bệnh viện vừa thực hiện 7 ca phẫu thuật ghép tạng cho 7 bệnh nhân. Tất cả các trường hợp trên đã nhận được tạng hiến từ hai người tử vong (chết não) do tai biến mạch máu não.
Theo bác sĩ Thu, cả hai người hiến tạng đều đã trên 50 tuổi, ngụ tại TP.HCM. Trong đó một trường hợp là cán bộ quân đội.
Sau khi ông bị chết não, gia đình quyết định hiến một quả thận của người đã mất cho người thân bị suy thận. Tuy nhiên, khi được các bác sĩ vận động, thuyết phục, gia đình đã đồng ý hiến toàn bộ tạng và giác mạc của ông cho các bệnh nhân chờ ghép tạng.
Trường hợp người cho thứ hai, gia đình đã đồng ý hiến tạng của người thân đã mất sau nhiều ngày đắn đo và được sự vận động của các bác sĩ.
Ngay sau khi được gia đình đồng ý, các bác sĩ đã phẫu thuật lấy bốn quả thận, hai giác mạc và một phần gan từ người hiến. Những bộ phận này sau đó đã được ghép cho bốn bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, hai người có nguy cơ bị mù và một người xơ gan giai đoạn cuối.
Bác sĩ chuyên khoa II Ngô Văn Hồng, Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết, sau khi được ghép giác mạc, hiện thị lực của cả hai bệnh nhân đều có những tiến bộ rõ rệt.
Video đang HOT
Đồng thời, theo bác sĩ Thái Minh Sâm, Trưởng khoa Ngoại tiết niệu, Bệnh viện Chợ Rẫy, việc ghép thận cũng được tiến hành trên bốn bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối. Hiện sức khỏe của cả 4 bệnh nhân đều bình phục.
Bác sĩ Phạm Hữu Thiện Chí, Phó Khoa Gan – Mật – Tụy, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết bệnh nhân được ghép gan 66 tuổi. Ông bị viêm gan B và xơ gan giai đoạn cuối, đã mòn mỏi chờ ghép gan hơn hai năm nay.
“Ngay sau khi có tin người hiến, các bác sĩ đã lập tức lấy gan và ghép cho bệnh nhân. Chiều nay (31.12), sau một tuần phẫu thuật, chức năng gan của bệnh nhân này đã phục hồi”, bác sĩ Chí nói.
Bác sĩ Thu cho biết, trong năm 2015, đã có 7 trường hợp hiến tạng. Trong đó có 3 trường hợp hiến đa tạng. Với nguồn tạng hiến quý giá này các bác sĩ đã cứu sống và giúp sáng mắt cho 23 người.
Viên An
Theo Thanhnien
8B Lê Trực: Hiến phần vi phạm, không chấp nhận dù chỉ là ý tưởng
Tin tức về vụ nhà 8B Lê Trực lại đốt nóng dư luận xã hội khi ông Đỗ Thế Hùng đề xuất hiến tặng phần vi phạm cho Nhà nước. ĐB Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) nói: "Không để nén bạc đâm toạc tờ giấy".
Cắt ngọn là tất yếu
Dư luận xã hội đang cập nhật tin tức mới nhất từng giờ về việc cắt ngọn tòa nhà vi phạm xây dựng vượt phép tại số 8B Lê Trực (Ba Đình, Hà Nội). Ngay khi những tin tức về việc Giám đốc Ban quản lý dự án, đại diện chủ đầu tư tòa nhà 8B Lê Trực - ông Đỗ Thế Hùng, đề xuất phương án được hiến phần xây dựng vi phạm tại toà nhà này cho Nhà nước để dư luận xem xét, nhiều người đã tỏ ra quan ngại.
Bên hành lang Quốc hội sáng 23/11, trao đổi với phóng viên báo Người Đưa Tin, ĐB Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) nói: "Trường hợp vi phạm như 8B Lê Trực gần như là phổ biến trong thời gian qua. Nó chỉ được phát hiện và xử lý khi dư luận, báo chí vào cuộc.
Vì thế cho nên cắt ngọn là việc tất yếu.
Các cơ quan chức năng đã có chủ trương cắt ngọn là thực hiện đúng theo chủ trương pháp luật của Nhà nước. Do đó, việc cắt ngọn phần vi phạm là phải làm một cách nghiêm túc, không được nói đến chuyện phạt rồi cho tồn tại.
Nếu không xử nghiêm, cắt ngọn đúng quy định thì sự việc 8B Lê Trực sẽ thành tiền lệ xấu".
ĐB Cao Sỹ Kiêm nói: "Không chấp nhận hiến tặng phần vi phạm nhà 8B Lê Trực, dù chỉ là trong ý tưởng".
Đừng để "nén bạc đâm toạt tờ giấy"
"Đây là một vi phạm mà không thể khắc phục được. Do đó, mọi việc hiến tặng hay bất cứ phương pháp gì dù chỉ là trong ý tưởng cũng không nên áp dụng trọng trường hợp này.
Bởi vì, hiến tặng cho Nhà nước, Nhà nước đâu có cần. Không thể vì một tý lợi ích vật chất để hy sinh kỷ cương, kỷ luật, pháp luật dẫn đến một tiền lệ xấu trong xã hội được. Không thể lấy đồng tiền để phá hoại luật pháp. Đừng để "nén bạc đâm toạc tờ giấy", ĐB Cao Sỹ Kiêm nhấn mạnh.
Vị ĐBQH nguyên là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giải thích thêm: "Điều đó, không những không có lợi về mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng lớn đến xã hội và lòng tin của nhân dân.
Không thể làm mất đi tính thượng tôn của pháp luật bằng những việc làm vô lý.
Nếu đồng ý hiến tặng phần vi phạm tòa nhà 8B Lê Trực cho Nhà nước thì chắc chắn sẽ còn có những trường hợp vi phạm tương tự thậm chí là nặng nề hơn rất nhiều và lại sẽ có những trường hợp hiến kế xiên xẹo hơn nữa".
"Thường những người vi phạm sẽ tìm mọi cách để lẩn tránh hoặc thậm chí làm giảm thiệt hại của mình xuống.
Không để "dễ xây, khó phá"
Nhưng về phía Nhà nước, đối với các cơ quan công quyền, để đảm bảo kỷ cương pháp luật nghiêm minh, không có Lê Trực thứ 2 trong thời gian tới thì phải làm nghiêm túc, kiểm tra thường xuyên, kịp thời. Không chấp nhận bất cứ một vận dụng nào làm xiên xẹo chủ trương của Nhà nước, khiến cho pháp luật thiếu nghiêm minh được.
Tòa nhà 8B Lê Trực là một công trình có thể nói là xây lên thì dễ mà phá đi cực khó. Nó gây ra những thiệt hại cực lớn, không chỉ cho chủ đầu tư mà Nhà nước cũng ảnh hưởng.
Tuy vậy, tôi cho rằng, vẫn phải làm một cách nghiêm túc, cắt ngọn vi phạm theo đúng quy định để rút ra bài học kinh nghiệm, tránh có thêm những công trình như thế này nữa và đảm bảo được quy hoạch đô thị một cách nghiêm túc", ĐB Cao Sỹ Kiêm nhấn mạnh.
Trước đó, như báo Người Đưa Tin đã đăng tải, trong buổi sáng 21/11 tiến hành tháo dỡ, cắt ngọn tầng tum và tầng 19 tòa nhà 8B Lê Trực, trả lời báo chí, ông Đỗ Thế Hùng, Giám đốc Ban quản lý dự án, đại diện chủ đầu tư tòa nhà 8B Lê Trực (Ba Đình - Hà Nội), đã đề xuất phương án được hiến phần xây dựng vi phạm tại toà nhà này cho Nhà nước để dư luận xem xét. Theo vị Giám đốc Ban quản lý dự án, thay vì cắt ngọn, sẽ tốt hơn nếu giữ nguyên phần diện tích này để hiến cho Nhà nước, sử dụng vào những việc có ích cho xã hội. Ông Đỗ Thế Hùng nói: "Công trình của chúng tôi đã sai, chúng tôi xin nhận khuyết điểm. Tuy nhiên, vấn đề tôi muốn nói ở đây là không chỉ chúng tôi sai, liệu công trình chúng tôi có nằm trong vị trí nhạy cảm bắt buộc phải cắt ngọn, hay là chúng ta có thể dùng vào việc khác. Tôi đưa ra phương án này để dư luận, các cơ quan chức năng xem xét".
Dương Thu
Theo_Người Đưa Tin
Xe buýt Hà Nội tông xe máy trong hầm, ngư dân Khánh Hòa câu được cá lạ Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói về lý do hiến tạng, ngư dân Khánh Hòa câu được cá lạ nghi là cá Sủ vàng quý hiếm, người dân Hà Nội háo hức tham quan tàu điện Cát Linh-Hà Đông... là những hình ảnh ấn tượng tuần qua. "Người nhà tôi cũng toàn là thầy thuốc nên càng ủng hộ"-...