Bay 2.000km đưa bệnh nhân từ Trường Sa về TP.HCM cấp cứu
15g30 chiều 21-8, trực thăng của Trung đoàn không quân 917, Sư đoàn Không quân 370, Quân chủng Phòng không Không quân, bay cấp cứu bệnh nhân tại đảo Song Tử Tây (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) đã hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất.
Ngay sau đó, đại úy Trần Văn Đinh được chuyển về bệnh viện Quân y 175 để cấp cứu.
Đại úy Trần Văn Đinh bị thương nặng trong khi làm nhiệm vụ vào khoảng 15g30 chiều 20-8 làm ngưng tim, phổi.
Được bộ phận Quân y tại đảo cấp cứu, sau hơn 1 giờ, tim đã đập trở lại nhưng bệnh nhân vẫn hôn mê.
Ngay sau đó, Bộ Quốc phòng đã triển khai kế hoạch cấp cứu bệnh nhân về Quân chủng Phòng không Không quân và Sư đoàn 370 nhận lệnh.
“Lúc 0g25 ngày 21-8, đơn vị nhận được tin báo, anh em triển khai làm công tác chuẩn bị sẵn sàng bay ngay trong đêm để trời sáng là lên đường ngay. 6g35, trực thăng cất cánh từ sân bay Biên Hòa ra đảo Song Tử Tây”.
Video đang HOT
“Trên trực thăng có 8 người, trong đó: Tổ bay của Trung đoàn trực thăng 917 gồm 5 người (2 phi công lái là đại tá Đỗ Thanh Hồng, phó trung đoàn trưởng, tham mưu trưởng Trung đoàn 917, trung tá Phạm Huy Bình, phi đội trưởng phi đội 1, Trung đoàn 917) và ê-kip gồm 2 bác sĩ, 1 y sĩ của bệnh viện 175, đại tá Phạm Trường Sơn, phó sư đoàn trưởng, tham mưu trưởng Sư đoàn 370 cho biết.
Hơn 10g sáng nay, trực thăng hạ cánh tại đảo Song Tử Tây. Vào lúc 11g25, máy bay cất cánh từ đảo Song Tử Tây về đất liền và hạ cánh lúc 15g30.
Đại tá Phạm Trường Sơn chia sẻ hoàn lưu bão số 3 còn sót lại trùm hết đường bay nhưng anh em tổ bay đã cố gắng vượt qua khó khăn để đưa bằng được đại úy Trần Văn Đinh về đất liền cứu chữa.
“Theo quy định, mỗi lần bay, trực thăng chỉ bay trực 7 giờ. Nhưng lần này, vì nhiệm vụ đặc biệt, anh em đã bay hơn 8 giờ liền. Cả bay đi và bay về, trực thăng đã bay quãng đường hơn 2.000 cây số trên biển, ở độ cao 1.500m trở xuống nên rất vất vả.
Đặc biệt, lần này anh em độc lập tác chiến, không có máy báy chuyển tiếp như mọi lần nên khó khăn hơn rất nhiều”, đại tá Sơn nói.
Theo Tuổi Trẻ
Trung Quốc khoe khoang cơ bắp ở Biển Đông và thảm hoạ khôn lường
Tờ The Wall Street Journal cho rằng trong bối cảnh Trung Quốc phô trương sức mạnh tại Biển Đông và biển Hoa Đông, nguy cơ xảy ra cuộc đụng độ ngoài ý muốn trên biển và trên không đang gia tăng từng ngày.
The Wall Street Journal dẫn một nghiên cứu mới của công ty RAND Corp nhận định một cuộc chiến tranh Trung-Mỹ sẽ là kết quả của một cuộc khủng hoảng và như vậy chiến tranh "không thể coi là không hợp lý". Báo cáo cảnh báo bạo lực có thể nhanh chóng nổ ra.
Đó là vì mỗi bên đều đã triển khai những vũ khí được định vị chính xác, cũng như các công nghệ mạng và vũ trụ, có thể gây thiệt hại thảm khốc cho tài sản quân sự của nhau, kể cả các khẩu đội tên lửa được bố trí trên mặt đất của Trung Quốc và các tàu sân bay của Mỹ. Do đó, họ có động cơ phải tiến hành tấn công phủ đầu ồ ạt với tính toán rằng "nếu không sử dụng vũ khí thì sẽ thất bại".
Tuy nhiên, theo nghiên cứu do RAND tiến hành với sự hỗ trợ của quân đội Mỹ, một khi để tuột khỏi tầm kiểm soát, giao tranh có thể kéo dài, mặc dù không chắc sẽ dẫn đến chiến tranh hạt nhân. Cả hai quốc gia đều sở hữu các nguồn lực quân sự, công nghiệp và nhân khẩu đủ mạnh để gánh chịu những tổn thất nặng nề và cầm cự.
Tương tự như ở Triều Tiên, có thể sẽ không có bên nào giành chiến thắng rõ ràng. Tài liệu của RAND khẳng định Washington và Bắc Kinh cần "tính toán khả năng nổ ra một cuộc xung đột nghiêm trọng, kéo dài, không kiểm soát nổi và thảm khốc, bất phân thắng bại.
Đáng quan ngại hơn cả là báo cáo của RAND lưu ý rằng các nhà chiến lược quân sự Trung Quốc ngày càng tự tin rằng họ có thể tiến hành một cuộc chiến tranh quyết liệt, mau lẹ và giành chiến thắng. Kịch bản đáng ngại trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc bất chấp phán quyết của Tòa Trọng tài trong đó phản bác những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với gần như toàn bộ Biển Đông, đồng thời không công nhận những hòn đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp tại vùng biển này.
Thay vì nhượng bộ, Trung Quốc gia tăng chiến lược hung hăng của mình, cử máy bay ném bom bay trên bãi cạn Scarborough mà họ chiếm được từ tay Philippines, thông báo tập trận với Nga và phái các đoàn tàu dân quân biển tới những vùng biển đang tranh chấp với Nhật Bản. Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) tại Washington đã công bố những bức ảnh chụp qua vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã dựng các nhà chứa máy bay chiến đấu trên các hòn đảo nhân tạo để chống chọi trước các cuộc tấn công từ trên không.
Trong khi đó, giáo sư về chiến lược Renaud Girard thuộc Viện Khoa Học Chính Trị Sciences Po Paris không ngần ngại cho rằng Trung Quốc, một nước không coi luật lệ quốc tế ra gì, có thể gây nên một cuộc "chiến tranh toàn diện với cường độ cao".
Giáo sư Girard cho rằng, chính sách bành trướng trên biển của Trung Quốc có thể dẫn đến một thứ chiến tranh mà từ lâu rồi không còn thấy nữa, tức là một cuộc chiến tranh toàn diện cường độ cao. Theo ông, tại Biển Đông, Bắc Kinh đã có một chính sách tạo nên sự đã rồi, chiếm cứ những rạn san hô mà luật pháp quốc tế gọi là "terra nullius", tức là các bãi đá chưa bao giờ thuộc về ai. Ở đấy, Trung Quốc muốn xây dựng một "trường thành cát" bằng cách biến các đảo nhỏ ở khu vực Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thành vô số căn cứ không quân.
Bằng chiến lược bồi đắp các đảo nhân tạo lớn, Trung Quốc đã thiết lập những căn cứ quân sự, căn cứ không quân và hải quân gần Philippines hay Việt Nam hơn là bờ biển riêng của Trung Quốc. Trung Quốc tự cho quyền cấm tàu nước ngoài đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh những rạn san hộ trong tay họ, và quyền hưởng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý áp dụng với một lãnh thổ.
Hiện nay, Trung Quốc có thái độ vô cùng thô bạo đối với các ngư dân Việt Nam đi vào những vùng mà Trung Quốc tự cho không gian kinh tế của họ. Thái độ thèm khát lãnh thổ và lãnh hải của Bắc Kinh tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông quả thực khiến ai cũng phải chóng mặt.
Giáo sư Girard khẳng định, Trung Quốc rõ ràng là khinh thường mọi luật lệ quốc tế cũng như mọi hình thức đàm phán đa phương về vấn đề Biển Đông. Việc Trung Quốc coi thường phán quyết của tòa trọng tài quốc tế theo đánh giá của ông Girard là sự kiện lo ngại nhất trên phương diện địa lý chính trị trong năm 2016.
Cho tới nay, chưa có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc bố trí máy bay quân sự trên các căn cứ nằm ở giữa biển. Tuy nhiên, một số chuyên gia phương Tây cho rằng có lẽ Trung Quốc đang "ủ mưu" để không phá hỏng bầu không khí của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) mà nước này lần đầu tiên tổ chức vào ngà 4-5.9. Giới chuyên gia dự đoán có thể Trung Quốc sẽ có những bước đi hung hăng hơn trong khoảng thời gian từ sau hội nghị G-20 đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới.
Theo Danviet
Người đứng đầu cơ quan nội vụ Đài Loan đến Ba Bình trái phép Chính quyền Đài Loan hôm qua lần đầu tiên cử người đứng đầu cơ quan nội vụ tới Ba Bình trái phép, nhằm củng cố yêu sách chủ quyền với hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ông Yeh Jiunn-rong, người đứng đầu cơ quan nội vụ Đài Loan, trong cuộc họp báo hôm qua. Ảnh: FocusTaiwan Ông Yeh Jiunn-rong,...