Bauxite không phải cứu cánh của Việt Nam
Đó là khẳng định của PGS-TS Nguyễn Khắc Vinh, Chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam, nguyên viện trưởng Viện Địa chất và Khoáng sản.
* PV: Tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng về trữ lượng bauxite của Việt Nam là 10-11 tỉ tấn có chính xác không, thưa ông?
- TS Nguyễn Khắc Vinh: Tôi rất ngạc nhiên và phản đối kịch liệt việc Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng trữ lượng bauxite Việt Nam là 10-11 tỉ tấn và cũng không hiểu bộ trưởng căn cứ vào tài liệu nào. Ở đây, phải phân biệt giữa tài nguyên và trữ lượng. Trữ lượng bauxite mà bộ trưởng nói đến chỉ là tài nguyên, còn muốn mở ra ngành công nghiệp bauxite – nhôm thì phải khoan thăm dò chi tiết, tính toán nhiều yếu tố chứ không thể căn cứ vào dự báo tài nguyên để làm luận chứng kinh tế chodự án bauxite Tây Nguyên.
Hơn nữa, cho đến nay, trên các tài liệu đã công bố, Việt Nam chỉ có 6,9 tỉ tấn tài nguyên bauxite, còn Mỹ nhận định trữ lượng bauxite của Việt Nam chỉ có 2,1 tỉ tấn. Tuy nhiên, khi thăm dò chi tiết, trữ lượng có thể thấp hơn nữa. Trong khi trữ lượng bauxite của cả thế giới chỉ có 38 tỉ tấn. Lâu nay, Việt Nam hay dùng khái niệm trữ lượng là không chính xác, thậm chí còn nói “vống” trữ lượng lên để gây phấn khởi.
Đoàn chuyên gia khảo sát khu vực xây dựng Nhà máy Bauxite Nhân Cơ (Đắk Nông). Ảnh: Thu Sương
* Về mặt kinh tế, ông nhìn nhận thế nào về tiềm năng bauxite Việt Nam?
Video đang HOT
- Về bauxite, nếu nhìn ở góc độ kinh tế và khoa học thì lỗ nặng vì thị trường thế giới không lớn. Đây lại là lĩnh vực mới, phải đầu tư số tiền khổng lồ, trong khi giá bauxite rất rẻ (khoảng 35 USD/tấn) nên không phải là sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
Mỗi năm, thế giới chỉ sử dụng 200 triệu tấn và với trữ lượng 38 tỉ tấn thì 100 năm nữa, thế giới mới sử dụng hết, điều này cho thấy nhu cầu về bauxite của toàn cầu là không nhiều. Vì vậy, nếu ta khai thác nhiều cũng chẳng bán được cho ai. Hiện nay, Trung Quốc gần như là khách hàng mua bauxite duy nhất của Việt Nam vì nhu cầu họ lớn nhưng trữ lượng có hạn. Theo đánh giá của thế giới, trữ lượng bauxite của Trung Quốc chỉ có 700 triệu tấn và là loại mỏ bauxite Diaspore giống như Cao Bằng, Hà Giang, Hải Dương… chủ yếu trong hang đá, trữ lượng ít, không phải là loại Gibbsite như ở Tây Nguyên nên việc khai thác khó khăn, chi phí rất lớn.
Chính vì thị trường nhỏ, giá rẻ nên Guinea là quốc gia có trữ lượng bauxite đứng đầu thế giới, khoảng 8 tỉ tấn nhưng họ vẫn không tập trung khai thác. Thị trường bauxite thế giới đã ổn định. Châu Mỹ có Guinea, Jamaica, Brazil cung ứng châu Âu có Ấn Độ và nhiều nước khác Úc có trữ lượng 7 tỉ tấn, đứng thứ hai nên là nhà cung cấp chiến lược.
Ngoài ra, sản xuất nhôm từ bauxite phải cần nguồn điện dồi dào và giá rẻ nên thế giới cũng không mặn mà. Vì thế, đừng viển vông nghĩ bauxite là cứu cánh của Việt Nam hay Tây Nguyên.
Tính toán các yếu tố, nhất là trữ lượng bauxite thế giới và nhu cầu thực tế đã khẳng định khai thác bauxite Tây Nguyên không có lợi trong thời điểm này. Còn nếu tính đúng, tính đủ chi phí làm đường vận chuyển, cảng… thì lỗ nặng, chưa kể yếu tố hủy hoại môi trường.
* Vậy theo ông, đối với dự án bauxite Tây Nguyên, cần làm gì vào lúc này?
- Việc đã rồi thì phải tìm giải pháp để giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất nhưng giải pháp nào cũng phải đặt hiệu quả kinh tế của dự án lên trên hết.
Bao giờ thế giới tiêu thụ hết nhôm do Việt Nam sản xuất?
PGS-TS Nguyễn Khắc Vinh nhấn mạnh: “Một lần nữa, tôi không đồng tình với tuyên bố của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và nguyên bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Phạm Khôi Nguyên khi tuyên bố: Việt Nam là nước giàu khoáng sản, với trữ lượng 11 tỉ tấn bauxite có thể sản xuất ra 1 tỉ tấn nhôm để mang lại nhiều tỉ USD.
Cả thế giới mỗi năm tiêu thụ 40 triệu tấn nhôm thì đến bao giờ mới sử dụng hết 1 tỉ tấn nhôm Việt Nam dự định sản xuất?”.
Theo 24h
Dự án bauxite: Cần đưa ra Quốc hội
Đã đầu tư rất lớn cho dự án bauxite nên bỏ đi là khng dễ dàng nhưng nếu mổ xẻ làm rõ thì không còn cách nào khác là phải cương quyết hạn chế thiệt hại.
Tiến sĩ Cao Sỹ Kiêm, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (QH), cho biết không phải bây giờ mà ngay lúc dự án khai thác bauxite tại Tây Nguyên được hình thành, lập tức có nhiều câu hỏi về tính khả thi khi hàng loạt vấn đề như phương án - chi phí vận chuyển, giá thành, quản lý tài nguyên không được tính đúng, tính đủ.
Sẽ còn tiêu tốn nhiều tỉ đồng
"Vô cùng đáng tiếc là sau đó, Vinacomin (Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam) vẫn quyết làm dự án. Đến nay thì thực tế cho thấy năng suất quá thấp, chi phí tăng, đường vận chuyển huyết mạch để tăng hiệu quả kinh tế của cả dự án lại không rõ ràng và hệ quả là lỗ lớn. Cảng Kê Gà phải dừng lại là đúng nhưng đây là dừng hẳn và giải pháp thay thế là gì và có quyết định sự thành bại của 2 nhà máy alumin Tân Rai và Nhân Cơ?" - ông Kiêm băn khoăn. Theo ông, việc alumin được vận chuyển qua cảng Gò Dầu (Đồng Nai) và sẽ xây dựng cảng Vĩnh Tân (Bình Thuận) để lấp chỗ trống không phải là phương án cơ bản, lâu dài.
Sản xuất alumin tại Nhà máy Tân Rai
"Dự án đã tiêu tốn nhiều tỉ đồng và tới đây còn tiêu tốn nhiều tỉ đồng khác để làm đường, cảng, chưa kể những hệ lụy khác. Đây không chỉ là vấn đề của dự án mà là vấn đề kinh tế chung của đất nước. Chúng ta phải tỏ thái độ dứt khoát với dự án để hạn chế được rủi ro và không gây thêm hậu quả" - ông Kiêm nhấn mạnh.
Trong khi đó, Đại biểu QH Dương Trung Quốc khẳng định: "Quan điểm của tôi về dự án bauxitengay từ khi lập dự án là không tán thành vì không chỉ là mối nguy cơ đối với môi trường mà còn là bài toán kinh tế, tiếp đó là vấn đề an ninh quốc phòng, xã hội, nhất là quan điểm về tài nguyên".
Theo ông Quốc, vấn đề cần làm hiện nay là phải đánh giá hiệu quả dự án một cách chi tiết, chi ly, không để sót bất cứ chi phí đầu vào nào của sản phẩm để có được lời giải chính xác nhất về hiệu quả kinh tế. "Ngay cả người của Vinacomin cũng phản đối dự án vì thiếu khả thi. Vinacomin cần trả lời sòng phẳng và minh bạch. Nếu kết luận dự án vẫn thua lỗ thì không chỉ riêng tôi có ý kiến mà QH chắc chắn sẽ phải quan tâm" - ông Quốc nói.
Băng tải chuyển quặng tinh trong dự án bauxite
Ông Quốc nhìn nhận việc dự án này đã đầu tư rất lớn nên bỏ đi là không dễ dàng nhưng nếu mổ xẻ làm rõ khó có hiệu quả thì không còn cách nào khác là phải cương quyết để hạn chế thiệt hại. Bên cạnh đó, qua dự án này, phải rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc và làm rõ trách nhiệm khi để dẫn đến thiệt hại... "Nếu dự án tính đúng, tính đủ ngay từ đầu thì QH đã có quyết định khác" - ông Quốc nhình nhận.
Trái nguyên tắc tư duy kinh tế
Ông Kiêm dẫn lại lời của Chủ tịch hội đồng thành viên Vinacomin Trần Xuân Hòa: "Đây là dự án bauxite đầu tiên mà chúng tôi làm nên phải làm đã mới biết đến năm nào thì có lãi" là cần phải xem lại về tư duy làm kinh tế. Đúng là không phải dự án nào nhất thiết cũng có lãi ngay nhưng nguyên tắc số 1 là từ khi lập dự án phải đưa ra được thời điểm nào hòa vốn? Từ đó mới lập quy hoạch tổng thể tuổi thọ của cả dự án.
"Nếu tù mù, mò mẫm không biết khi nào có lãi thì rõ ràng phải xem lại. Có ai đi đầu tư, làm ăn mà chẳng nghĩ đến lãi? Đúng là do kinh tế khó khăn, giá nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển tăng lên hay việc dự báo cũng có xác suất nhưng phải nghe được, sát thực tế. Còn nếu ngụy biện cho hành động quyết làm sai, làm trái, đầy rủi ro là không được! Chắc chắn kỳ họp QH tới đây, vấn đề này sẽ được đưa ra và tôi là người lên tiếng" - ông Kiêm quả quyết.
Ông Dương Trung Quốc cho biết dù dự án không đủ quy mô giá trị đầu tư để QH xem xét, quyết định nhưng lại có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. "Tôi rất lo ngại cho Quốc lộ 20 và chi phí vận tải của sản phẩm. Nay lại bỏ cảng Kê Gà thì có đổ dồn về đây không? phương án vận tải thế nào, chi phí ra sao... là những câu hỏi mà QH muốn Vinacomin phải trả lời. Không chỉ QH yêu cầu xem xét hay phải đưa ra QH mà dự án này còn cần phải có sự vào cuộc của các nhà kinh tế, giới chuyên môn, các nhà khoa học để làm rõ bản chất" - ông Quốc nhìn nhận.
Theo ông Quốc, có một tình trạng rất không hay đang diễn ra nhiều năm qua là nhiều vấn đề nhận được sự phản đối, góp ý của người dân, giới khoa học, các tổ chức nghề nghiệp, xã hội... nhưng lại không được lắng nghe, tiếp thu. "Đến lúc người chủ trì xây dựng dự án này và người bảo vệ dự án phải chịu trách nhiệm. Tài nguyên không chỉ dành cho thế hệ này để được quyền vô tư khai thác, chúng ta còn có trách nhiệm để dành cho con cháu trong tương lai" - ông Quốc bức xúc.
Dư luận, đại biểu QH rất quan tâm
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH Võ Tuấn Nhân cho biết, việc có đưa vấn đề bauxite ra QH hay không thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ QH. Về dự án bauxite, vấn đề môi trường sẽ do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra, giám sát và xem xét đề xuất lên Ủy ban Thường vụ QH, còn hiệu quả kinh tế dự án sẽ thuộc thẩm quyền của Ủy ban Kinh tế của QH.
Theo ông Nhân, trước tình hình dư luận đặt câu hỏi về dự án bauxite thì có lẽ Ủy ban Kinh tế của QH sẽ nghiên cứu, tham mưu cho Ủy ban Thường vụ QH để quyết định có đưa vấn đề này ra QH xem xét hay không. Dù đây không phải là dự án trọng điểm quốc gia thuộc QH quyết định đầu tư nhưng dư luận và đại biểu QH lại rất quan tâm.
Theo 24h
Khai thác bôxit: Càng làm càng lỗ Nhà máy chế biến bôxit đầu tiên ở Lâm Đồng đã đi vào hoạt động. Nhiều chuyên gia cho rằng hoạt động của nhà máy không hiệu quả, nhất là việc đầu tư đường sắt rồi cảng cần xem lại vì không biết bao giờ thu hồi vốn. Ông Nguyễn Văn Biên, phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng...