Báu vật giếng Chăm cổ xứ Đoài
Những giếng cổ hàng trăm năm tuổi vẫn được sử dụng và được coi như tài sản quý của người dân xứ Đoài (Sơn Tây cũ, nay thuộc Hà Nội). Giếng nằm rải rác ở nhiều thôn xóm, có chiếc nằm ven đường, có chiếc ẩn giấu trong đình làng nhưng có điểm chung đều ám màu thời gian vì tuổi đã hơn một đời người.
Trong đình làng Đại Phùng (xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội) có một giếng cổ hàng trăm năm tuổi làm bằng đá ong được người dân địa phương coi như một báu vật.
Đình làng Đại Phùng nhìn bên ngoài cũng giống như các ngồi đình ở các làng quê Bắc Bộ. Gần như chỉ có người dân địa phương mới biết tới sự tồn tại của giếng cổ bên trong.
Cổ giếng có chiều cao 55cm, dày 13,5c. Đặc biệt, giếng được làm bằng đá ong từ cổ xuống đến đáy. Theo ông Bùi Vinh Thủy – thủ từ đình Đại Phùng, giếng do thợ người Chăm xưa tạo tác.
Phần cổ giếng được làm từ đá ong nguyên khối rất đẹp và khác lạ so với các loại giếng khơi vùng quê Bắc Bộ. Giếng này khi xưa cung cấp nước cho 2 xóm đình Đông và đình Tây, đến khoảng năm 1964 thì ít được sử dụng do các hộ dân đã dần tự đào giếng riêng.
Do nguồn nước trong sạch dồi dào, mực nước của giếng gần như không bao giờ thay đổi dù có dùng nhiều. Hiện tại một phần lòng giếng đã được gia cố lại bằng xi-măng ở phía trên mực nước.
Nước giếng vẫn được sử dụng, dùng pha trà hoặc đồ xôi rất ngon.
Video đang HOT
Cũng tại xã Đan Phượng, một giếng cổ nằm ven đường được xem như dấu tích lập làng khi xưa, đến nay vẫn còn được sử dụng.
Giếng nằm gần sát với cổng của một xóm nên xóm được đặt tên là xóm Giếng. Hai bên cổng hiện vẫn còn lưu đôi câu đối: Đoài Khê hương sắc vạn thuở giữ tinh hoa / Giếng cổ mát trong ngàn năm lưu dấu tích. Theo lời 2 cụ Ngô Thị Thái và Nguyễn Thị Năm (người xóm Giếng), khi sinh ra thì giếng đã có từ rất lâu rồi.
Cổ giếng bên trong làm bằng đá ong nguyên khối, phần thềm giếng bên ngoài lát gạch thẻ có độ cứng cao. Đây có thể là dấu vết của một đợt trùng tu nâng cao cổ giếng.
Tuy nằm ngay ven đường làng nhưng giếng lúc nào cũng sạch sẽ, phần cổ giếng vẫn hằn rõ vết kéo nước lâu đời. Người dân xóm Giếng cho biết, thời trước lính Tây từ bốt Phùng cũng vào đây lấy nước dùng vì nước trong sạch và ngọt mát.
Bên trong giếng, các lớp gạch xếp chồng lên nhau dưới phần cổ giếng bằng đá ong.
Giếng cổ làng Đông Khê (xã Đan Phượng) lại được làm hoàn toàn bằng đá xanh nguyên khối, khác biệt so với những giếng nước quanh vùng. Người làng Đông Khê không ai còn nhớ giếng được đào từ bao giờ, nhiều người coi giếng như vật vật báu vật của làng Đông Khê.
Cổ giếng cao 80cm, được chế tác từ đá nguyên khối, tuy có một vài điểm sứt mẻ nhưng nhìn tổng thể hình dáng giếng vẫn còn khá nguyên vẹn.
Giếng đá Đông Khê nằm ngay cổng xóm Ngõ Lộc và sát với một khu chợ song quanh giếng lúc nào cũng sạch sẽ, hiện người dân vẫn dùng gàu kéo nước để sử dụng.
Xung quanh lòng giếng có rất nhiều rãnh nhỏ chạy dài khoảng 40cm. Người dân cho rằng đây là vết hằn của việc kéo gàu nước khi xưa.
Theo anh Nguyễn Văn Quảng (50 tuổi, người làng Đông Khê), trước đây người làng đều sử dụng chung nguồn nước này, khoảng những năm 70-80 còn có một dãy nhà tắm xây bên cạnh giếng.
Bên trong, phía dưới cổ giếng bằng đá xanh nguyên khối là những viên đá hình chữ nhật cao 18cm, mặt cắt hơi cong xếp so le tạo thành hình tròn xuống đến đáy giếng. Những viên đá này tạo thành lòng giếng vững chắc, và cũng có tác dụng gần giống với bộ lọc thô.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Thông tin mới nhất vụ nước giếng bốc cháy ở Đồng Nai
Để tìm hiểu vụ việc này, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai đã mời thêm 2 Sở khác cùng vào cuộc.
Những ngày qua, thông tin và clip nước giếng ở xã Phú Sơn, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai bốc cháy đã gây xôn xao dư luận.
Liên quan tới vụ việc này, sáng 23/5, ông Nguyễn Văn Hướng - Chủ tịch UBND xã Phú Sơn cho biết, đoàn công tác của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai có kế hoạch đến xã kiểm tra thực tế trong ngày 22/5 nhưng đã dời lại.
"Đây là việc hệ trọng do có liên quan tới nước sinh hoạt của bà con. Chúng tôi đang trông chờ cơ quan chức năng của tỉnh hay trung ương đến xác minh, kết luận sớm để có hướng hỗ trợ cho người dân, chứ ở xã và huyện chưa thể kết luận được chuyện này", ông Hướng nói.
Theo ông Hướng, trên địa bàn xã hiện chỉ còn 1 giếng có khả năng bốc cháy ngùn ngụt chứ không phải hàng chục giếng như một số nơi thông tin. Ngoài giếng này còn có 2 giếng khác xuất hiện ván nổi trên mặt nước nhưng không thể đốt cháy.
"Từ khu vực đối diện cây xăng chạy dọc theo Quốc lộ 20 đến hết địa giới hành chính của xã có 50 hộ dân với 9 giếng nước, trong đó chỉ có 1 giếng cháy. Còn các giếng khoan sâu thì có nhiều phèn và đục màu", ông Hướng nói.
Nước giếng bốc cháy ngùn ngụt khi châm lửa, sau đó còn đọng lại một lớp nước màu đục (ảnh cắt từ clip)
Chủ tịch UBND xã Phú Sơn cho biết thêm, giếng nước có khả năng bốc cháy trong vụ việc nằm đối diện một cây xăng trên Quốc lộ 20, cách nhau hơn 50m. Cách đây hơn 1 tháng, khi biết thông tin nước giếng của người dân có khả năng bốc cháy, cây xăng đã cho kiểm tra bồn chứa nhưng không phát hiện rò rỉ.
Trong khi đó, ông Trần Bá Đạt - Chủ tịch UBND huyện Tân Phú cho biết, nhận định ban đầu của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện là nước giếng bốc cháy "chắn chắn có lẫn xăng hoặc dầu". Tuy nhiên, nguồn xăng dầu từ đâu vẫn đang chờ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh về xác minh thêm.
Cũng trao đổi với PV vào sáng 23/5, ông Nguyễn Ngọc Thường - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cho biết: "Sở đã có hướng dẫn cho Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Phú kiểm tra, ghi nhận tại hiện trường. Tuy nhiên, nhận thấy vụ việc có phần phức tạp nên Sở đã cử đoàn công tác về huyện trực tiếp xử lý, dự kiến xuất phát vào chiều nay".
Cũng theo ông Thường, tham gia đoàn công tác này, Sở Tài nguyên và Môi trường có mời thêm đại diện của Sở Khoa học và Công nghệ cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo Danviet
Giếng cổ nghìn năm nước trong vắt ở Quảng Nam Chiếc giếng vuông vừa được phát hiện ở Quảng Nam được xác định có từ thế kỷ thứ 10, mang dấu tích văn hóa Chămpa. Chiều 10/4, ông Phan Văn Cẩm, giám đốc Trung tâm quản lí di tích và danh thắng Quảng Nam cho biết vừa phát hiện giếng cổ Chămpa ở (xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành) được xây dựng...