Bầu trời ở các hành tinh khác có xanh như ở Trái Đất không?
Trước khi nói về khí quyển của các hành tinh khác, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khí quyển là gì.
Thông thường khí quyển được hiểu là lớp ngoài cùng của một hành tinh. Ở những hành tinh có bề mặt là chất rắn như Trái Đất thì khí quyển là lớp nhẹ và mỏng nhất.
Đặc điểm của khí quyển do thành phần cấu tạo nên nó quyết định. Khí quyển không có đá hay biển cuộn sóng mà khí quyển gồm các loại khí.
Khí quyển của Trái Đất chia làm nhiều lớp.
Trong khí quyển có gì?
Khí quyển có thể chứa rất nhiều loại khí. Thành phần chính của khí quyển Trái Đất là khí ni-tơ (nitrogen), khí này gần như không phản ứng với bất cứ thứ gì, vì thế nó còn được gọi là khí trơ. Tiếp theo, khí quyển Trái Đất có ô-xi (oxygen), là khí chúng ta cần để thở. Ngoài ra, còn có 2 loại khí quan trọng khác là a-gông (argon) và các-bon đi-ô-xít (carbon dioxide, viết tắt là CO2). Cuối cùng là một lượng rất nhỏ bao gồm nhiều loại khí khác.
Sự pha trộn các loại khí tạo nên màu của khí quyển.
Khí quyển của Trái Đất chứa các khí có xu hướng phản xạ ánh sáng màu xanh ở mọi phương hướng (gọi là tán sắc), nhưng vẫn cho hầu hết các màu sắc khác của ánh sáng đi qua. Ánh sáng tán sắc này tạo nên màu xanh của khí quyển của Trái Đất.
Vậy các hành tinh khác có khí quyển màu xanh không? Chắc chắn là một số hành tinh khác cũng có.
Video đang HOT
Các hành tinh khác
Khí quyển của hai hành tinh khổng lồ trong hệ Mặt Trời của chúng ta là sao Hải Vương và sao Thiên Vương đều có màu xanh rất đẹp nhưng màu xanh của chúng lại khác với màu xanh của Trái Đất. Đó là vì chúng có rất nhiều khí mê-tan (methane) bao xung quanh.
Khí quyển của sao Thiên Vương (trái) ngả sang xanh lá nhiều hơn so với sao Hải Vương (phải).
Còn khí quyển của sao Mộc và sao Thổ lại có màu khác hẳn. Các tinh thể đá có thành phần hóa học là a-mô-ni-ắc (amonia) trong lớp khí quyển ngoài cùng của sao Thổ làm cho sao Thổ có màu vàng nhạt.
Khí quyển của sao Thiên Vương cũng có một ít amonia nên hành tinh này có màu xanh ngả sang xanh lá chứ không xanh nước biển sẫm như sao Hải Vương.
Khí quyển của sao Mộc có màu nâu đặc trưng xen các dải kẻ màu cam, đó là vì các loại khí ở đây chứa phốt-pho (phosphorus) và sun-phua (sulfur), và thậm chí còn có cả các hợp chất hóa học hi-đrô các-bon (hydrocarbons).
Trong một số trường hợp đặc biệt, toàn bộ hành tinh chỉ là bầu khí quyển khổng lồ mà không có bề mặt rắn. Các nhà thiên văn học và các nhà khoa học nghiên cứu hành tinh vẫn đang cố gắng tìm hiểu xem dưới lớp khí quyển thì sao Mộc và sao Thổ có bề mặt rắn hay không hay chúng chỉ là những quả cầu khí khổng lồ.
Tàu vũ trụ Cassini đã chụp được bức ảnh này của sao Thổ vào năm 2010.
Tuy vậy, vẫn có một số hành tinh không hề có khí quyển. Hàng xóm gần nhất của Mặt Trời là sao Thủy chẳng hạn, bề mặt của nó tiếp xúc trực tiếp với vũ trụ bao la.
Bên ngoài hệ Mặt Trời của chúng ta
Nãy giờ chúng ta đã nói về khí quyển của các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Thế còn các hành tinh ở các hệ khác, các hành tinh quay quanh các ngôi sao khác thì sao?
Các nhà thiên văn học vẫn đang nghiên cứu khí quyển của các hành tinh này (chúng được gọi là các “ngoại hành tinh”) trong hơn 20 năm qua. Tuy vậy mãi đến tận năm ngoái họ mới quyết định tập trung thám hiểm bầu khí quyển của một ngoại hành tinh có bề mặt rắn. Hành tinh này được đặt tên là LHS 3844b và nó xa đến nỗi ánh sáng từ đó cũng phải mất 50 năm mới đến được Trái Đất.
LHS 3844b nặng gấp 2 Trái Đất và các nhà thiên văn học cho rằng bầu khí quyển của nó khá đặc. Điều ngạc nhiên là nó gần như không có khí quyển, vì thế nó giống với sao Thủy hơn là Trái Đất.
Vẫn còn rất nhiều điều chúng ta cần tìm hiểu về các hành tinh xa xôi và khám phá ra một nơi nào đó có khí quyển giống như Trái Đất để sẵn sàng cho sự sống sinh sôi thì vẫn là hành trình tìm kiếm rất dài.
Phạm Hường
Theo dantri.com.vn/The Conversation
Khí độc Phosphine có thể là chìa khóa để xác định sự sống ngoài hành tinh
Phosphine là một hợp chất hóa học giữa phốtpho và hyđrô, công thức hóa học là PH. Đây là chất khí không màu, rất độc, có mùi tỏi. Mới đây các nhà khoa học cho rằng khí này có thể là hợp chất tiêu biểu cho sự sống ở các hành tinh xa xôi.
Sự tồn tại của Phosphine được cho là cơ hội phát hiện sự sống ngoài hành tinh.
Làm thế nào để bạn tìm kiếm sự sống trên thế giới khác? Trong khi các loại khí mà chúng ta thường liên kết với sự sống, như oxy hoặc mêtan, thường được tìm thấy trên các hành tinh khác, điều đó không nhất thiết chỉ ra rằng các sinh vật sống có mặt ở đó.
Câu đố về mức độ khí mêtan dao động trên sao Hỏa chẳng hạn. Tàu tự hành Curiosity đã phát hiện ra lượng khí mêtan cao, nhưng các nhà khoa học nghĩ rằng điều này có khả năng gây ra bởi các lực lượng địa chất, chứ không phải sinh học. Vì vậy, sự hiện diện của các loại khí này không cho thấy một dấu hiệu tích cực về sự hiện diện của sự sống.
Trên Trái đất, oxy là một dấu hiệu thực sự ấn tượng của cuộc sống, tiến sĩ Clara Sousa-Silva, một nhà khoa học thuộc Khoa học Trái đất, Khí quyển và Hành tinh của MIT, đã giải thích trong một tuyên bố.
Một số thứ khác ngoài cuộc sống cũng tạo ra oxy. Đây là lý do tại sao nghiên cứu tập trung vào việc cố gắng xác định các dấu hiệu chỉ có thể đến từ cuộc sống. Nó rất quan trọng để xem xét các phân tử lạ có thể không được tạo ra thường xuyên, nhưng nếu bạn tìm thấy chúng trên hành tinh khác, thì chỉ có một lời giải thích.
Phosphine là một trong những phân tử bất thường như vậy. Nó được tìm thấy trong bầu khí quyển Trái đất, mặc dù chỉ ở nồng độ rất thấp. Điều đó có lẽ cũng tốt đối với chúng ta vì nó có mùi đặc biệt hôi thường được so sánh với tỏi hoặc cá thối rữa. Nó cũng có độc tính cao, tấn công hệ hô hấp, và nó đã được biết là gây ra cái chết do tiếp xúc vô tình.
Mặc dù bản chất độc hại của nó, tuy nhiên, phosphine có thể là một dấu ấn sinh học vô giá cho sự sống. Một nhóm nghiên cứu từ MIT đã phát hiện ra rằng phosphine chỉ có thể được sản xuất bằng môi trường yếm khí (không phụ thuộc oxy). Nhóm nghiên cứu đã xem xét nhiều nguồn phosphine nhất có thể mà họ có thể nghĩ ra, bao gồm các phản ứng hóa học và dị thường địa chất.
Các cuộc kiểm tra trong tương lai của các ngoại hành tinh sử dụng các công cụ như Kính thiên văn James Webb sắp tới sẽ có thể phát hiện sự hiện diện của phosphine, ngay cả với số lượng nhỏ, từ cách xa tới 16 năm ánh sáng. Nếu một tín hiệu như vậy được phát hiện, đó sẽ là dấu hiệu mạnh nhất cho thấy sự hiện diện của sự sống trên một thế giới khác.
Minh Long
Theo dantri.com.vn/Digitaltrends
Ngôi sao sáng nhất bầu trời Betelgeuse sắp nổ tung? Nếu vụ nổ xảy ra chúng ta sẽ được chứng kiến một vụ nổ sao, hiện tượng mà chúng ta mới chỉ quan sát được vài lần trong 1.000 năm qua. Mới đây, các nhà thiên văn học ở Đại học Villanova công bố 1 bài báo ghi nhận rằng ngôi sao khổng lồ đỏ Betelgeuse trong chòm Orion mờ đi nhiều trong...








Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ngày này gần 50 năm trước, Trái Đất đột nhiên mất đi lực hút

Phát hiện thế giới đầy sinh vật lạ dưới "địa ngục băng"

Chiêm ngưỡng những hình ảnh về nhật thực đầu tiên của năm 2025

Clip: Cả gan săn báo con, đại bàng nhận 'quả báo' ngay sau đó

Cảnh kinh ngạc về bắc cực quang

Bí ẩn cây đa nghìn tuổi 'biết đi' bên cạnh ngôi đền cổ ở Ninh Bình

Ngủ quên khi đi câu mực, bé trai Trung Quốc trôi dạt 24 giờ trên biển

Mặt Trời có thể đạt cực đại kép, chực chờ bùng nổ vào tháng 7?

Phát hiện lăng mộ của vị pharaoh Ai Cập bí ẩn có niên đại 3.600 năm

Phát hiện thành phố ngầm khổng lồ bên dưới kim tự tháp Giza của Ai Cập

Nước cổ đại 2 tỷ năm dưới lòng đất có vị như thế nào?

Người phụ nữ sở hữu tên dài nhất thế giới: Chứa 1.019 chữ cái, không phải ai cũng phát âm được
Có thể bạn quan tâm

Công an xác minh sự kiện quảng bá nem chua mời tiktoker Thông Soái Ca, Dương XL
Pháp luật
19:23:26 01/04/2025
Có đi có lại chưa toại lòng nhau
Thế giới
19:21:13 01/04/2025
Top 4 nàng WAGs xinh đẹp còn sở hữu học vấn đáng nể: Doãn Hải My và 3 tiểu thư nhà trâm anh thế phiệt
Sao thể thao
19:13:49 01/04/2025
Đây mới là loại cây hút ẩm và khử mùi hôi, nấm mốc trong nhà hiệu quả
Sáng tạo
18:45:03 01/04/2025
Từ chối tiêm vaccine sởi cho trẻ, nguy cơ tử vong rình rập
Sức khỏe
18:09:10 01/04/2025
Nghệ sĩ hài Vũ Quang nhập viện cấp cứu
Sao việt
18:06:33 01/04/2025
Cục CSGT: Xuất hiện tình trạng 'nhờn luật' sau 3 tháng áp dụng Nghị định 168
Tin nổi bật
18:03:32 01/04/2025
Buổi họp báo vi phạm "tính người" của Kim Soo Hyun
Hậu trường phim
17:34:54 01/04/2025
Chỉ sau 1 đêm: BLACKPINK và Kendrick Lamar đồng loạt có thông tin sẽ đến Việt Nam?
Nhạc quốc tế
17:23:28 01/04/2025
Pháo có liên quan gì đến buổi họp báo của Kim Soo Hyun?
Nhạc việt
17:19:23 01/04/2025