Bầu trời Nam Cực bừng sáng trong ánh sáng rực rỡ màu tím sau vụ phun trào núi lửa
Núi lửa Tonga phun trào tạo ra khung cảnh hiếm thấy xung quanh khu vực bầu trời Nam Cực. Những bức ảnh từ trạm nghiên cứu Scott Base của viện nghiên cứu Nam Cực, New Zealand cho thấy cảnh tượng bầu trời ngập trong sắc hồng và tím khác lạ chưa từng có.
Bầu trời Nam Cực bừng sáng trong ánh sáng rực rỡ màu tím sau vụ phun trào núi lửa
Khi ánh sáng rực rỡ phát ra từ núi lửa Tonga phun trào tạo ra cảnh tượng hiếm thấy ở tầng bình lưu. Trạm nghiên cứu Scott Base đã ghi lại được nhiều bức ảnh cho thấy bầu trời Nam Cực nhuộm màu hồng, tím vô cùng đẹp mắt.
Được biết, hiện tượng tương tự từng xuất hiện ở Australia và New Zealand vài tháng trước. Tháng 1/2022, núi lửa Hunga Tonga – Hunga Ha’apai phun trào khiến có bầu trời ở một số khu vực Australia và New Zealand chuyển màu khác lạ.
Núi lửa dưới nước Polynesian phun trào vào ngày 15/1, chuyển sóng xung kích khắp Thái Bình Dương. Núi lửa giải phóng chùm tro bụi, sulfur dioxide và hơi nước cao nhất từng được ghi nhận, cột khói bay lên 58 km.
Vụ phun trào bắn lên chùm tro bụi cao nhất từng được vệ tinh ghi lại. Nó phun ra với lực khoảng 10 megaton, tạo ra một đám mây tro bụi rộng lớn và một cơn sóng thần tàn phá các ngôi làng Tongan gần đó. Ít nhất ba người thiệt mạng.
Video đang HOT
Do vụ phun trào đến từ núi lửa dưới nước, các nhà khoa học cho rằng những giọt hơi nước cũng góp phần tạo ra màu sắc kỳ thú trên bầu trời.
Stuart Shaw, một kỹ thuật viên khoa học làm việc tại Căn cứ Scott ở Nam Cực của New Zealand chia sẻ bức ảnh bầu trời kỳ lạ và chia sẻ rằng: “Bức ảnh chụp bầu trời hoàn toàn tự nhiên, tôi chưa chỉnh sửa màu chút nào. Tin hay không tùy bạn. Trực tiếp chứng kiến tôi cũng không thể tin nổi vào mắt mình”.
Theo các chuyên gia, những sol khí ở tầng bình lưu xuất hiện sau vụ phun trào núi lửa, chung phân tán và bẻ cong ánh sáng, gây ra hiện tượng tán xạ ánh sáng khiến bầu trời nhuộm màu hồng rực rỡ.
Màu sắc và cường độ ánh sáng rực rỡ xác định do lượng mây mù trên bầu trời.
Jordy Hendrikx, chuyên gia nghiên cứu Nam Cực, New Zealand cho biết: “Thiên nhiên chưa bao giờ khiến chúng ta thất vọng trong những buổi trình chiếu ở Nam Cực. Khung cảnh rất đẹp, ngoạn mục hoặc trông vô cùng ám ảnh, hủy diệt. Nam Cực cách New Zealand khoảng 5.000 km, cách Tonga khoảng 7.000 km, nhưng chúng tôi có chung bầu trời”.
Khoảnh khắc ngọn núi lửa phun trào mạnh mẽ dưới Thái Bình Dương nhìn rõ từ trên cao
Những hình ảnh vệ tinh ghi lại được những gì đã xảy ra tại một ngọn núi lửa phun trào dưới Thái Bình Dương trước khi gây ra sóng thần.
Khoảnh khắc ngọn núi lửa phun trào mạnh mẽ dưới Thái Bình Dương nhìn rõ từ trên cao
Hunga Tonga-Hunga Haʻapai là một ngọn núi lửa cách Đảo Falcon về phía đông nam khoảng 30 km, là một phần của quốc gia Tonga.
Núi lửa này là một phần của cung núi lửa Tonga- Kermadec đang hoạt động rất mạnh, một khu vực hút chìm kéo dài từ New Zealand về phía đông bắc đến Fiji. Núi lửa nằm khoảng 100 km phía trên một vùng địa chấn rất tích cực.
Cảnh quay kinh hoàng từ vệ tinh cho thấy khoảnh khắc núi lửa Hunga Tonga Hunga Ha'apai dưới nước phun trào, với sức mạnh khủng khiếp, mạnh hơn khoảng bảy lần so với lần cuối cùng ngọn núi lửa này phun trào. Đợt phun trào đã gây ra tiếng nổ lớn có thể nghe rõ ở nơi cách đó 800 km.
Cột khói bụi bắn lên nhìn rõ từ trên cao
Vệ tinh quay quanh Trái đất đã chụp được hình ảnh về vụ phun trào dưới biển cực mạnh từ không gian. Những chùm tia bắn từ Hunga Tonga-Hunga Haʻapai phun trào cao đến 20 km.
Trước đó, các tàu thăm dò quỹ đạo đã ghi lại hình ảnh về vụ Hunga Tonga-Hunga Haʻapai vào tháng 12/2021. Những sự kiện này mạnh gấp bảy lần vụ phun trào vào tháng 12.
Cho đến nay đã gây ra một làn sóng thủy triều ở thủ đô Nuku'alofa của Tonga và cảnh báo sóng thần cho tất cả các hòn đảo ở Tonga, ngoài ra còn có các mối đe dọa có thể xảy ra của mưa axit.
Trong hình ảnh này từ vệ tinh GOES West của Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ NOAA cho thấy chùm tro bụi và sóng trọng lực gợn sóng ra bên ngoài từ vụ phun trào. Vụ phun trào đã kéo dài với bán kính hơn 260 km.
Vệ tinh Himawari-8, do Cơ quan Khí tượng Nhật Bản vận hành, cũng chụp được vụ phun trào từ không gian, như bạn có thể thấy ở trên.
Vào cuối năm 2014 và đầu năm 2015, một loạt vụ phun trào trong khu vực đã tạo ra một hòn đảo nhỏ mới và làm gián đoạn việc đi lại hàng không quốc tế đến quần đảo Thái Bình Dương trong vài ngày.
Đá bọt bao vây 30 cảng miền Nam Nhật Bản Đá bọt từ núi lửa phun trào dưới biển đã dạt vào bờ, bao vây 30 cảng cá, gây hư hỏng nhiều tàu thuyền ở miền Nam Nhật Bản. Chính phủ mô tả đây là sự cố chưa từng có tiền lệ.