Bầu Thụy giàu cỡ nào khi “vung” 1000 tỷ sở hữu khách sạn Kim Liên?
Nhiều nguồn tin cho biết, bầu Thụy, đại gia đất Ninh Bình nổi tiếng với việc sở hữu tài sản nghìn tỷ chính là người thắng cuộc trong cuộc đua mua khách sạn Kim Liên.
Sáng 22/12, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tổ chức đấu giá cả lô cổ phần của SCIC tại Công ty Du lịch Kim Liên. Số cổ phần bán đấu giá hơn 3,6 triệu đơn vị, tương đương với 52,4% vốn điều lệ của công ty.
Theo nguồn tin của báo Người đưa tin/ANTT cho biết, bầu Thụy, đại gia đất Ninh Bình nổi tiếng với việc sở hữu nhiều siêu xe chính là người thắng cuộc trong cuộc đua nghìn tỷ này.
Ông Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy) được nhắc đến nhiều khi đòi mua trọn khách sạn Kim Liên qua Thaigroup tiền thân là CTCP Xuân Thành Group trong những ngày cuối cùng của đợt đăng ký. Với vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng, Thaigroup được đánh giá có nhiều tiềm năng trong “cuộc đua” này.
Thông tin trên báo Kiến thức, phiên đấu giá trọn lô 3.647.433 cổ phần – chiếm tỷ lệ 52,4% vốn điều lệ CTCP Du lịch Kim Liên diễn ra khá sôi động với sự tham gia của 19 tổ chức và 17 cá nhân vào sáng 22/12/2015 tại Sở GDCK Hà Nội.
Đã có nhiều mức giá được đưa ra để mua lô cổ phần này, kết quả cuối cùng cho thấy 3 mức giá đấu cao nhất lần lượt là 274,200 đồng/cp – tương ứng tổng giá trị hơn 1000 tỷ, mức giá xếp thứ 2 là 170.000 đồng/cp – tương ứng gần 620 tỷ, mức giá cao thứ 3 là 156.000 đồng/cp – tương ứng là gần 569 tỷ đồng.
Giá đấu thành công cổ phần khách sạn Kim Liên lên tới 274.200 đồng/CP
Những ứng cử viên nặng ký đã tham gia cuộc đấu giá này có thể kể tới như Tổng Công ty Du lịch Hà Nội (Hanoitourist), Công ty CP Tập đoàn Thaigroup, CTCP Cơ điện lạnh (REE), CTCP Tập đoàn Xây dựng Miền Trung,…hay một số công ty BĐS khác như Văn Phú Invest, GP Invest.
Ngày sau khi kết thúc phiên đấu giá, HNX đã thông báo kết quả, người thắng cuộc là một nhà đầu tư tổ chức, giá đấu cao nhất 274.200 đồng/cp tương đương tổng giá trị 1.000 tỷ. Mức giá này gấp khoảng 9 lần mức giá khởi điểm mà SCIC đưa ra (30.600 đồng/CP). Nhiều nguồn tin cho biết nhà đầu tư tổ chức thắng cuộc là Thai Group của ông bầu Nguyễn Đức Thụy.
Theo bản đăng ký đấu giá, Thaigroup có vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng. Thaigroup – tiền thân là Công ty cổ phần Xuân Thành Group – doanh nghiệp gắn liền với tên tuổi của Bầu Thụy.
Xuân Thành Group được đổi tên thành Tập đoàn Thaigroup từ tháng 5/2015. Hiện nay tập đoàn này đang đầu tư xây dựng vào nhà máy xi măng Thạnh Mỹ tại Quảng Nam, quy hoạch khu tái định cư hạ tầng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương (Vũng Áng, Hà Tĩnh), đầu tư cảng số 4 ở Vũng Áng, đầu tư hạ tầng dự án thành phố sinh thái Nam Hội An từ bờ sông Thu Bồn đến khu kinh tế mở Chu Lai quy mô tới 4.000ha theo chiến lược dài hạn 10-15 năm, và đầu tư một khu resort 200ha tại Ba Vì (Hà Nội).
Video đang HOT
Tài sản nghìn tỷ của ông bầu Nguyễn Đức Thụy
Bầu Thụy (tên thật là Nguyễn Đức Thuy), sinh năm 1976. Ở tuối 37, anh hiện là chủ tịch tập đoàn Xuân Thành (nay là Công ty CP Tập đoàn Thaigrou) , cũng là doanh nhân trẻ nằm trong nhóm 100 doanh nhân đạt danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2009″.
Tập đoàn Xuân Thành được hình thành từ Công ty cổ phần đầu tư & phát triển Xuân Thành. Tiền thân là Hợp tác xã xây dựng Bình Minh thành lập năm 1976 tại xã Gia Lập, huyện Gia Viễn, tỉnh Hà Nam Ninh do Ông Nguyễn Xuân Thành làm chủ nhiệm. Hiện nay tập đoàn có địa chỉ trụ sở chính tại số nhà 8, Đường 1, Phố 9, Phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Vốn điều lệ ban đầu: 2.500 tỷ đồng (trong đó Nguyễn Đức Thuỵ chiếm 2.087,5 tỷ đồng). Đến năm 2007 Xuân Thành Group do Nguyễn Đức Thụy làm Chủ tịch bao gồm 11 công ty thành viên, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như cảng nước sâu, bóng đá, chứng khoán, xây dựng, taxi, bất động sản, bảo hiểm, xi măng, khoáng sản, thủy điện, vận tải…
Trên lĩnh vực xi măng, ngoài tiêu thụ trong nước, công ty đã xuất hàng sang Bangladest, Ấn Độ, Indonesia và đang tìm hiểu thị trường một vài nước châu Phi.
Ở lĩnh vực bảo hiểm, tập đoàn của bầu Thụy gây ấn tượng với việc nhanh chóng thanh toán tiền bảo hiểm cho vụ cháy lớn 11.000m2 nhà xưởng, phá hủy máy móc, phương tiện của Công ty may XK Hà Phong tại Đoan Bái, Hiệp Hòa, Bắc Giang. Vụ cháy đã thiêu rụi hai phân xưởng; 1.200 xe máy; 2.500 máy móc, thiết bị may các loại; 100 máy vi tính, máy in; 1,2 triệu sản phẩm hoàn thiện; 800.000 mét vải… ước tính thiệt hại tới cả trăm tỷ đồng.
Với chứng khoán, bầu Thụy từng đổ đống tiền ra để sở hữu hẳn một CTCK, để rồi vào ngay tốp 50 người giàu nhất trên TTCK. Tuy nhiên, sau đó bầu Thụy đã bán công ty này.
B ầu Thụy nổi danh từ lâu, với việc sở hữu nhiều xe sang đắt tiền.
Người ta nói, chơi siêu xe chưa hẳn là “chất”, mà “chất” phải là “chơi bóng đá”. Do đó, Nguyễn Đức Thụy quyết định làm ông bầu. Anh được biết đến với vai trò ông bầu của 2 đội bóng thi đấu ở giải vô địch quốc gia Việt Nam 2011 là Sài Gòn Xuân Thành và giải hạng nhất quốc gia Việt Nam là Bảo hiểm Thái Sơn Quảng Nam. Mặc dù đã chuyển giao đội bóng lại cho em trai nắm giữ, nhưng anh vẫn được coi là “người cầm chịch” trong mọi thăng trầm của đội nóng này. Điển hình là mới đây nhất, vì “giận” trọng tài, bầu Thụy đã quyết định bỏ giải và tuyên bố giải thể CLB Bóng đá Xuân Thành Sài Gòn.
Sau nhiều năm làm bóng đá, bầu Thụy bậu Thụy đã “ném” cả trăm tỷ đồng vào thị trường chuyển nhượng vớ hàng chục vụ chuyển nhượng bom tấn…
Ông chủ của Tập đoàn Xuân Thành đã bơm hàng chục tỷ đồng mỗi năm cho bóng đá. Bên cạnh đó, những khoản thưởng và những vụ chơi ngông thuê cả giàn ca sĩ, người mẫu lên sân để biểu diễn, cổ vũ… cũng đã ngốn không ít tiền của vị doanh nhân này.
Về khoản chịu chơi, thì bầu Thụy đã nổi danh từ lâu, với việc sở hữu nhiều xe sang đắt tiền như chiếc phantom đầu tiên tại Ninh Bình, 3 Rolls Royce Ghost và 1 Maybach 62s và các loại Mercedes S-Class, BMW 7-Series, Range Rover, Lexus Ls600hl, Lx570, X5 4.8,…
Cuối tháng 3/2012 Tập đoàn Xuân Thành tiếp tục mang về bộ đôi xe siêu sang Maybach 62S thứ 2 và chiếc Rolls-Royce Phantom Rồng, trị giá khoảng 1,4 triệu USD/xe tương đương gần 60 tỷ đồng. Tổng giá trị của 6 chiếc xe siêu sang này là hơn 100 tỷ đồng. Đến thời điểm đầu năm 2012, bầu Thụy chính thức sở hữu tới 7 chiếc xe Rolls-Royce và đưa Ninh Bình trở thành một trong những tỉnh, thành có nhiều xe siêu sang nhất Việt Nam.
Những người quen biết với ông bầu cho biết, chiếc Lexus 350.000 USD ông bầu chỉ để đi chợ, chiếc Maybach 62s (gần 500.000 USD) hay Range Rover biển 3 số 8 nằm nhà đắp chiếu.
Bầu Thụy cũng là chỉ nhân của căn biệt thự đắt tiền với những món đồ chơi tiền tỉ ở Ninh Bình.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Đại gia xếp hàng đấu giá đất vàng Kim Liên
Mặc dù phiên đấu giá 3,65 triệu cổ phần Công ty Du lịch Kim Liên diễn ra ngày mai (22/12) được dự báo thành công, nhưng câu chuyện thâu tóm khu đất vàng Khách sạn Kim Liên không đơn giản chỉ là chiến thắng trong cuộc đấu này.
Câu chuyện thâu tóm khu đất vàng Khách sạn Kim Liên không đơn giản chỉ là chiến thắng trong cuộc đấu giá.
Giá nào cho chiến thắng?
Ngày mai, phiên đấu giá trọn lô 3,65 triệu cổ phần, tương ứng tỷ lệ 52,43% vốn tại Công ty Du lịch Kim Liên do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) nắm giữ sẽ diễn ra. Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), có 36 nhà đầu tư tham gia đấu giá, trong đó có 19 tổ chức và 17 cá nhân chào mua tổng cộng 131.307.588 cổ phần, gấp 40 lần số cổ phần chào bán.
Thống kê của Báo Đầu tư cho thấy, cuộc đua lần này có sự tham gia của nhiều đại gia tên tuổi trong lĩnh vực bất động sản, khách sạn - du lịch và các doanh nghiệplớn như Văn Phú Invest, GP Invest, Thaigroup (tiền thân là Xuân Thành Group), CTCP Đầu tư và Phát triển hạ tầng Hoàng Thành, Hải Phát Thủ đô, Hanoitourist, Tổng công ty Bảo hiểm Bưu điện (PTI), CTCP Cơ điện lạnh (REE)...
Với giá khởi điểm là 30.600 đồng/cổ phần, tương ứng tổng giá trị tối thiểu mà nhà đầu tư muốn sở hữu trọn lô cổ phần trên là 112 tỷ đồng, tiền đặt cọc là 11,2 tỷ đồng, phiên đấu giá này đòi hỏi các nhà đầu tư phải thật sự có tiềm lực tài chính mạnh.
Cuộc đua mua lại Khách sạn Kim Liên nóng ngay từ khi SCIC thông báo sẽ thoái vốn tại công ty này, bởi Công ty Du lịch Kim Liên đang trực tiếp quản lý Khách sạn Kim Liên - tọa lạc tại vị trí đắc địa trên khu đất 3,5 ha ở phố Đào Duy Anh (Đống Đa, Hà Nội).
Bên cạnh đó, tình hình hoạt động của Công ty cũng khá ổn định, các chỉ tiêu tài chính trong năm 2013 và 2014 như lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) đạt 0,13 và 0,12, lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE) đạt 0,16 và 0,15; duy trì cổ tức hàng năm ở mức 16 - 17%. Đơn vị tư vấn đợt chào bán là CTCP Chứng khoán Phố Wall cho biết, năm 2015, Công ty Du lịch Kim Liên ước đạt doanh thu 122,7 tỷ đồng, lợi nhuận 13,6 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Viết Thắng, Phó tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Phố Wall, mức giá đấu thành công chắc chắn trên 100.000 đồng/cổ phần, tức cao gấp hơn 3 lần giá chào bán của SCIC.
Miếng bánh không dễ xơi
Là sự kiện thu hút sự quan tâm của giới truyền thông và nhà đầu tư, nhưng ít ai để ý, phiên đấu giá lần này của SCIC không có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, cũng như những đại gia đã thành công trong các thương vụ IPO năm 2015 liên quan tới đất vàng.
Lý giải với Báo Đầu tư, ông Nguyễn Viết Thắng cho rằng, các nhà đầu tư này có "khẩu vị" riêng. Có thể thấy, họ thường nhắm vào các doanh nghiệp sắp cổ phần hóa và nắm cổ phần chi phối ngay từ đầu với mức giá sát với giá IPO. Đối với nhà đầu tư ngoại, ngoài việc hạn chế về room sở hữu thì "nhiều nhà đầu tư không chấp nhận mức giá quá cao, vượt định giá của họ", ông Thắng nhận xét.
"Các nhà đầu tư tham gia đấu giá đều đã nghiên cứu và có chiến lược riêng, nhưng cũng không loại trừ khả năng một số nhà đầu tư muốn mua bằng được, do bị cuốn vào tâm lý đám đông", ông Thắng nhận định.
Có thể thấy, sự bất ngờ của phiên đấu giá này diễn ra đến những phút cuối cùng khi GP Invest cũng đã có tên trong danh sách. Lý do mà GP
Invest không thể đứng ngoài có lẽ bởi GP Invest hiện là cổ đông sở hữu 6,62% cổ phần của Khách sạn Kim Liên.
Tuy nhiên, dù GP Invest hay bất cứ nhà đầu tư nào sẽ sở hữu được số cổ phần đấu giá lần này thì đó mới chỉ là bước khởi đầu trong quá trình khai thác khu đất vàng.
Với cơ cấu cổ đông khá phức tạp, trong đó, ngoài SCIC, còn có 3 cổ đông lớn nắm giữ trên 5% vốn tại Khách sạn Kim Liên là GP Bank, GP Invest và Công ty Tài chính Bưu điện. Sau khi GP Bank được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng, quyền quản lý 26,89% cổ phần tại Khách sạn Kim Liên đã được chuyển giao cho VietinBank.
Bên cạnh đó, giới chuyên gia nhà đất cho biết, khu đất này nằm trong quy định giới hạn chiều cao xây dựng.
Do đó, nhà đầu tư chiến thắng trong phiên đấu giá ngày 22/12 sẽ còn trải qua 2 "cửa ải" nữa để có thể khai thác và phát huy tiềm năng từ khu đất vàng trên, đó là thương lượng với các cổ đông hiện tại của Khách sạn Kim Liên cũng như được UBND TP. Hà Nội phê duyệt Dự án.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Khối ngoại mua mạnh SSI, HHS, bán mạnh DPM, VCB, BVH trong phiên cuối tuần Đúng như dự đoán, phiên giao dịch cuối cùng để hoàn tất kỳ cơ cấu danh mục, giao dịch nhà đầu tư ngoại đã sôi động cùng các hoạt động mua-bán của các quỹ ETF. Đáng chú ý, trong khi hầu hết các cổ phiếu được thêm mới hoặc tăng tỷ trọng trong kỳ cơ cấu đều được mua ròng mạnh thì VCB...