“Bầu” Kiên yêu cầu làm rõ và trả lại hồ sơ, tài liệu của mình
Trong phiên tòa xét xử sáng nay (24/5), Nguyễn Đức Kiên kiến nghị tòa án làm rõ việc kê biên tài sản, nhiều tài liệu nhưng không đưa vào danh sách trong hồ sơ tang vật vụ án và yêu cầu trả lại những hồ sơ, tài liệu này
8h20 sáng nay (24/5), Phiên tòa xét xử vụ án “bầu” Kiên cùng đồng phạm tiếp tục được diễn ra. Trong khi HĐXX tiến hành thẩm các đại diện các ngân hàng về hoạt động giao dịch tiền trong liên ngân hàng để mua cổ phiếu, ông Nguyễn Đức Kiên đã yêu cầu được trả lại một số tài liệu và hồ sơ của gia đình ông.
Ông Kiên nói rằng: “Trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã yêu cầu ngân hàng ACB phong tỏa số tài khoản cá nhân và gia đình của tôi. Đồng thời kê biên 3 ngôi nhà, nhiều tài liệu không đưa vào hồ sơ tang vật vụ án. Tôi yêu cầu làm rõ và trả lại những tài sản, tư liệu trên”.
Nguyễn Đức Kiên trong phiên tòa xét xử sáng 24/5
Trong việc thẩm vấn đại diện các ngân hàng, đại diện Kienlongbank cho biết, ngân hàng này và Ngân hàng ACB có mối quan hệ đối tác. Quan hệ giao dịch liên ngân hàng giữa hai đơn vị là thường xuyên, hàng ngày.
Năm 2010, KienLongabank phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ. Đối với thành viên của Ngân hàng ACB có các bị cáo Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang là cổ đông của ngân hàng này. Nguyễn Đức Kiên không có cổ phần hay cổ đông của Kienlongbank.
Theo HĐXX, năm 2009, ngân hàng KienLongbank vay của Ngân hàng ACB 1000 tỷ đồng (theo cáo trạng). Đại diện Kienlong Bank cho rằng không phải năm 2009 mà là năm 2010. Việc vay tiền thông qua giao dịch liên ngân hàng do nhu cầu sử dụng vốn. Ông Minh cũng khẳng định không cho Công ty ACBS vay tiền.
Phía Kienlongbank cũng khẳng định, qua hai đợt phát hành trái phiếu của Công ty Chứng khoán thuộc Ngân hàng (ACBS), Ngân hàng KienLongbank mua với trị giá hơn 1.500 tỷ đồng.
Video đang HOT
Về phía Vietbank, đại diện của ngân hàng này là ông Huỳnh Quốc Bình cho hay, trong năm 2009-2010, Ngân hàng Vietbank có nhiều giao dịch liên ngân hàng với Ngân hàng ACB. Việc giao dịch là qua lại hai chiều. “Số tiền giao dịch rất lớn nên không nhớ bao nhiêu”, ông Bình nói.
Ông Bình cho biết, không nắm được việc Ngân hàng Vietbank có vay tiền của Ngân hàng ACB mua trái phiếu hay không. Viện Kiểm sát buộc phải dẫn lại cáo trạng việc giao dịch tiền giữa hai ngân hàng trong việc mua trái phiếu.
Mặt khác, tham gia vào phần xét hỏi, luật sư Vũ Xuân Nam – bảo vệ quyền lợi cho “bầu” Kiên đưa ra hàng loạt câu hỏi với đại diện Ngân hàng Nhà nước như: Người dân đi gửi tiền cho Ngân hàng có phải là lĩnh vực liên quan đến ngân hàng không? Người dân đi gửi có phải được Ngân hàng cho phép không, cấp giấy phép cho người dân đi gửi tiền không? Khi người dân đem tiền đi gửi, ngân hàng có xác định là nguồn tiền của ai không? Người dân đi gửi tiền, nộp tiền vào tài khoản, đối với người dân có phải là hoạt động của ngân hàng không?…
Đại diện NHNN liên tiếp từ chối trả lời câu hỏi của luật sư với lý do, không thuộc lĩnh vực mình quản lý, không nhớ hết, đã được trả lời rồi.
Lê Tú
Theo Dantri
Bầu Kiên phủ nhận chỉ đạo cấp dưới
Tại tòa, bị cáo Phạm Trung Cang và các thuộc cấp đều khai việc mua cổ phiếu ACB là theo chỉ đạo của bầu Kiên: "Đây là lệnh, cứ làm đi". Tuy nhiên, khi được thẩm vấn, bầu Kiên đã bác bỏ và phủ nhận mệnh lệnh trên.
Thuộc cấp đồng loạt tố do Kiên chỉ đạo
Chiều ngày 23/5, HĐXX TAND TP Hà Nội tiếp tục làm rõ vụ mua cổ phiếu của Ngân hàng ACB trong phần vụ "cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng".
Trước đó, thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB chấp thuận cấp hạn mức 700 tỉ đồng cho Hội đồng đầu tư để mua cổ phiếu. Nguyễn Đức Kiên với vai trò Chủ tịch Hội đồng đầu tư đã được thường trực Hội đồng quản trị ủy quyền cho trực tiếp việc đầu tư này.
Phạm Trung Cang khai việc mua cổ phiếu do Kiên chỉ đạo. (Ảnh, Tuấn Hợp)
Tuy nhiên do pháp luật không cho phép Cty ACBS được mua cổ phiếu của Ngân hàng ACB vì Cty ACBS là công ty chứng khoán do Ngân hàng ACB sở hữu 100% vốn điều lệ; Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Cty ACBS kí Hợp đồng hợp tác đầu tư với Cty CP Đầu tư Á Châu (Cty ACI và Cty ACI-HN), do Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Hội đồng thành viên để đầu tư mua cổ phiếu ACB.
Tại tòa, các bị cáo cho Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang, Lê Vũ Kỳ, Nguyễn Ngọc Chung - nguyên TGĐ Cty ACBS đều cho rằng việc mua cổ phiếu do Kiên chỉ đạo.
Cụ thể, bị cáo Trịnh Kim Quang được tòa xét hỏi đầu tiên cho rằng: Cuộc họp Hội đồng quản trị của Ngân hàng ACB vào ngày 2/11/2009 có quan điểm là chọn cổ phiếu để đầu tư. Bản thân bị cáo có bàn về việc mua cổ phiếu Ngân hàng ACB để làm cổ phiếu quỹ. Nghị quyết Hội đồng quản trị cũng đồng ý đầu tư vào một số cổ phiếu giá tốt và thanh khoản cao, không có chỉ đạo cụ thể mua cổ phiếu Ngân hàng ACB và giao cho ông Kiên thực hiện. Hạn mức đầu tư 700 tỉ đồng.
Tiếp sau Trịnh Kim Quang, ông Nguyễn Ngọc Chung, nguyên Tổng giám đốc ACBS khai khi biết chủ trương của HĐQT ACB, ông có báo cáo lên cấp trên là ACBS không mua cổ phiếu ACB được vì có quy định cấm. Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Kiên nói: "Đây là lệnh phải làm, khi mua thì ACI đứng tên chứ ACBS không đứng tên, cứ làm đi".
Khai tại tòa, bị cáo Lê Vũ Kỳ cho biết, theo quy định, Công ty TNHH Chứng khoán ACBS không được mua cổ phiếu của Ngân hàng ACB. Thời điểm đó, giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đã xuống thấp và là thời điểm để mua vào nên chọn những cổ phiếu tốt thanh khoản cao để đầu tư. Ngân hàng ACB là cổ phiếu tốt đáng để đầu tư nhưng không có quyết định cụ thể là đầu tư cổ phiếu nào. Sau khi bàn bạc, Thường trực Hội đồng quản trị ủy quyền cho ông Nguyễn Đức Kiên (nguyên Chủ tịch Hội đồng đầu tư của ACB) để đầu tư cổ phiếu. Ông Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo triển khai các công việc ở ACBS.
Bản thân Lê Vũ Kỳ chỉ được Ban lãnh đạo ACBS gửi đề xuất hội đồng đầu tư cho phép hợp tác giữa ACBS và Công ty Cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội (ACBI Hà Nội) và tham gia ký nghị quyết này của Hội đồng đầu tư ACBS.
"Tôi không biết gì về việc mua cổ phiếu của ACBS. Hoạt động mua bán cổ phiếu diễn ra hàng ngày, tôi bên ngân hàng chỉ biết về mảng môi giới. Về việc liên doanh liên kết, theo ý hiểu của tôi, lúc đó anh Nguyễn Đức Kiên không nói rõ là để mua cổ phiếu Ngân hàng ACB mà theo tôi là còn nguyên nhân khác. Bên pháp chế giải thích việc ACBS thông qua ACBI để mua cổ phiếu Ngân hàng ACB là không sai vì như vậy là ACBS không sở hữu trực tiếp cổ phiếu ACB" - bị cáo Lê Vũ Kỳ nói.
Bầu Kiên phủ nhận mệnh lệnh chỉ đạo cấp dưới
Bị cáo Phạm Trung Cang (nguyên phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ACB) thừa nhận có việc họp HĐQT và thống nhất chủ trương một số loại cổ phiếu nhưng không chỉ rõ cụ thể là mua cổ phiếu ACB. Bị cáo Cang thừa nhận nếu ACBS tự mua cổ phiếu ACB là không đúng luật. Nếu ACBS muốn mua thì phải công bố thông tin và xin phép Uỷ ban Chứng khoán xem xét rất lâu nên để bí mật kinh doanh thì phải thông qua ACI mua.
Bầu Kiên "phản pháo" rằng, không ra lệnh cho các thuộc cấp trong việc mua cổ phiếu của ACB. (Ảnh, Tuấn Hợp)
"Nghị quyết HĐQT không đề cập việc mua cổ phiếu ACB, về chủ trương không vi phạm pháp luật. HĐQT đã giao cho anh Kiên thì anh Kiên phải làm đúng pháp luật, anh Kiên làm sai anh Kiên chịu trách nhiệm", bị cáo Cang khai tại tòa.
Khi tòa công bố một số bản cung tại cơ quan điều tra, Phạm Trung Cang cho rằng bị ép cung, một số chi tiết ông không khai nhưng cán bộ điều tra viết thêm vào và ông có đề nghị cán bộ điều tra xóa đi nhưng khi hết giờ làm việc cán bộ điều tra vẫn không xóa. Trước ý kiến này, tòa cho biết, tất cả các bản cung ông Cang đều kí và đề nghị ông và các bị cáo khác khai cho thành khẩn, chuẩn xác để không làm mất thời gian HĐXX.
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên khi được thẩm vấn đã bác bỏ lời khai của ông Nguyễn Ngọc Chung, nguyên Giám đốc ACBS, lý do là không có văn bản nào thể hiện ông Kiên đã chỉ đạo ông Chung làm như vậy. Bầu Kiên cũng phủ nhận không có việc đã bảo ông Chung: "Đây là lệnh, cứ làm đi".
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Đang xét xử đại án 'bầu' Kiên 11 giờ 5 phút, Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Hữu Chính đã đọc quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với ông Trần Xuân Giá, do mắc bệnh hiểm nghèo. 11 giờ 5 phút, Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Hữu Chính đã đọc quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với ông Trần Xuân Giá, do mắc bệnh hiểm nghèo. 10...