‘Bầu’ Kiên: Trời đất như sụp đổ khi bị bắt về tội kinh doanh trái phép
Chiều ngày 29.5, Nguyễn Đức Kiên và các bị cáo đã đứng trước tòa để bào chữa, tranh luận.
Bị cáo Lý Xuân Hải – nguyên Tổng giám đốc ACB đồng ý với những ý kiến bào chữa của các luật sư nhưng muốn bổ sung thêm. Theo đó, bị cáo Hải cho rằng việc đề xuất ủy thác gửi tiền không phải là bắt buộc bất kỳ ai mà là một đề xuất để xin ý kiến. Đó là trách nhiệm của một người đứng đầu trong vai trò điều hành.
“Vào thời điểm đó chúng tôi luôn cho rằng chưa có luật hướng dẫn thi hành thì vẫn thi hành theo các văn bản cũ. Việc áp dụng như vậy trong năm 2011 không có gì là sai”, bị báo Hải nói trước tòa.
Ngay sau đó, bị cáo Hải dẫn ra một số ví dụ trong thực tế hoạt động của ngân hàng khi chưa có hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước thì các ngân hàng thương mại vẫn thực hiện theo quy định cũ. Có những hoạt động mà Ngân hàng Nhà nước biết nhưng không cấm, vì nếu cấm thì nền kinh tế sẽ dừng lại.
Video đang HOT
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên – Ảnh: Hà An
Bước vào phần tranh luận, bị cáo Nguyễn Đức Kiên nói: “Khi tôi nhận được lệnh bắt vì tội kinh doanh trái phép, trời đất như sụp đổ. Tôi không thể tin rằng mình kinh doanh 30 năm nay mà lại bị bắt vì tội kinh doanh trái phép. Tôi không tin mình kinh doanh trái phép. Cơ quan Điều tra đã ghi không đúng bản chất sự việc”.
Và để làm rõ những tội danh theo cáo trạng của Viện kiểm sát, Nguyễn Đức Kiên cho biết mình đã gửi đơn kêu oan tới Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng…
Cũng tại phần tranh luận, Nguyễn Đức Kiên viện dẫn nhiều căn cứ khẳng định mình không phạm tội kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa đảo, cố ý làm trái.
Theo TNO
Cân nhắc thời điểm khởi kiện Trung Quốc
Đó là khẳng định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5 diễn ra chiều nay.
Tại họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên trả lời một số câu hỏi của báo chí.
Xin Bộ trưởng cho biết, Việt Nam có tính tới phương án sử dụng biện pháp pháp lý để khởi kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế hay không?
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ Nguyễn Văn Nên trả lời các câu hỏi của phóng viên - Ảnh: Anh Vũ
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Chúng ta đã chuẩn bị hồ sơ từ lâu, nhưng để thực hiện nó như thế nào và lúc nào thực hiện phải cân nhắc hết sức kỹ càng. Khi khởi kiện ra toà án công lý hay Toà án quốc tế thì hồ sơ, chứng lý là một yêu cầu cần và đủ nhưng nó còn khía cạnh khác. Trong lúc này, lãnh đạo ta đang cân nhắc chọn thời điểm hoặc giải pháp thực sự cần thiết mới tính tới. Nếu như người bạn Trung Quốc chịu ngồi lại đàm phán thực hiện yêu cầu và chân thành như chúng ta thì tình huống có thể khác.
Khi đi làm việc ở nước ngoài, Thủ tướng có phát biểu không đánh đổi chủ quyền thiêng liêng lấy thứ hữu nghị viển vông, lệ thuộc. Chúng ta nên hiểu câu nói này như thế nào?
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Tất cả mọi người dân Việt Nam khi Tổ quốc cần đều thể hiện lòng yêu nước mọi lúc, mọi nơi. Bác Hồ đã nói "Dĩ bất biến ứng vạn biến" - cái bất biến đó là độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Nó quá thiêng liêng và không thể đánh đổi bằng bất cứ điều gì. Không chỉ điều này Việt Nam nói với Trung Quốc mà với tất cả bạn bè trên thế giới. Thủ tướng nói, người đứng đầu Chính phủ tỏ rõ thái độ để thế giới biết lập trường, quan điểm, thái độ của chúng ta trước sau như một. Cái bất biến mọi người đều hiểu và hành động, đặt tổ quốc lên trên.
Theo TNO
Vụ tàu Trung Quốc đâm tàu ngư dân Việt Nam: Có thể khởi tố vụ án giết người Các vụ tàu Trung Quốc đâm phá tàu ngư dân Việt Nam gần đây đã gây thiệt hại về người và tài sản. Theo các chuyên gia pháp lý, Việt Nam hoàn toàn có thể khởi tố vụ án, xử lý theo pháp luật Việt Nam. Ngư dân Nguyễn Huỳnh Bá Biên, thuyền viên tàu cá ĐNa 90152 bị thương tích đầy mình...