Bầu Kiên tiếp tục chối tội kinh doanh vàng trái phép
Tại phiên tòa chiều nay (21/5), tòa tiếp tục làm rõ cáo buộc hành vi kinh doanh vàng trái phép của bầu Kiên.
Chiều nay, tòa tiếp tục làm rõ cáo buộc hành vi kinh doanh vàng trái phép của bầu Kiên.
Phiên xét xử vẫn xoay quanh lý lẽ việc kinh doanh liên quan đến vàng của bầu Kiên có trái phép hay không. Cáo trạng buộc tội bầu Kiên kinh doanh vàng trạng thái trái phép. Nhưng bầu Kiên cãi lại rằng, mình chỉ kinh doanh trạng thái giá vàng.
Bầu Kiên đã xin phép tòa cầm văn bản, đọc rõ quy định pháp luật về kinh doanh vàng. Ông Kiên nhắc đi nhắc lại, không có câu nào trong văn bản luật cấm kinh doanh trạng thái giá vàng.
Theo bị cáo Nguyễn Đức Kiên, hoạt động kinh doanh vàng là việc sản xuất gia công mua bán vàng chứ không có kinh doanh trạng thái giá vàng.
“Cơ quan điều tra và viện kiểm sát đã khoác cho tôi cái áo kinh doanh vàng trái phép.” – Bầu Kiên nói.
Bị cáo Kiên cũng cho rằng, hiện vẫn có hàng trăm ngàn công ty ở Viêt Nam đã và đang thực hiện loại hình đầu tư này. Nếu tòa cho rằng việc này là có tội, sẽ ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của doanh nghiệp Việt Nam.
Nếu cần làm rõ, HĐXX có thể hỏi VCCI hoặc bà Phạm Chi Lan (nguyên Phó chủ tịch VCCI). – Bầu Kiên nhấn mạnh.
Chủ tọa phiên tòa cho hay: “Chính vì thế HĐXX mới hỏi Bộ KH&ĐT.”
Bị cáo Kiên phản bác lại rằng: “Tất cả những người vừa trả lời không đủ tư cách để trả lời những câu hỏi đó.”
Video đang HOT
Bầu Kiên tại tòa
HĐXX đọc lại lời khai của bầu Kiên tại cơ quan điều tra về việc kinh doanh trạng thái giá vàng. Bị cáo Kiên thừa nhận, đến giờ này vẫn giữ đúng lời khai như thế. Ông Kiên cũng tiếp tục khẳng định, thời điểm đó không có bất cứ quy định nào cấm kinh doanh trạng thái giá vàng.
Cũng trong chiều nay, khi được hỏi, bị cáo Lý Xuân Hải cho rằng, kinh doanh giá vàng không phải là một loại hình kinh doanh vàng mà chỉ là một hoạt động thu lợi từ việc dự đoán, tư vấn sự biến động lên xuống của giá vàng.
Khi tòa hỏi, công ty Thiên Nam có đăng ký loại hình kinh doanh này không. Ông Hải không trả lời thẳng câu hỏi mà cho rằng mà cho rằng đây không phải là kinh doanh vàng vật chất – loại hình bị pháp luật cấm.
Ông Hải cho rằng, quy định của tòa viện dẫn áp dụng với doanh nghiệp kinh doanh trạng thái vàng là đúng. Nhưng công ty Thiên Nam không kinh doanh loại hình đó mà chỉ là một dạng phái sinh của kinh doanh vàng.
Khi tòa hỏi, loại hình kinh doanh này có phải đăng ký kinh doanh không, ông Lý Xuân Hải cũng như ông Nguyễn Đức Kiên cho rằng: “Chúng tôi không đủ thẩm quyền trả lời”.
“Chúng tôi không biết kinh doanh giá vàng có phải đăng ký hay không? Nếu Ngân hàng Nhà nước cho rằng, đó là loại hình phải đăng ký kinh doanh, nghĩa là phải đăng ký kinh doanh.” – ông Lý Xuân Hải nói.
Tuy nhiên, khi tòa yêu cầu ngân hàng nhà nước trả lời về vấn đề này thì những người đại diện cho cơ quan này đã không có mặt.
Tòa buộc phải nghỉ giữa chừng để tiếp tục hội ý.
Phần sau của phiên làm việc buổi chiều, tòa tiếp tục hỏi bị cáo Kiên một số chi tiết liên quan đến hoạt động kinh doanh trong đó có liên quan đến bầu Kiên và ông Lê Quang Trung – Tổng giám đốc công ty Thiên Nam.
8h sáng mai, tòa tiếp tục làm việc.
Theo cáo trạng, mặc dù Công ty Thiên Nam không được cấp phép kinh doanh vàng vật chất và vàng trạng thái nhưng Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Công ty Thiên Nam ký hợp đồng với Ngân hàng ACB để kinh doanh vàng trạng thái trên tài khoản ở nước ngoài và trong nước với tổng khối lượng giao dịch mua, bán là 462.500 Ounce, 75.000 lượng vàng SJC tổng giá trị hơn 11,7 nghìn tỷ đồng. Kết quả kinh doanh trạng thái vàng ở nước ngoài và trong nước, Công ty Thiên Nam bị lỗ hơn 433 tỷ đồng. Số tiền này Ngân hàng ACB cho Công ty Thiên Nam nhận nợ đến năm 2015. Cáo trạng xác định từ tháng 5/2007 đến 8/2012, Nguyễn Đức Kiên đã thông qua 6 công ty để kinh doanh tài chính và kinh doanh vàng trạng thái trái phép với tổng số tiền hơn 21 nghìn tỷ đồng.
Theo Khampha
"Bầu" Kiên bình thản nghe Viện kiểm sát đọc cáo trạng
Chiều nay (20/5), phiên tòa xét xử "bầu" Kiên và các đối tượng liên quan chính thức diễn ra với phần đại diện Viện Kiểm sát Tối cao đọc bản cáo trạng.
Đại diện viện kiểm sát phải mất gần 2h để đọc hết 36 trang cáo trạng truy tố bầu Kiên và các bị cáo khác. Trong khi đại diện viện kiểm sát đọc cáo trạng, phía dưới bầu Kiên vẫn ngồi với vẻ mặt bình thản không biểu lộ cảm xúc
Đại diện VKS cho biết, trên cơ sở điều tra, đã xác định, khoảng tháng 7 - 8/2012, cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) nhận được nhiều đơn tố cáo của một số cá nhân do các lãnh đạo Đảng, Nhà nước chuyển đến. Nội dung đơn thư tố cáo ông Nguyễn Đức Kiên có hành vi kinh doanh trái phép, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, thao túng ngân hàng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước.
Cơ quan điều tra cũng nhận được kết luận thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - chi nhánh TP. Hà Nội xác định Ngân hàng Thương mại CP Á Châu (chi nhánh Thăng Long và Hà Nội) có một số sai phạm trong quản trị và hoạt động kinh doanh ngân hàng. Xét thấy có đủ căn cứ, cơ quan CSĐT (BCA) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm về các hành vi phạm tội. Ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt ngày 22/8/2012.
Đại diện Viện kiểm sát tuyên đọc cáo trạng truy tố Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm. Ảnh: Cảnh Kiên
Ông Nguyễn Đức Kiên là cổ đông của Ngân hàng Thương mại CP Á Châu (Ngân hàng ACB) từ năm 1993. Ông Kiên và người thân gia đình sở hữu hơn 937 triệu cổ phần Ngân hàng ACB, chiến hơn 9% vốn điều lệ. Trong đó, ông Kiên sở hữu hơn 31 triệu cổ phần. Ngoài ra, ông Kiên là Chủ tịch Hội đồng đầu tư Ngân hàng ACB từ năm 2003 đến 2012 và đảm nhiệm chức danh Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng này nhiệm kỳ 1994 - 2008.
Cuối năm 2007, ông Kiên không tham gia HĐQT Ngân hàng ACB nhưng đề nghị HĐQT ra quyết định thành lập Hội đồng sáng lập ngân hàng này do ông Kiên làm Phó chủ tịch. Hội đồng này có chức năng tư vấn cho HĐQT. Thành viên HĐ sáng lập được tham gia và cho ý kiến tại tất cả các cuộc họp của HĐQT và Thường trực HĐQT ngân hàng ACB. Thành viên cũng được cung cấp đầy đủ tài liệu về hoạt động kinh doanh của ngân hàng ACB.
"Như vậy, tuy không giữ chức danh do Ngân hàng Nhà nước chuẩn y nhưng với vị trí Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ngân hàng ACB và đại diện nhóm cổ đông, ông Nguyễn Đức Kiên có vai trò chỉ đạo, chi phối toàn bộ hoạt động quản trị, điều hành ngân hàng ACB." - Cáo trạng nêu.
Ông Nguyễn Đức Kiên thành lập, đồng thời là Chủ tịch HĐQT/HĐTV của 6 công ty, gồm: Công ty CP Phát triển Sản xuất và Xuất nhập khẩu Thiên Nam, Công ty CP Đầu tư Thương mại B&B, Công ty CP Tập đoàn Tài chính Á Châu, Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội, Công ty CP Đầu tư Á Châu và Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội.
Đông đảo phóng viên theo dõi phiên xử bầu Kiên và đồng phạm qua tivi. Ảnh: Cảnh Kiên
Cáo trạng kết luận, từ năm 2007 đến 2012, ông Nguyễn Đức Kiên thông qua 6 công ty trên đã tổ chức hoạt động kinh doanh không đúng với nội dung đăng ký kinh doanh, kinh doanh cổ phần, cổ phiếu và kinh doanh vàng với tổng số tiền hơn 21,4 nghìn tỷ đồng. Hành vi này phạm vào tội "Kinh doanh trái phép".
Năm 2009, Công ty B&B kinh doanh giá vàng trên tài khoản ngoài lãnh thổ Việt Nam với ngân hàng ACB, thu số tiền lãi hơn 100 tỷ đồng. VKS xác định, ông Nguyễn Đức Kiên lợi dụng chính sách của Nhà nước về việc miễn thuế thu nhập cá nhân, dùng thủ đoạn ký hợp đồng hợp tác đầu tư tài chính giữa công ty B&B với Nguyễn Thúy Hương (em gái ông Kiên), để chuyển lợi nhuận của doanh nghiệp sang cho cá nhân. Qua đó, bầu Kiên trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho công ty B&B hơn 25 tỷ đồng.
Cáo trạng xác định ông Nguyễn Đức Kiên là người chủ mưu, hướng dẫn người khác tham gia trốn thuế nên phạm vào tội "trốn thuế".
"Bầu" Kiên bình thản ngồi nghe cáo trạng
Cáo trạng cũng nêu rõ: Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội (Công ty ACBI) đang thế chấp 20 triệu cổ phần công ty CP Thép Hòa Phát để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ tại ngân hàng ACB. Tuy vậy, với tư cách là Chủ tịch HĐQT, đại diện pháp luật của ACBI, ông Kiên đã chỉ đạo Trần Ngọc Thanh (giám đốc) và Nguyễn Thị Hải Yến (Kế toán trưởng) lập khống biên bản họp HĐQT và Quyết định của HĐQT. Các biên bản này thể hiện chủ trương của HĐQT công ty ACBI bán 20 triệu cổ phần công ty Thép Hòa Phát mà ACBI đang sở hữu. Việc này nhằm tạo lòng tin cho công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát ký hợp đồng mua cổ phần và chuyển giao số tiền 264 tỷ đồng nhưng không sở hữu được số cổ phần đã mua.
Như vậy ông Nguyễn Đức Kiên đã có hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản của công ty CP TNHH MTV Thép Hòa Phát. Hành vi của ông Nguyễn Đức Kiên phạm vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cũng theo cáo trạng, thực hiện chủ trương tháng 3/2010 của Thường trực HĐQT ngân hàng ACB (gồm các ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải) và ông Nguyễn Đức Kiên về việc ủy thác cho các cá nhân gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, khoảng tháng 6 - 9/2011, ông Lý Xuân Hải (tổng giám đốc ACB) chỉ đạo ủy quyền cho kế toán trưởng Nguyễn Văn Hòa ủy thác số tiền hơn 718 tỷ đồng cho 19 nhân viên ACB gửi tiết kiệm vào Vietinbank (chi nhánh Nhà Bè, chi nhánh TP. HCM).
Toàn bộ số tiền được ủy thác đã bị bà Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt. Như vậy hành vi của các bị cáo nói trên đã phạm vào tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Theo Khampha
Hôm nay mở lại phiên tòa xử bầu Kiên Hôm nay (20/5), Tòa án nhân dân TP. Hà Nội mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử bầu Kiên và các đối tượng liên quan. Bầu Kiên tức ông Nguyễn Đức Kiên (50 tuổi, trú tại phường Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội) bị đưa ra xét xử về các tội danh: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Cố ý làm trái...