Bầu Kiên quyết liệt tố thanh tra viên không tuân thủ pháp luật
Tại phiên tòa sáng nay (27/5), bầu Kiên tiếp tục gây sốc khi nhận định “Kết quả giám định của thanh tra viên là không đầy đủ, không chính xác, không tuân thủ pháp luật”.
Mặc dù chiều qua, HĐXX đã tuyên bố kết thúc phần xét hỏi. Tuy nhiên, do các luật sư tiếp tục gửi đơn đề nghị nên phần xét hỏi lại được tiếp tục.
Cũng tại phiên tòa hôm nay, bị cáo Huỳnh Quang Tuấn cho biết: “Đối với việc ủy thác nhân viên đi gửi tiền, tôi cho rằng đó là hoạt động sai theo điều 106 Luật Tô chưc tin dung 2010 và điều lệ của ACB. Đấy là suy nghĩ của tôi vào thời điểm 2013 khi Cơ quan điêu tra hỏi tôi, sau khi vụ Huyền Như xảy ra rồi. Tôi cho rằng câu trả lời lúc đấy có thể gây ra hiểu lầm. Hôm nay tôi xin nói lại, đó là ý kiến cá nhân tôi khi trả lời kiểm soát viên. Tôi xin rút lại ý kiến này. Việc đúng hay sai thì do cơ quan chức năng quyết định”.
Trả lời HĐXX bị cáo Pham Trung Cang cho biết: “Tư ngày 31/12/2010, tôi từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT ACB sang làm việc ở Eximbank, từ đó về sau tôi không nhận được báo cáo nào và chỉ đạo điều gì ở ACB. Việc ACB mất tiền trong vụ án Huyền Như, tôi cũng không được báo cáo, sau đó đi họp ở Ngân hang Nha nươc tôi mới được nói cho biết. Tôi cũng không biết ban điều hành còn thực hiện việc gửi tiền hay không sau khi tôi đi”.
Bầu Kiên va đông pham tai phiên xet xư ngay 27/5.
Trả lời về vấn đề này, đại diện Ngân hang Nha nươc nhấn mạnh: “Việc cấp tín dụng theo luật các tô chưc tin dung cũ và mới không thay đổi nhiều. Việc cấp tín dụng khác, có một số văn bản về cho vay, bảo lãnh, thanh toán, còn các hoạt động khác tuân theo điều 127, 128 Luật các tô chưc tin dung khi tính hạn mức cho vay một khách hàng thì cộng cả cho vay trái phiếu nhưng không vượt quá 25% vôn điêu lê của tô chưc tin dung Tất cả các tô chưc tin dung không được thực hiện bất kỳ nghiệp vụ nào chưa được cấp giấy phép”.
Như phiên tòa xét xử chiều qua (26/5), bà Đặng Ngọc Lan cho biết: Công ty B&B do ba lam Tông Giam đôc không nhận được văn bản nào của cơ quan thuế về việc nộp thuế sai quy định.
Trả lời vấn đề này, đai diên Cục Thuế Ha Nôi cho hay: “Năm 2009, B&B không có vấn đề gì về thuế, nhưng đây là cơ quan điêu tra phát hiện ra công ty này trốn thuế chứ không phải do cục thuế phát hiện. Điều này đang cần được chứng minh. Bộ Công an đã có công văn gửi Bộ Tài chính và giám định viên”.
Được phép của HĐXX, bị cáo Kiên lên tiếng quyết liệt: “Như tôi đã nói, ý kiến của Chi Cục thuế là không phù hợp với chức năng nhiệm vụ của môt chi cục thuế. Kết quả giám định của thanh tra viên là không đầy đủ, không chính xác, không tuân thủ pháp luật. Cho đến nay, B&B vẫn không nhận được văn bản nào của cơ quan thuế về việc nộp thuế sai quy định. Tôi cho rằng văn bản kết luận thanh tra của ông Phó Cục trưởng Cục Thuế Ha Nôi là văn bản pháp quy, vẫn có hiệu lực cho đến bây giờ. Trong quá trình quyết toán của B&B, Cục thuế HN đã xin ý kiến Tổng cục Thuế và được trả lời bằng văn bản. Tôi đề nghị Tổng cục Thuế và Cục thuế HN bổ sung 2 văn bản trả lời này vào hồ sơ vụ án”.
Bầu Kiên cho rằng, kết quả giám định của thanh tra viên là không chính xác, không tuân thủ pháp luật.
Tiếp lời bị cáo Kiên, bà Đặng Ngọc Lan – Tông Giam đôc B&B nhấn mạnh: “Nếu có vấn đề vi phạm về thuế, theo nhận thức cá nhân của tôi, cơ quan thuế có trách nhiệm hướng dẫn cho doanh nghiêp để bổ sung”.
Bên cạnh đó, bầu Kiên cũng khẳng định: “Tôi chỉ báo đúng nội dung của Nghị quyết là thường trực HĐQT của ACB cấp hạn mức 700 tỷ cho ACBS lựa chọn cổ phiếu để đầu tư. Việc lựa chọn danh mục đầu tư thuộc thẩm quyền của Hội đồng đầu tư ACBS, nếu thấy cần thiết thì sẽ trình với tôi.
Theo bầu Kiên, việc ACI và ACI Hà Nội mua cổ phiếu ACB là quyết định với tư cách chủ tịch HĐQT, không liên quan đến ACB và ACBS”.
Trả lời câu hỏi của HĐXX, bầu Kiên liên tục khẳng định: “Tôi không liên hệ với VietBank và KienLongbank nên không biết nguồn tiền nào để mua trái phiếu và tôi cũng không nhận được khuyến cáo của PWC về việc đầu tư cổ phiếu ACB của ACBI”.
Theo Đời sống Pháp luật
Ngày thứ bảy xét xử Bầu Kiên: Viện Kiểm sát đưa ra kết luận truy tố 'bầu' Kiên
Ngày hôm nay (27/5), phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm tiếp tục với phần xét hỏi.
Video đang HOT
Bị cáo Huỳnh Quang Tuấn tại tòan ngày 27/5
10h20: Theo đại diện VKS, hành vi của Nguyễn Đức Kiên đối với các công ty do Kiên làm Chủ tịch HĐQT hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên đã tổ chức không đúng với quy định đăng ký kinh doanh, lợi dụng kinh doanh vàng, cổ phần, cổ phiếu.
Đối với việc kinh doanh trái phép thông qua Công ty Thiên Nam. Công ty này không có giấy phép nhưng vẫn thực hiện kinh doanh vàng.
Mặc dù tại phiên tòa cũng như tại cơ quan điều tra, Kiên phủ nhận việc kinh doanh vàng mà chỉ kinh doanh giá vàng... Tuy nhiên chiếu theo quy định, văn bản pháp luật, việc kinh doanh giá vàng cũng chính là kinh doanh vàng.
VKS kết luận: Hành vi kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài, cổ phần cổ phiếu,.. tại 6 công ty của Kiên đủ bị quy kết tội kinh doanh trái phép.
10h10: HĐXX tiếp tục làm việc. Mở đầu phần tranh luận, Đại diện VKS đưa ra kết luận truy tố đối với các bị cáo
Đại diện VKS đưa ra kết luận truy tố
9h55: Tòa tạm nghỉ. Sau khi thẩm vấn bị cáo Trần Ngọc Thanh về việc ủy thác tiền gửi, HĐXX tuyên bố kết thúc phần xét hỏi và chuyển sang phần tranh luận.
9h50: Thẩm vấn Huỳnh Thị Huyền Như và Huỳnh Thị Bảo Ngọc (Phó Phòng kho quỹ Ngân hàng ACB) về số tiền hoa hồng trong việc thực hiện ủy thác tiền gửi từ ACB sang Vietinbank, bà Ngọc cho biết, việc thực hiện ủy thác tiền gửi được thỏa thuận với Huyền Như theo lãi suất 14%. Theo thỏa thuận này, số tiền hoa hồng của việc ký gửi 718 tỷ đồng là hơn 10 tỷ đồng.
"Số tiền hoa hồng này, Ngân hàng ACB được hưởng. Khoản tiền này được chuyển cho các cá nhân. Các cá nhân vẫn chưa chuyển lại cho Ngân hàng ACB", bà Ngọc nói.
9h45: HĐXX đặt câu hỏi với đại diện ngành thuế để làm rõ tội trốn thuế của bị cáo theo cáo trạng.
Theo Tổng cục thuế, trong hai năm 2009-2010, có đoàn thanh tra toàn diện đối với Công ty B&B. Thời điểm đó người ký biên bản thanh tra thuế là Nguyễn Đức Kiên.
Nội dung thanh tra về việc chấp hành pháp luật thuế. Trong năm 2009-2010, khẳng định doanh nghiệp B&B đều làm ăn có lãi. Nguyên tắc là phải nộp thuế doanh nghiệp.
Về nguyên tắc, đoàn thanh tra dựa trên hồ sơ khai thuế của các đơn vị. Nếu có một khoản không khai thuế thì thanh tra không thể phát hiện được.
Như vậy, khoản thuế phát sinh từ hợp đồng ủy thác giữa B&B, em gái bầu Kiên và Ngân hàng ACB được cơ quan điều tra phát hiện, Chủ tọa Nguyễn Hữu Chính nói.
9h30: HĐXX đặt câu hỏi với đại diện NHNN về việc ủy thác tiền gửi của Ngân hàng ACB. Theo đại diện NHNN, thời điểm Ngân hàng ACB ủy thác 19 nhân viên đi gửi tiền thì chưa có bất kỳ giấy phép nào về ủy thác tiền gửi đối với Ngân hàng này.
Theo đại diện NHNN, theo luật tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng không được kinh doanh ngoài các hoạt động của ngân hàng và giấy phép kinh doanh. Chiếu theo các quy định này, cùng với Quyết định 742 của NHNN đối với ACB về ủy thác cho vay, đại diện này khẳng định, thời điểm này chưa có văn bản nào cho phép ACB thực hiện ủy thác tiền gửi căn cứ trên: giấy phép,điều lệ, quy định...
9h20: Luật sư thẩm vấn bầu Kiên để làm rõ hơn hành vi trốn thuế. Luật sư đặt vấn đề: Trong năm 2009, ngoài việc ủy thác đầu tư giữa B&B và Ngân hàng ACB và Ngân hàng ACB với em gái bầu Kiên thì có phát sinh các khoản phát sinh thuế nào nữa không?
"Bầu" Kiên: Ý kiến của Tổng cục thuế không phù hợp với chức năng của Tổng cục thuế theo Nghị định của Chính phủ. Thanh tra viên giám định không đầy đủ, không chính xác, không định quy định.
Cho đến trước khi bị bắt, Cục thuế, chi cục thuế chưa có ý kiến nào về việc B&B trốn thuế.
Luật sư: Các nghiệp vụ phát sinh năm 2009, B&B đã kê khai đầy đủ theo thuế doanh nghiệp hay chưa?
Bị cáo Kiên: B&B thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật.
Kiên đồng thời đề nghị HĐXX bổ sung văn bản trả lời của Tổng Cục thuế đối với Chi cục thuế Đống Đa về vấn đề thuế của B&B còn thiếu trong hồ sơ vụ án.
Tiếp tục đặt câu hỏi với Tổng Giám đốc B&B về nghĩa vụ kinh tế khác không trong năm 2009, bà Đặng Ngọc Lan (vợ "bầu" Kiên) cho biết: Không phát sinh trong năm 2009.
9h10: Luật sư đặt câu hỏi về tội danh Trốn Thuế. Đại diện Chi cục Thuế Đống Đa trả lời của luật sư vấn đề thuế của công ty B&B có vi phạm gì không trong năm 2009. Đại diện này cho biết B&B không có vấn đề gì về thuế trong năm 2009. Tội trốn thuế của bị cáo Kiên theo cáo trạng do Cơ quan cảnh sát điều tra phát hiện.
Trả lời câu hỏi của luật sư về hành vi trốn thuế của bị cáo theo cáo trạng, đại diện Tổng cục thuế nói, số tiền 25 tỷ đồng trốn thuế tại Công ty B&B là kết quả giám định viên từ các hợp đồng ủy thác.
8h52: Phiên tòa tiếp tục khi luật sư đặt ra hàng loạt câu hỏi với Công ty ACBS, ACI, Ngân hàng ACB về vấn đề cổ phần, cổ phiếu.
8h48: Luật sư đặt câu hỏi với đại diện NHNN.
Trả lời câu hỏi của luật sư về quy định trong cấp thẻ tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp, đại diện NHNN cho biết: Việc cấp tín dụng cũ và mới không có thay đổi nhiều.
Còn đối với trái phiếu doanh nghiệp, đại diện NHNN cho biết, chưa rõ ràng lắm là đã cấp tín dụng hay không. Đại diện NHNN cho biết, thông tin ông đưa ra dựa vào luật tổ chức tín dụng.
Đại diện NNHH cũng cho biết, việc kinh doanh trái phiếu có cấp giấy phép, trong đó có nghiệp vụ cấp phiếu: Tất cả các tổ chức tín dụng thực hiện nội dung ghi trong giây phép, không được thực hiện ngoài giấy phép. "Cho nên việc mua trái phiếu doanh nghiệp phải được ghi trong giấy phép", đại diện ngày giải thích.
8h40: Luật sư Uyên tiếp tục đặt câu hỏi với bị cáo Phạm Trung Cang.
Trả lời câu hỏi của luật sư, bị cáo Cang cho biết: Sau ngày 31/12/2010, bị cáo chuyển từ ACB sang ngân hàng khác. Bị cáo Cang cho biết không còn nhận được thông tin nào về việc ủy thác tiền gửi. Việc Huyền Như chiếm đoạt tiền, bị cáo Cang cho biết cũng không có thông tin.
8h35: Luật sư Uyên đặt câu hỏi đầu tiên với bị cáo Huỳnh Quang Tuấn (nguyên thành viên HĐQT Ngân hàng ACB).
Đối với câu hỏi về suy nghĩ của bị cáo gì về hành vi ủy thác tiền gửi, Tuấn nói: Nghĩ đơn giản về việc ủy thác gửi tiền, tôi biết được một số thông tin về ủy thác gửi tiền sau cuộc làm việc của HĐQT với cơ quan giám sát ngân hàng.
Theo Tuấn, việc ủy thác chưa chắc đã sai theo một số văn bản pháp luật. Đồng thời, theo điều lệ của Ngân hàng ACB, đơn vị này có chức năng ủy thác gửi tiền.
Đồng thời điều 106, Luật các tổ chức tín dụng 2010, được ủy thác nhưng với sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Đến năm 2011, NHNN vẫn chưa có quy định nào về ủy thác. Cho nên việc ủy thác theo một số văn bản cũ là không sai.
Đối với trách nhiệm trong việc ủy thác, bị cáo Tuấn từ chối trách nhiệm vì cho rằng mảng này không phải do mình quản lý.
8h30: Tòa bắt đầu làm việc. Theo đơn đề nghị của luật sư, xét thấy một số kiến nghị của luật sư và một số câu hỏi chưa được trình bày, nên tòa tiếp tục quay lại phần xét hỏi.
8h00: Các bị cáo có mặt tại Tòa. Phiên xét xử hôm nay vẫn chưa bắt đầu.
Ngày hôm qua (26/5), HĐXX và các luật sư tham gia tố tụng tiếp tục thẩm vấn các bị cáo và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về các hành vi truy tố như: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Kinh doanh trái phép, Trốn thuế...
Khẳng định trước toà, "bầu" Kiên nói: "Tôi không phạm tội như cáo trạng ghi. Tôi không làm điều gì ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ của đất nước".
Sáng nay (27/5), phiên tòa tiếp tục với phần xét hỏi.
Các bị cáo tại phiên tòa:
1./. Bị cáo Nguyễn Đức Kiên (50 tuổi, nguyên chủ tịch hội đồng đầu tư Ngân hàng ACB, nguyên phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ACB, nguyên phó chủ tịch hội đồng sáng lập ACB).
2./. Bị cáo Lê Vũ Kỳ (58 tuổi, nguyên phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ACB)
3./. Bị cáo Trịnh Kim Quang (60 tuổi, nguyên phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ACB)
4./. Bị cáo Phạm Trung Cang (60 tuổi, nguyên phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ACB)
5./. Bị cáo Lý Xuân Hải (49 tuổi, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng ACB)
6./. Bị cáo Huỳnh Quang Tuấn (56 tuổi, nguyên thành viên hội đồng quản trị Ngân hàng ACB)
7./. Bị cáo Trần Ngọc Thanh (62 tuổi, nguyên giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội)
8./. Bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến (45 tuổi, nguyên kế toán trưởng Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội)
Đối với ông Trần Xuân Giá (75 tuổi, nguyên chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ACB) được tòa quyết định tạm đình chỉ vụ án. Khi nào lý do đình chỉ không còn sẽ khôi phục vụ án.
Theo Xahoi
Nụ cười của bầu Kiên tại tòa Thay vì nhìn thấy ánh mắt sắc lẹm, ít phút nghỉ giữa phiên tòa ngày 21/5, nhiều người thấy bị cáo Nguyễn Đức Kiên tỏ ra thoải mái, thậm chí nở nụ cười. Trước khi HĐXX bước vào làm việc chiều ngày 21/5, bị cáo Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm được đưa vào phòng xử. Nguyên chủ tịch ngân hàng ACB...