Bầu Kiên – người ‘thích’ gây sốc của bóng đá Việt
Không lâu sau niềm vui CLB Hà Nội trụ hạng, bầu Kiên bị bắt về hành vi kinh doanh trái phép.
Bầu Kiên là doanh nhân đầu tiên làm bóng đá. Ảnh: Hoàng Hà.
Năm 2000, bầu Kiên đi đầu trong phong trào doanh nhân đầu tư vào bóng đá khi Ngân hàng Á châu tiếp quản đội bóng Đường sắt Việt Nam để cho ra đời CLB ACB. Là ông trùm ngành ngân hàng cùng lượng tài sản khổng lồ nhưng ông Kiên bỏ tiền cho bóng đá rất căn cơ và “tiết kiệm”. Cũng vì thế, tên tuổi của ông không nổi bằng bầu Thắng hay bầu Đức.
Trên sân cỏ, đội bóng của bầu Kiên cũng thi đấu thất thường. Sau hai năm đầu tư, CLB ACB góp mặt ở giải vô địch quốc gia năm 2002 nhưng chỉ một năm sau đó, đội bóng rơi xuống hạng nhất. Tuy vậy, nhờ lấy lại suất của Hàng không Việt Nam – đơn vị vừa tiếp quản đội bóng Công an Hà Nội, CLB của bầu Kiên tiếp tục dự giải vô địch quốc gia mùa giải 2004. Đến năm 2008, đội bóng của ông Kiên xuống hạng lần thứ hai và phải đợi tới hết năm 2011 để lên chơi V-League bằng cách mua lại suất của Hòa Phát.
Hơn 10 năm miệt mài làm bóng đá, dấu ấn lớn nhất của bầu Kiên lại là bài phát biểu tạo dư luận mạnh mẽ ở Lễ tổng kết V-League 2011 của VFF. Trong lần cướp diễn đàn ngoạn mục này, bầu Kiên đã phanh phui những điều tồi tệ của bộ máy VFF, BTC V-League, đội ngũ trọng tài…
Video đang HOT
Vụ “tung bom” khiến các ung nhọt của bóng đá Việt Nam bị phơi bày. Cũng từ đây, nền bóng đá nước nhà có hướng đi hứa hẹn sự đột phá với sự ra đời của VFP – công ty do các ông bầu thành lập. VFP cũng đánh dấu sự thay đổi quyền lực trong làng bóng đá Việt Nam. Các ông bầu từ chỗ không có tiếng nói và quyền lực đã trở thành những người làm chủ cuộc chơi.
VPF ra đời chưa lâu, bầu Kiên tiếp tục gây xôn xao dư luận khi lao vào cuộc chiến bản quyền truyền hình với VFF và AVG. Cuộc chiến tốn nhiều giấy mực của báo chí chỉ kết thúc sau sự nhượng bộ của AVG cùng thỏa thuận ngầm giữa các bên với nhau.
Gây tiếng vang trên chính trường, bầu Kiên cũng quyết tâm xây dựng lại đội bóng với nhiều tiền đầu tư và nhiều tham vọng hơn. Sau khi mua lại suất chơi V-League của Hòa Phát, vị Chủ tịch CLB còn tăng cường sức mạnh với bản hợp đồng bom tấn, mua Công Vinh với giá hơn 10 tỷ đồng. CLB Hà Nội với cái tên mới cùng lực lượng có chất lượng cao nhất từ trước tới nay nuôi mộng lớn ở V-League. Tuy nhiên, mùa giải 2012, đội bóng với sự góp mặt của nhiều ngôi sao như Công Vinh, Thành Lương, Timothy… thi đấu bết bát và chỉ giành quyền trụ hạng ở vòng đấu cuối cùng.
Không lâu sau nhận niềm vui CLB Hà Nội trụ hạng V-League, bầu Kiên bị bắt để làm rõ hành vi kinh doanh trái phép.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đại học chạy đua tuyển trung cấp
Ngay sau khi Bộ GD-ĐT ban hành thông tư cho phép trường ĐH tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), nhiều trường ĐH đã thông báo tuyển sinh bậc học này.
Ngày 12-6, Bộ GD-ĐT ban hành thông tư 57 "sửa đổi" cho phép trường ĐH tuyển sinh trung cấp sau một thời gian không cho phép tuyển sinh. Ngày 16-6, ĐH Công nghiệp Hà Nội lập tức ra thông báo tuyển sinh TCCN với 2.000 chỉ tiêu cho chín ngành đào tạo.
Nhiều trường trước đó thông báo không tuyển sinh TCCN cũng đã rầm rộ quảng cáo tuyển sinh trở lại.
Trường mẹ "đẻ" trường con
Trước đây, khi thông tư 57 quy định trường ĐH không tuyển trung cấp, rất nhiều trường ĐH phàn nàn như thế là quá đột ngột, cần phải có lộ trình để các trường giải quyết vấn đề đội ngũ, cơ sở vật chất. Trong giai đoạn này, một số trường ĐH đã "đẻ" thêm trường trung cấp trong trường ĐH (như Trường ĐH Thái Bình Dương), Tôn Đức Thắng hoặc tìm mua trường trung cấp để xin chỉ tiêu tuyển sinh. Thông tư 57 sửa đổi đã thay đổi cục diện theo chiều hướng thuận lợi hơn cho nhiều trường ĐH.
Tháng 12-2011, Bộ GD-ĐT ban hành thông tư 57, trong đó điều 6 quy định các ĐH, học viện, trường ĐH không đào tạo trình độ TCCN. Tháng 5-2012, Bộ GD-ĐT ban hành dự thảo thông tư sửa đổi điều 6 của thông tư 57, trong đó có quy định: các ĐH, học viện, trường ĐH đang đào tạo trình độ TCCN phải xây dựng lộ trình giảm dần chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trình độ TCCN (mỗi năm giảm không thấp hơn 25% so với chỉ tiêu năm 2011) để dừng tuyển sinh đào tạo trình độ này trước năm 2017. Ngày 12-6, Bộ GD-ĐT đã chính thức ban hành thông tư sửa đổi điều 6 của thông tư 57, trong đó các trường cắt giảm chỉ tiêu TCCN mỗi năm không thấp hơn 20% (so với chỉ tiêu năm 2011) để dừng tuyển sinh đào tạo trình độ này trước năm 2017.
TS Nguyễn Xuân Hoàn, phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết theo quy định, trường giảm 20% chỉ tiêu TCCN so với năm trước nên năm nay dự kiến tuyển 4.000 chỉ tiêu cho bậc học này. Đây là lộ trình để trường tạo điều kiện cho giáo viên trung cấp học chuyển đổi, nâng cao. Thực tế trường ĐH đào tạo trung cấp cũng có phần khập khiễng nên dự kiến đến năm 2017, số cán bộ giáo viên trung cấp hiện nay của trường cũng đã hoàn thành việc chuyển đổi và có thể bố trí vào việc khác.
Chỉ tiêu bậc trung cấp của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành năm nay cũng khá lớn. Theo TS Nguyễn Mạnh Hùng - hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, dự kiến trường sẽ tuyển từ 4.000-5.000 chỉ tiêu cho 14 ngành. "Trường đi lên từ trung cấp. Cơ sở vật chất và đội ngũ của bậc trung cấp khá lớn. Trường sẽ giảm dần chỉ tiêu trung cấp theo quy định để giải quyết dần bài toán đội ngũ" - ông Hùng nói. Trước thời điểm Bộ GD-ĐT cho phép tuyển sinh trung cấp, trường này đã "mua" Trường trung cấp Kinh tế công nghệ Gia Định để tuyển sinh bậc học này. Như vậy, năm nay bên cạnh bậc trung cấp của mình, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành còn tuyển trung cấp ở Trường trung cấp Kinh tế công nghệ Gia Định.
Một số trường khác cũng cho biết tuyển sinh TCCN nhưng chỉ tiêu không quá nhiều. Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM dự kiến tuyển 1.000 chỉ tiêu, Trường ĐH Tôn Đức Thắng dự kiến tuyển 1.300, Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ tuyển 1.300...
Thông tư trái luật?
Một thực tế tồn tại nhiều năm qua đó là chỉ tiêu TCCN các trường ĐH tuyển hằng năm khá cao. "Miếng bánh" thí sinh không nở ra thêm trong khi số trường tuyển ngày càng nhiều hơn mà phần lợi thế hút thí sinh luôn thuộc về các trường ĐH.
Đại diện nhiều trường TCCN đã nhiều lần đề nghị chấm dứt tuyển sinh TCCN ở trường ĐH, trả bậc đào tạo này về cho các trường chuyên đào tạo lĩnh vực trung cấp. Trường ĐH không tuyển TCCN là điều cần thiết và phù hợp bởi trên thế giới hầu như không có mô hình ĐH nào mà trường ĐH "mẹ" bồng bế đến năm bảy "đứa con" gồm nhiều bậc và hệ đào tạo khác nhau như ở VN.
TS Vũ Thị Phương Anh - phó giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng và hỗ trợ chất lượng giáo dục thuộc Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập - cho rằng Bộ GD-ĐT có phần vội vàng khi ra quyết định ngừng tuyển để rồi cho tuyển lại. Trong điều kiện đầu tư cho giáo dục chưa cao thì các trường buộc phải tuyển chỗ này để đầu tư vào chỗ kia. Tâm lý chuộng học trung cấp trong trường ĐH là có, tuy nhiên các trường trung cấp cũng cần phải đổi mới, nâng cao chất lượng để cạnh tranh và thu hút người học. Trong khi đó, ông Đặng Văn Sáng - hiệu trưởng Trường trung cấp Ánh Sáng (TP.HCM) - quả quyết: cần phải trả trung cấp cho các trường trung cấp. Nhiều năm gần đây các trường trung cấp tuyển sinh rất khó khăn, hầu như không trường nào tuyển đủ chỉ tiêu.
Mặt khác, quyết định cho phép trường ĐH tuyển sinh trung cấp không chỉ gây khó khăn cho trường trung cấp mà còn trái Luật giáo dục ĐH vừa được thông qua. Ông Đỗ Hữu Khoa - hiệu trưởng Trường trung cấp Công nghệ thông tin Sài Gòn, chủ tịch khối liên kết các trường chuyên nghiệp TP.HCM - cho rằng Luật giáo dục ĐH quy định cụ thể: trường ĐH được đào tạo các bậc từ CĐ đến sau ĐH, hoàn toàn không có bậc TCCN. Như vậy thông tư này được ban hành với nội dung trái luật. Điều lệ trường ĐH cũng quy định trường ĐH chỉ tuyển sinh từ bậc CĐ trở lên.
Theo tuổi trẻ
Blade and Soul và những con số ấn tượng Sau gần 5 năm phát triển, NCsoft đang đếm ngược từng giờ để tới thời điểm chính thức thương mại hóa sản phẩm của mình. Hồ hởi chờ đợi ngày thu được những đồng tiền đầu tiên từ công sức mà mình bỏ ra, đội ngũ sản xuất đã ngồi lại tổng kết quá trình phát triển và hoàn thiện sản phẩm từ...