Bầu Kiên “mách nước” giúp CSĐT làm rõ trách nhiệm của Vietinbank
Bầu Kiên khai không biết gì về việc ngân hàng ACB ủy thác cho 19 nhân viên đem 718 tỷ đồng đến gửi ở Vietinbank.
Chiều ngày 23/5, phiên xét xử bầu Kiên tiếp tục “ nóng” với việc làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị trong việc thiệt hại 718 tỷ đồng của ngân hàng ACB khi đem gửi ở ngân hàng Vietinbank.
Nói về quyết định ủy thác tiền gửi ở các ngân hàng khác, bầu Kiên khẳng định: “Tôi không có vai trò gì ở ACB để quyết định việc này”.
Khi được chủ tọa hỏi về cuộc họp thường trực HĐQT ngày 23/10/2010 – thời điểm được cho là có quyết định ủy thác tiền gửi ở các ngân hàng khác tại Ngân hàng ACB, bị cáo Kiên cho biết: “Đó là cuộc họp giao ban và có mời các thành viên hội đồng sáng lập tham dự là ông Trần Mộng Hùng và Nguyễn Đức Kiên.
Trong cuộc họp giao ban thường kỳ bàn nhiều nội dung về kế hoạch phát triển của ngân hàng ACB. Tại cuộc họp, Lý Xuân Hải đề xuất việc ủy thác tiền cho nhân viên đi gửi tiền ở ngân hàng khác.
Tại cuộc họp không thành viên nào thảo luận, ông Trần Xuân Giá yêu cầu các thành viên phát biểu ý kiến. Tại cuộc họp đó, tôi không được yêu cầu phát biểu nhưng nếu phát biểu tôi cũng đồng ý với đề xuất này”.
Bầu Kiên và vợ trong phiên tòa ngày 23/5.
Huỳnh Thị Huyền Như trong phiên xét xử bầu Kiên và đồng phạm.
Tại phiên xét xử ngày 23/5, người chiếm đoạt số tiền 718 tỷ đồng là Huỳnh Thị Huyền Như nguyên Trưởng phòng giao dịch của Vietinbank tại TP. HCM cho rằng: Do những cá nhân được ngân hàng ACB ủy thác đã quá “vô tư” với số tiền không phải của họ nên đã tạo kẽ hở cho Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt.
Tuy nhiên, người phía ngân hàng ACB lại cho rằng người ký hợp đồng với mình là lãnh đạo Vietinbank nên ngân hàng này phải chịu trách nhiệm với số tiền mà Huyền Như đã chiếm đoạt.
Video đang HOT
Đây là các hành vi được thực hiện giữa các các nhân viên của ACB với một tổ chức được ủy quyền của chi nhánh Ngân hàng Công thương. Vì vậy chi nhánh Ngân hàng Công thương này phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.Trước những tranh cãi nóng này, bầu Kiên đã xin ý kiến được phát biểu như sau: “Thứ nhất, nhân viên Ngân hàng ACB nhận ủy thác của Ngân hàng Á Châu không phải giao dịch với cá nhân chị Huyền Như mà nhân viên ngân hàng Á châu giao dịch với chị Huyền Như là quyền trưởng phòng giao dịch – đơn vị trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Công thương TP. Hồ Chí Minh.
Thứ hai, bản chất của dịch vụ này, với kính nghiệm làm trong hệ thống ngân hàng nhiều năm, tôi thấy Ngân hàng Công thương là một ngân hàng lớn được quản lý chặt chẽ bằng hệ thống công nghệ thông tin. Mọi giao dịch đều được thể hiện trên sổ cái của Ngân hàng Công thương.
Và nếu như Ngân hàng Công thương nói không biết thì cũng rất dễ dàng kiểm tra. Đề nghị Bộ Công an, cơ quan cảnh sát điều tra lấy lại bộ mật mã của Ngân hàng Công thương và tôi tin rằng không ai ở Ngân hàng Công thương có thể xóa được”.
Theo Đất Việt
Xét xử vụ "bầu" Kiên: Ai làm thì người đó chịu?
Chiều nay 23/5, HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội tiếp tục xét xử vụ "đại án" tham nhũng xảy ra tại Ngân hàng ACB đối với bị cáo Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm.
Đại diện Ngân hàng ACB tại phiên tòa chiều nay 23/5 (Ảnh: XH)
Đầu giờ chiều nay, HĐXX mời đại diện Ngân hàng Viettinbank chi nhánh TP HCM trả lời thẩm vấn. Vị đại diện này cho biết, trước khi bị bắt, Huyền Như là quyền trưởng phòng giao dịch, có nghĩa vụ thực thi các nghiệp vụ tại phòng giao dịch. Huyền Như mượn danh nghĩa ngân hàng Vietinbank để chiếm đoạt tiền nên Huyền Như phải chịu trách nhiệm.
Đối với 32 hợp đồng gửi tiền có dấu của Vietinbank chi nhánh TP HCM, đại diện ngân hàng Vietinbank cho rằng, hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật và của Ngân hàng Vietinbank. Tại thời điểm ký hợp đồng chưa phát sinh, chưa có dấu hiệu gian dối. Sau khi có 32 hợp đồng này thì mới phát sinh. Huyền Như lợi dụng kẽ hở trong việc quản lý tiền của nhân viên ACB để chiếm đoạt tiền của Ngân hàng ACB. Đại diện Vietinbank khẳng định không chịu trách nhiệm về số tiền 718 tỷ đồng mà ACB bị mất.
Bị cáo Lê Vũ Kỳ, nguyên Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB
HĐXX chuyển sang xét hỏi các bị cáo về hành vi đầu tư cổ phiếu Ngân hàng ACB gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB.
Theo cáo trạng, với quyền hạn là Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB, từ tháng 5/2010 đến tháng 11/2011, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB, trong đó có các ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang và Lý Xuân Hải ra chủ trương để ngân hàng ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng sai quy định.
Cụ thể, từ ngày 27/6 đến 27/9/2011, Ngân hàng ACB ủy thác cho 19 nhân viên gửi gần 719 tỷ đồng vào Chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh TP HCM của một ngân hàng với lãi suất trong hợp đồng là 14% một năm, lãi chênh lệch ngoài hợp đồng từ 3,7 đến 13%, vi phạm Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 3/3/2011 của Ngân hàng Nhà nước quy định về trần lãi suất. Việc này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, thuộc Chi nhánh TP HCM) lợi dụng lừa đảo chiếm đoạt số tiền 718 tỷ đồng.
Trả lời HĐXX, bị cáo Lê Vũ Kỳ (nguyên Phó chủ tịch HĐQT ACB) cho rằng, trong việc hợp tác với ACI đầu tư cổ phiếu, ACBS là đối tượng hưởng lợi nên hành vi này không sai. ACBS không sở hữu cổ phiếu của ngân hàng ACB mà chỉ sở hữu quyền lợi lỗ lãi từ cổ phiếu mà thôi.
Bị cáo Phạm Trung Cang, nguyên Phó chủ tịch ngân hàng ACB (Ảnh: XH)
Theo cáo buộc, ngày 2/11/2009, thường trực HĐQT Ngân hàng ACB thống nhất và ban hành chủ trương cấp hạn mức 700 tỷ cho Hội đồng đầu tư Ngân hàng ACB mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và ủy quyền cho Nguyễn Đức Kiên chỉ đạo trực tiếp việc đầu tư.
Do ACBS là công ty chứng khoán thuộc sở hữu của Ngân hàng ACB, không được quyền mua cổ phiếu của ngân hàng này nên Kiên đã chỉ đạo Hội đồng đầu tư Công ty ACBS gồm: Lê Vũ Kỳ, Đỗ Minh Toàn, Nguyễn Ngọc Chung -Tổng giám đốc ACBS (Công ty chứng khoán thuộc Ngân hàng ACB) thực hiện việc đầu tư cổ phiếu Ngân hàng ACB thông qua Công ty Cổ phần đầu tư Á Châu (ACI). Hành vi này trái với quy định tại điều 29, Quyết định 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 của Bộ Tài chính.
Hành vi này của các thành viên Thường trực HĐQT ngân hàng ACB và Nguyễn Đức Kiên gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB tổng số tiền hơn 687 tỷ đồng.
Trả lời thẩm vấn HĐXX việc ACBS thông qua ACI để mua cổ phiếu ngân hàng ACB, nhưng tiền là của ACBS cấp cho ACI (nguồn tiền chính là của ngân hàng ACB), bị cáo Phạm Trung Cang (nguyên Phó chủ tịch ACB) cho rằng không trái với quy định của pháp luật.
Trả lời HĐXX về việc sau khi công ty kiểm toán phát hiện vụ việc thì kiểm toán đã cảnh báo Ngân hàng ACB như thế nào, bị cáo Cang khai có nghe vụ việc nhưng chỉ nghe là có cảnh báo bằng miệng không phải bằng văn bản. Bị cáo Cang lúc đó cũng đề nghị thanh lý hợp đồng để tránh phức tạp.
Nói về chủ trương của thường trực HĐQT về việc thực hiện chủ trương mua cổ phiếu, bị cáo Cang cho biết, trong cuộc họp có bàn về mua cổ phiếu, trong đó có cổ phiếu của ngân hàng ACB. Tuy nhiên, đến khi ra quyết định cuối cùng, ủy quyền cho Kiên chỉ đạo việc đầu tư cổ phiếu, thường trực HĐQT không có chủ trương mua cổ phiếu của đơn vị nào. Bị cáo Cang cho rằng: "Ai làm thì người đó chịu!".
Tại tòa, bị cáo Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc ngân hàng ACB cho biết, bị cáo có tham gia cuộc họp thường trực HĐQT vào tháng 11/2009. Cuộc họp có nhiều nội dung, trong đó có việc bàn bạc việc mua bán cổ phiếu. Khai tại tòa, bị cáo Hải một lần nữa khẳng định, bị cáo Kiên là người được ủy quyền chỉ đạo trực tiếp việc đầu tư cổ phiếu.
Bị cáo Hải nói rằng, việc bàn về cổ phiếu ACB trong cuộc họp chỉ có những người nắm giữ cổ đông lớn bàn và bị cáo không được tham gia. Trong cuộc họp này có bàn cổ phiếu của ngân hàng, công ty sản xuất xi măng giá hấp dẫn.
"Tôi có nắm được thông tin việc ACBS phối hợp với ACI để đầu tư chứng khoán vào thời điểm công ty chứng khoán vào kiểm tra. Sau đó HĐQT cũng có bàn rất gay gắt về việc đầu tư cổ phiếu của Ngân hàng ACB. Tại cuộc họp tôi đã nói rằng không nên đầu tư vào cổ phiếu. Nếu đầu tư cổ phiếu vào Ngân hàng ACB, có thể hiểu một công ty ACB đầu tư vào ACB. Như vậy là quá mạo hiểm và nhiều rủi ro. Tôi nêu quan điểm cá nhân tôi, việc đầu tư như vậy là sai", bị cáo Hải nói.
Tiếp tục làm rõ hành vi đầu tư cổ phiếu, đại diện ACI trả lời HĐXX. Nói về nội dung hợp đồng giữa ACBS và ACI, đại diện ACI cho biết, cơ bản hợp đồng ACBS để đầu tư các cổ phiếu cao trên thị trường, lỗ lãi như thế nào thì tùy đóng góp của từng bên.
Hoạt động đầu tư không chỉ mua cổ phiếu của mỗi ACB mà còn mua nhiều cổ phiếu khác.
Đối với việc đầu tư, đại diện này nói: "Nếu tôi nhớ không nhầm thì có cả tiền của ACI, giờ không kịp nhớ số tiền bao nhiêu nên sẽ thông báo sau".
Trả lời HĐXX về cuộc họp của thường trực HĐQT Ngân hàng ACB, bị cáo Nguyễn Đức Kiên cho rằng, đây là cuộc họp giao ban, bàn về nhiều vấn đề, bàn về đầu tư của ACB, bàn về nhiều loại cổ phiếu, riêng cổ phiếu ACB không bàn trong cuộc họp này.
ACB không có chủ trương mua cổ phiếu ACB nên trong ban lãnh đạo không bàn bạc về vấn đề này. Kiên nói: "Với tư cách là chủ tịch Hội đồng đầu tư ACB, tôi chỉ báo cáo về tình hình cổ phiếu của ACB chứ không bàn về việc mua cổ phiếu".
Đối với việc đầu tư cổ phiếu ACB, Kiên khai chỉ biết khi Lý Xuân Hải thông báo. Sau khi biết thông tin Kiên đã đề nghị ACBS và ACI xem xét lại đầu tư.
Bị cáo Kiên cho rằng lời khai của Hải về việc thực hiện các chỉ đạo của bầu Kiên trong việc mua cổ phiếu là không đúng. Bị cáo Kiên khẳng định trong ACB có quy định quản lý đối với ACBS. Theo đó có thẩm quyền quyết định ở ACBS là Nguyễn Đức Kiên, Lý Xuân Hải, Lê Vũ Kỳ.
Tuy nhiên, tất cả chỉ đạo đều phải bằng văn bản. Cho nên, bị cáo Kiên khẳng định, lời khai của nguyên Tổng giám đốc ACBS tại cơ quan điều tra là không đúng.
Cuối phiên xử chiều nay bị cáo Nguyễn Đức Kiên xin HĐXX nộp đơn khiếu nại các quyết định của các cơ quan điều tra và VKS theo luật khiếu nại, tố cáo.
17h16', Tòa tạm nghỉ, 8h sáng 24/5 HĐXX tiếp tục làm việc.
Theo Infonet
Huyền Như khai chiếm đoạt tiền của ACB một cách đơn giản Huyền Như (nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc Vietinbank chi nhánh TP.HCM) tham gia phiên tòa này với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Huỳnh Thị Huyền Như Sáng 23/5, tiếp tục ngày làm việc thứ 4 phiên xét xử vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm, tại tòa Huỳnh Thị Huyền Như...