Bầu Kiên, Huyền Như: Bản chất tham tiền và những trò ma mãnh
Trong năm 2014, vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và Nguyễn Đức Kiên – 2 “đại án” của ngành ngân hàng đã được đưa ra xét xử đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Cả hai vụ án có một đặc điểm chung: Những người phạm tội đều là người có chức sắc trong ngành ngân hàng với đầy đủ hiểu biết pháp luật. Nguyễn Đức Kiên – “ông bầu” quyền lực
Thiếu tá Phạm Văn Thành, Phó trưởng Phòng 10, C46 đánh giá, đặc thù &’trí tuệ – quan hệ – tiền tệ’ được tội phạm kinh tế lợi dụng khai thác tối đa trong quá trình phạm tội và đối phó với cơ quan điều tra.
Thậm chí khi không tiếp cận, mua chuộc được cán bộ điều tra, đối tượng dùng dư luận, báo chí để tạo sức ép. Nguyễn Đức Kiên là điển hình cho loại tội phạm này.
Có ảnh hưởng lớn đối với giới truyền thông nên trong các phiên tòa xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, một số tờ báo có quan hệ với bầu Kiên đã cố ý đưa tin “cắt khúc” vụ án theo hướng bầu Kiên không có tội, khiến dư luận hiểu sai bản chất của vụ việc.
Trước khi Nguyễn Đức Kiên bị bắt, một số điều tra viên của C46 từng có dịp làm việc với Kiên trong những vụ việc khác có liên quan đến Ngân hàng ACB nhận xét:
Bầu Kiên là người thích nói, nói nhiều, luôn luôn có tư tưởng lấn át người khác, thích thể hiện quyền lực “ông chủ”. Bản chất “ông chủ” của Nguyễn Đức Kiên thể hiện mọi lúc, mọi nơi.
Việc truy tố, xét xử các đối tượng gây ra những vụ “đại án” trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng như Nguyễn Đức Kiên, Huỳnh Thị Huyền Như được dư luận đồng tình ủng hộ.
Theo thiếu tá Phạm Văn Thành, khi bị bắt giam, Kiên thuê 4 luật sư, nhưng thực tế trong suốt quá trình điều tra đến xét xử, các luật sư này không có sự độc lập bảo vệ thân chủ như những vụ án khác. Kiên chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho từng luật sư.
Nhưng để chỉ đạo được cả luật sư, Nguyễn Đức Kiên là người rất hiểu biết pháp luật. Quá trình điều tra cho thấy Nguyễn Đức Kiên chịu khó tìm hiểu pháp luật, đặc biệt tìm hiểu những vấn đề còn tranh luận giữa các cơ quan pháp luật để khai thác, “lách luật” trong quá trình phạm tội.
Nên khi ra tòa, Kiên rất biết cách trích dẫn những quy định của pháp luật để bao biện cho bản thân và “lái” dư luận ủng hộ những điều mà ông ta trình bày theo kiểu “hùng biện” trước tòa.
Như trích dẫn quy định “doanh nghiệp được phép kinh doanh những gì luật pháp không cấm” được Nguyễn Đức Kiên nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nhưng ông Kiên lại cố tình lờ đi quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước.
Đó là “Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” (Điều 9 Luật Doanh nghiệp) và “Người nào kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký là kinh doanh trái phép” (tội Kinh doanh trái phép – Điều 159 Bộ luật Hình sự)…
Để đấu tranh với Nguyễn Đức Kiên, ngoài kiến thức pháp luật, nghiệp vụ, các điều tra viên còn tham kiến các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng để chứng minh hành vi phạm tội của Kiên.
Tại phiên tòa phúc thẩm, hành vi phạm tội của Nguyễn Đức Kiên đã được các cơ quan bảo vệ pháp luật nêu rõ, trong quá trình Ngân hàng ACB hoạt động, lợi dụng kẽ hở của pháp luật nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng, Kiên và đồng phạm đã thực hiện các thủ đoạn kinh doanh không đúng quy định của pháp luật về cạnh tranh lành mạnh, tạo ra dòng tiền và tài sản ảo, tiền chạy từ ngân hàng này sang ngân hàng khác làm tăng trưởng tín dụng ảo, lợi nhuận ảo và tăng giá trị cổ phiếu ảo.
Tiền mặt được Ngân hàng ACB huy động từ người dân, sau đó lại được ngân hàng này giao cho nhân viên gửi vào các ngân hàng khác để hưởng chênh lệch lãi suất đã vi phạm Luật Tổ chức tín dụng năm 2010.
Sự cạnh tranh không lành mạnh và không dựa trên một quy luật thông thường của Kiên và đồng phạm nhằm phục vụ lợi ích nhóm và lợi ích cá nhân. Trong hành vi đầu tư cổ phiếu, Kiên và đồng phạm đã tự nâng giá trị cổ phiếu bằng việc tự đầu tư trực tiếp vào vào cổ phiếu của mình.
Mặt khác, lợi dụng là cổ đông lớn nên Kiên đã rút tiền một cách dễ dàng từ Ngân hàng ACB vào các công ty sân sau do Kiên làm Chủ tịch HĐQT hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, từ đó thực hiện các hành vi kinh doanh trái pháp luật, với thủ đoạn dùng các công ty phát hành trái phiếu bán cho ngân hàng.
Hành vi của Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm đã làm lũng đoạn thị trường tài chính, tiền tệ, ảnh hưởng xấu đến chính sách tài chính, chính sách quản lý thị trường tiền tệ trong nước.
Nếu không có sự phát hiện và can thiệp kịp thời của Chính phủ và các cơ quan bảo vệ pháp luật thì hậu quả xấu xảy ra với thị trường tín dụng, ngân hàng còn nghiêm trọng hơn nhiều.
Qua vụ án Nguyễn Đức Kiên, Cơ quan điều tra đã vạch trần những thủ đoạn mới của tội phạm kinh tế, như khái niệm “sở hữu chéo” đang bị một số ông chủ ngân hàng thương mại cổ phần lợi dụng tạo ra vốn ảo, rút tiền thật để thâu tóm chiếm đoạt ngân hàng khác hoặc thâu tóm bất động sản, vàng, chứng khoán… để trục lợi, phục vụ lợi ích nhóm.
Video đang HOT
“Người đàn bà nghìn tỷ” Huỳnh Thị Huyền Như
Gần 4.000 tỷ đồng bị chiếm đoạt đã đưa Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Chi nhánh Nhà Bè Vietinbank phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức” trở thành “đại án” tham nhũng trong ngành ngân hàng có số tiền thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay.
Huyền Như quê ở Tiền Giang. Là một cô gái thông minh, có nghị lực nên mặc dù xuất thân từ một gia đình nông dân nhưng Như đã “thoát” ra khỏi lũy tre làng, trở thành một tấm gương về học tập cho bạn bè cùng trang lứa.
Năm 2007, tốt nghiệp loại giỏi, Như được Ngân hàng Vietinbank tuyển dụng.
&’Máu’ kinh doanh, tham vọng trở thành “đại gia” trong lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, thực tế trong thời gian 2007-2009, là cán bộ ngân hàng nên Như đã vay khoảng 200 tỷ đồng của ngân hàng, các tổ chức và cá nhân để đầu tư, mua một loạt biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ cao cấp ở vị trí đắc địa tại nhiều địa phương.
Như còn dùng tiền vay để đầu tư cổ phiếu và trở thành khách hàng “VIP” của nhiều công ty chứng khoán, ngân hàng, là Phó chủ tịch HĐQT Công ty chứng khoán Ngân hàng Phương Đông…
Tuy nhiên, thời điểm năm 2010-2011, khi bất động sản và chứng khoán tuột dốc, Huyền Như rơi vào tình trạng vỡ nợ, không có khả năng thanh toán.
Cùng thời điểm này, Việt Nam chịu ảnh hưởng từ khủng khoảng kinh tế thế giới, các ngân hàng lao vào cuộc đua tranh lãi suất. Có thời điểm lãi suất tiền gửi lên đến 20%, không kiểm soát được.
Để “lách” quy định của Ngân hàng Nhà nước về trần lãi suất không được vượt quá 14%, các ngân hàng tìm kế cho vay lãi suất cao để bù lại, trong đó có việc một số ngân hàng ủy thác cho nhân viên mang tiền gửi sang ngân hàng khác với lãi suất cao hơn so với quy định.
Hiểu rõ tình thế của các ngân hàng lúc đó, Huyền Như đã nhanh chóng lập kế chiếm đoạt tiền của các ngân hàng để trả nợ cá nhân.
Là Trưởng phòng giao dịch của Ngân hàng Công thương Vietinbank, hiểu biết rõ về nghiệp vụ ngân hàng, Như và đồng bọn đã trực tiếp dùng các hợp đồng giả và chữ ký giả huy động vốn từ các ngân hàng, doanh nghiệp, công ty chứng khoán để vay vốn với những lời mời hết sức hấp dẫn như: Ngoài lãi suất 14% theo quy định còn trả thêm ngoài hợp đồng 8 – 10%/năm.
Nhiều doanh nghiệp đã theo nhau sập bẫy. Từ tháng 3.2010 đến tháng 9.2011, Như làm giả 8 con dấu đứng tên nhiều cơ quan, đơn vị tạo lập nhiều giấy tờ, chứng từ, hợp đồng… lừa đảo của 9 công ty, 3 ngân hàng và 3 cá nhân số tiền hơn 4.900 tỷ đồng.
Cho đến khi vụ án được phát hiện và khởi tố, Như còn chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng. Đa phần số tiền chiếm đoạt được Như dùng để trả tiền vay nặng lãi.
Nhắc đến con số thiệt hại “khủng” do Huyền Như gây ra, thiếu tá Phạm Văn Thành, Phó trưởng Phòng 10 C46, người trực tiếp tham gia chuyên án và đấu tranh với Huyền Như kể, đầu mối của vụ án xuất phát từ một tờ giấy vay nợ của Huyền Như với số tiền 820 tỷ đồng.
Một số tiền cực lớn như vậy được gói gọn trong một tờ giấy nhận nợ với chưa đầy 3 dòng chữ, nội dung đại ý: Tôi là Huyền Như… có vay của chị Lành 820 tỷ đồng…”.
Thiếu tá Thành hỏi Huyền Như: “Chị vay làm gì mà… kinh thế?”. Huyền Như giải trình rằng lúc đầu cũng chỉ vay vài chục tỷ để kinh doanh, không ngờ lãi mẹ đẻ lãi con nên mới nhiều đến thế. Khai một hồi, con số thiệt hại do Huyền Như đưa ra lên tới trên 4.000 tỷ đồng khiến các điều tra viên cũng phải giật mình, khó tin.
Huyền Như là người có trí nhớ đặc biệt. Như có thể đọc chính xác một lúc 50 số điện thoại, nhớ chính xác số điện thoại của những người mà Như đã vay tiền và thường xuyên có quan hệ giao dịch.
Làm việc tại Cơ quan điều tra, khi điều tra viên hỏi đến ai là Huyền Như đọc ngay, không cần mở danh bạ điện thoại, thậm chí Như còn đọc chính xác số tiền vay, lãi suất vay và công thức tính lãi suất cho từng người.
Một ngày, Như thực hiện tới vài chục giao dịch vay – trả nhưng đều nhớ hết, không cần ghi chép sổ sách. Thậm chí Như còn nhớ đặc điểm, sở thích của từng khách hàng. Sau này, tài liệu Cơ quan điều tra thu thập được hoàn toàn trùng khớp với lời khai của Như.
Trí nhớ thiên bẩm của Huyền Như khiến cho các điều tra viên kinh ngạc. Giá như năng khiếu ấy được vận dụng đúng chỗ, đúng hướng, Như đã trở thành nhân tài của ngành ngân hàng…
Có lần điều tra viên hỏi: “Chị có biết 200 tỷ đồng, nếu quy ra tiền mệnh giá 500.000 đồng thì là bao nhiêu cọc không?”. Thực tế số tiền này phải chở một chuyến ôtô mới hết. Nhưng Huyền Như vẫn thản nhiên như không, nói rằng chưa bao giờ nhìn thấy số tiền lớn như vậy bởi chủ yếu giao dịch thông qua chuyển khoản.
Có lẽ phần lớn những giao dịch tiền tỷ được Như thực hiện trên máy tính nên tiền đối với Huyền Như chỉ là những con số.
Khi bị bắt giữ, làm việc với Cơ quan điều tra, Như không hề tỏ ra lo lắng, sợ hãi. Như một mực khẳng định cô ta sẽ trả nợ được cho mọi người. Hỏi Như trả nợ bằng cách nào, cô ta hồn nhiên bảo: Lấy tiền của người sau trả cho người trước (?!).
Không biết sợ nên mặc dù hiểu biết về pháp luật, hiểu biết về nghiệp vụ ngân hàng, biết rõ những việc làm của mình là sai, là vi phạm pháp luật nhưng Huyền Như vẫn cố tình làm liều.
Biết hậu quả của những việc làm do mình gây ra, Như đã chủ động mang thai và bỏ ra 10 tỷ đồng để cho phí làm “thẻ xanh” đi Mỹ. Tuy nhiên hành vi phạm tội của Huỳnh Thị Huyền Như đã bị cơ quan công an kịp thời phát hiện. Huyền Như bị bắt khi chưa kịp nhận “thẻ xanh”.
Xác định con số thiệt hại do Huyền Như và đồng bọn gây ra rất lớn nên Cơ quan điều tra đã huy động hàng chục điều tra viên, trinh sát viên giỏi, phối hợp các chuyên gia đầu ngành, các cán bộ ngân hàng có trình độ chuyên môn cao sử dụng tổng hợp các biện pháp nghiệp vụ, tập trung truy xét dòng tiền mà Huyền Như chiếm đoạt.
Qua đó đã kịp thời thu hồi gần 1.000 tỷ đồng cho Nhà nước, bao gồm bất động sản, tiền mặt và phương tiện ôtô đắt tiền được Huyền Như dùng tiền chiếm đoạt mua sắm.
Năm 2014, Cục Cảnh sát kinh tế (C46) Bộ Công an thụ lý điều tra 50 vụ 184 bị can; phát hiện khởi tố mới 32 vụ 92 bị can; thu hồi, kê biên, tạm giữ tiền, tài sản trong các vụ án gần 2.000 tỷ đồng và nhiều bất động sản.
Trong đó có nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng mà Chính phủ, Quốc hội, Ban chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, Ban Nội chính T.Ư, lãnh đạo Bộ Công an và dư luận xã hội quan tâm, đánh giá cao.
Như vụ án Phạm Thị Bích Lương, Giám đốc Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội cố ý làm trái, vi phạm các quy định về cho vay gây thiệt hại 3.900 tỷ đồng; vụ án Phạm Công Danh, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng cố ý làm trái, vi phạm các quy định về cho vay gây thiệt hại 6.000 tỷ đồng; vụ Hà Văn Thắm, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng OceanBank vi phạm các quy định về cho vay gây thiệt hại gần 5.000 tỷ đồng.
Việc kiên quyết điều tra các vụ án tại ngân hàng nói trên đã góp phần kịp thời ngăn chặn hậu quả thiệt hại về kinh tế – xã hội, làm ổn định, lành mạnh thị trường tài chính – tiền tệ; đồng thời chứng minh hành vi lợi dụng vấn đề “sở hữu chéo” để thâu tóm, lũng đoạn ngân hàng, phục vụ cho lợi ích nhóm.
Năm 2014 là năm thứ 7 Cục C46 được tặng Cờ Thi đua của Chính phủ.
Theo An ninh Thế giới
Ra tòa, các đại gia 'bóc mẽ' nhau thế nào?
Trong các phiên tòa gần đây, giới đại gia đua bóc mẽ nhau bất chấp mối quan hệ "thâm giao" từng có.
Dương Chí Dũng khai nhiều đồng phạm
Vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm khép lại vào ngày 7/5 khi TAND Tối cao tại Hà Nội tuyên án tử hình với Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc.
Trong vụ án này, Dương Chí Dũng được xác định là chủ mưu trong việc mua ụ nổi 83M gây thiệt hại gần 367 tỷ đồng và tham ô 1,666 triệu USD.
Bị cáo Mai Văn Phúc (SN 1957, quê Hải Phòng), nguyên Tổng giám đốc Vinalines, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cũng tử hình vì tội tham ô và 18 năm tội làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả quan trọng. Đồng thời 2 bị cáo này phải nộp cho Nhà nước 110 tỷ đồng.
Dương Chí Dũng tại tòa.
Các bị cáo khác nhận mức án từ 6 - 22 năm tù giam, trong đó có các bị cáo là những lãnh đạo cấp cao của các cơ quan như: nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines, nguyên Phó Tổng giám đốc Vinalines, nguyên Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Vận tải Viễn dương Vinashin...
Trong khi diễn ra các phiên tòa từ sơ thẩm đến phúc thẩm, Dương Chí Dũng đã khiến nhiều người bất ngờ khi khai ra rất nhiều đồng phạm là thân bằng hữu của mình như: em trai Dương Tự Trọng - người giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn. Dương Chí Dũng cũng từng khai về một "ông anh" mật báo đó là tướng Phạm Quý Ngọ.
Dương Chí Dũng khai trong phiên tòa sơ thẩm ngày 7/1, khi nhận được giấy triệu tập của cơ quan điều tra để làm rõ những sai phạm quanh việc mua ụ nổi 83M, Dũng rất lo lắng. Chiều 29/4/2012, Dũng cùng vợ đến thăm gia đình ông Phạm Quý Ngọ đang nghỉ mát tại Tuần Châu, Quảng Ninh. Tại đây, Dũng đã trình bày với ông Ngọ về việc bị cơ quan điều tra triệu tập và mong ông xem xét giúp đỡ. "Anh Ngọ trả lời để anh lo. Anh còn cho tôi số điện thoại mới và dặn tôi dùng sim rác để gọi vào số này chứ không nên gọi vào số cũ. Tại đó, tôi đã biếu anh ấy phong bì 10.000 USD" - Dũng khai.
Khi đưa ra những lời lẽ này trước tòa, hẳn Dương Chí Dũng cũng hy vọng rằng đây sẽ là một tình tiết giảm nhẹ cho mình trong phiên xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên, đến cuối cùng, tòa vẫn tuyên Dương Chí Dũng mức án tử hình.
ACB và Vietinbank đổ lỗi cho nhau vụ Huyền Như
Tại phiên tòa xét xử bầu Kiên cùng các đồng phạm sáng 29/5, đại diện luật sư của 2 ngân hàng ACB và Vietinbank đều phủ nhận việc thân chủ của mình bị Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo.
Theo đó, luật sư Ngân hàng ACB khẳng định Ngân hàng ACB tham dự phiên tòa không phải là nguyên đơn dân sự. Theo đó, Ngân hàng ACB chưa thiệt hại số tiền 687 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu. Đối với số tiền 718 tỷ, ACB đang khởi kiện yêu cầu Vietinbank hoàn trả. ACB cũng không có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Sau khi sự việc xảy ra, Vietinbank đã rà soát toàn bộ hệ thống, đối chiếu 100 tài khoản tiền gửi tại Vietinbank chi nhánh Hồ Chí Minh cho thấy không có rủi ro nào từ các hoạt động tiền gửi ngoại trừ các khoản tiền gửi có thỏa thuận lãi suất vượt trần. Việc ACB gửi tiền vào Vietinbank không sai, không sơ sở, không để tội phạm lợi dụng, chỉ có sơ hở duy nhất là Huyền Như đã đánh tráo hợp đồng.
Huyền Như tại tòa.
Còn về phía Vietinbank, luật sư của ngân hàng này khẳng định: "Hậu quả thiệt hại của ACB là từ chủ trương ủy thác gửi tiền mà ra". Việc ACB yêu cầu xem xét trách nhiệm của Vietinbank đối với khoản tiền 718 tỷ đồng là không có căn cứ. Số tiền 718 tỷ thiệt hại của Ngân hàng ACB là lỗi của Ngân hàng ACB vì tạo cơ hội cho Huyền Như lừa đảo. ACB đã không tuân thủ pháp luật về quy định ủy thác gửi tiền. Thời điểm đó không có hướng dẫn nào về hoạt động này. Số tiền này ACB chưa kịp thu hồi nên đã bị Huyền Như đã chiếm đoạt mất.
Cũng theo vị luật sư này, việc ACB ủy thác đem đi gửi tiền với lãi suất vượt trần là sai quy định. Huỳnh Thị Huyền Như đã có ý chiếm đoạt tiền từ đầu. Vietinbank không hề biết các hành vi của Huyền Như, không có chủ trương về các khoản huy động vượt trần nên không bị thiệt hại và không hưởng lợi gì với khoản tiền này. Vietinbank không gây ra, không có lỗi với thiệt hại của ACB nên không có trách nhiệm với khoản này.
Bầu Kiên "tố" cơ quan cảnh sát điều tra bưng bít thông tin
Cũng trong ngày xét xử thứ 9 (ngày 30/5), bầu Kiên đã tự bào chữa cho mình trước tòa. Đồng thời, bị cáo tố các cơ quan chức năng chưa xử đúng người đúng tội.
Bị cáo Kiên xin phép được đọc đơn kêu oan gửi đến Chủ tịch nước, Tổng bí thư, Thủ tướng chính phủ và các cơ quan công quyền liên quan đến vụ án trước khi phân tích vì khẳng định nó ảnh hưởng toàn bộ quá trình xác lập tội danh, đánh giá chứng cứ...
Ông Kiên cũng bày tỏ: "Trong suốt quá trình tôi bị bắt, việc gửi đơn tới các cấp vô cùng khó khăn vì đối tượng tôi khiếu nại là cơ quan cảnh sát điều tra và các điều tra viên. Thông tin tới các vị lãnh đạo đã bị bưng bít ngay trong quá trình điều tra".
Nguyễn Đức Kiên nói rằng mình bất ngờ khi bị bắt về tội kinh doanh trái phép. Bị cáo khẳng định mình đã đầu tư hợp pháp, đúng pháp luật và chỉ có 1 người nhận thức không đúng nằm ở cơ quan điều tra và VKSND tối cao nên đã có những nhận định, suy diễn, áp đặt cho ông về tội kinh doanh tài chính trái phép.
Bầu Kiên tại tòa.
Bị cáo cho rằng cơ quan cảnh sát điều tra đã ghi không đúng khi nói rằng mình là chủ sở hữu của công ty B&B, công ty ACB HN, công ty tài chính Á Châu vì bị cáo chỉ là 1 trong 3 chủ sở hữu của B&B và là đại diện vốn góp của các công ty kia.
Trước những tranh cãi nảy lửa về trách nhiệm với khoản tiền 718 tỷ đồng, trong phiên tòa ngày 30/5, bầu Kiên tiếp tục đưa ra những luận điểm khẳng định mình thực hiện đúng quy định của pháp luật, không quanh co cố ý né tránh. Tôi làm trên cơ sở nghiên cứu thấu đáo kỹ càng các văn bản pháp luật.
Về tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ông Kiên cho biết, đây là tội danh gây bức xúc nhất, buồn nhất, vì ông là doanh nhân lâu năm lại đi lừa đảo ngay chính bạn thân của mình (tức ông Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát). "Thoả thuận của tôi với anh Long là thoả thuận của hai chủ tịch hai tập đoàn, dù thoả thuận là lời nói thì cũng được pháp luận công nhận. Từ trước đến nay tôi chưa bao giờ từ chối thực hiện nghĩa vụ trong thoả thuận giữa đôi bên. Tôi hy vọng HĐXX cho anh Long nói", ông Kiên nói.
Cũng trong phiên tòa này, ông Trần Đình Long bày tỏ những "thâm giao" với ông Nguyễn Đức Kiên và khẳng định "tôi và anh Kiên không có mâu thuẫn, vướng mắc gì cả". Ông Long cũng nói rằng, việc đơn vị này gửi đơn đến cơ quan điều tra là yêu cầu làm rõ chứ không phải đơn tố cáo. Tuy nhiên, Viện kiểm sát đã bác bỏ toàn bộ ý kiến của phía Hòa Phát và giữ nguyên quan điểm truy tố với các bị cáo về tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo Kiến thức
Hủy một phần bản án vụ "siêu lừa" Huyền Như HĐXX đã quyết định tuyên hủy một phần bản án liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản của Huyền Như tại 5 công ty để điều tra lại. Sau hơn 1 tuần nghị án, sáng 7/1, Tòa Phúc thẩm - TAND Tối cao tại TP HCM đã đưa ra phán quyết cấp phúc thẩm đối với vụ án "siêu lừa" Huyền...