Bầu Kiên cho rằng mình không có quyền chỉ đạo
Các bị cáo cho rằng, những vụ giao dịch do bầu Kiên chỉ đạo nhưng sáng nay, bầu Kiên khẳng định, mình chỉ có vai trò tư vấn chứ không có quyền chỉ đạo từ năm 2008.
Trong phiên xét xử bầu Kiên buổi sáng 26/5, phần thẩm vấn diễn ra giữa luật sư với bị cáo và những người có trách nhiệm liên quan. Nội dung xoay quanh tất cả các tội danh và trách nhiệm từng cá nhân trong từng vụ việc.
“Không có quyền quyết định”
Sáng nay, trả lời câu hỏi của các luật sư, bầu Kiên vẫn bảo lưu quan điểm mình không làm trái pháp luật. Đặc biệt, đối với hành vi “cố ý làm trái” trong mua cổ phiếu ACB, bầu Kiên nói rằng, mình không có quyền chỉ đạo giống như lời đổ trách nhiệm của các bị cáo khác.
Bầu Kiên tại tòa
Để làm rõ cáo buộc cố ý làm trái, luật sư đã hỏi bầu Kiên: Vai trò của bị cáo ở ACB?
Bầu Kiên trả lời: Vai trò của tôi tại ACB được phân biệt qua 2 thời kỳ. Năm 1993-2008, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về hoạt động của ACB. Sau 2008 đến khi bị bắt, tôi làm tư vấn cho HĐQT trong hoạt động điều hành. Với vai trò tư vấn, tôi không có giá trị gì trong các quyết định của HĐQT hay ban điều hành ACB. Nhưng tôi sẵn sang chia sẻ khó khăn với các thành viên HĐQT.
- Bị cáo có quyền chỉ đạo thành viên HĐQT không?
- Cá nhân tôi với vai trò thành viên hội đồng sáng lập, không được quyền và trên thực tế tôi không chỉ đạo thành viên nào hay bất kỳ việc gì trong HĐQT ACB.
“Sau 21 tháng tạm giam đến nay tôi không rõ vì sao cơ quan công an lại bắt và VKS lại truy tố tôi?!” – Bầu Kiên đặt câu hỏi.
Trả lời về cáo buộc tội lừa đảo, bầu Kiên cho rằng, khi chuyển nhượng cổ phần giữa công ty ACBI và Thép Hòa Phát, mình chịu toàn bộ trách nhiệm để Công ty Thép Hòa Phát không bị thiệt hại.
Video đang HOT
Bị cáo Kiên khẳng định, việc mua bán cổ phần đã được thỏa thuận với ông Trần Đình Long (Chủ tịch Thép Hòa Phát). Các bên đã thực hiện đúng với 3 nội dung.
“Tôi, anh Thanh, chị Yến không có bất kỳ hành vi gian dối nào.” – Bầu Kiên quả quyết.
Bầu Kiên cũng thừa nhận, quá trình ký và thực hiện hợp đồng có sai sót. Nhưng điều này xuất phát từ các sai sót của ông Dương (TGĐ Hòa Phát), và các đơn vị thành viên thép Hòa Phát. Tuy nhiên, đây chỉ là sai sót thuần túy. Bị cáo Thanh và Yến cũng có sai sót trong việc thực hiện lệnh của bầu Kiên.
Bị cáo Lý Xuân Hải
Bầu Kiên: “Giám định viên sai sót”
Khi được hỏi về cáo buộc trốn thuế, bầu Kiên cho rằng, bản giám định của Tổng cục thuế không đúng bản chất. Theo bầu Kiên, giám định viên đã có 1 số sai sót cơ bản: Giám định thuế thu nhập doanh nghiệp là phải giám định trên tất cả hợp đồng của doanh nghiệp trong năm đó, căn cứ quy định pháp luật vào thời điểm đó. Nhưng tại thời điểm này, giám định viên quên mất Bộ Tài chính đã có văn bản miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa 30% trên thuế thu nhập. Tổng cục thuế đã có văn bản xác nhận B&B là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
“Tại thời điểm 2009, công ty còn được miễn giảm thuế 30% trên thuế thu nhập. Giám định viên đã quên quy định tối thiểu của pháp luật.” – Bầu Kiên nói.
Bị cáo Kiên cũng cho rằng, có 2 tài liệu quan trọng mà cơ quan điều tra không chuyển cho cơ quan giám định gồm phụ lục giữa mình với bà Hương (em gái bầu Kiên) và biên bản xác nhận lỗ của công ty B&B là 268 tỷ.
“Hai tài liệu này thể hiện đúng bản chất kinh doanh của công ty. Thiếu 2 tài liệu này, việc giám định vô nghĩa và sai sự thật.” – Bầu Kiên nói thêm.
Bầu Kiên còn thể hiện sự tự tin vốn có khi trả lời một câu hỏi của luật sư với ý nhấn mạnh: “Tôi có trí nhớ rất tốt và tôi nhớ tất cả hoạt động của công ty.”
Sáng nay, các luật sư cũng hỏi bà Đặng Ngọc Lan (vợ bầu Kiên, cũng là TGĐ công ty B&B). Bà Lan cho biết, tôi là đại diện của B&B nhưng không tham gia hoạt động gì. “Nên tôi xin ủy quyền cho người hiểu rõ các hoạt động của công ty để trả lời giúp, đỡ mất thời gian”, bà Lan nói. Nhưng tòa cho rằng, nếu bà Lan không biết thì thôi, không cần trả lời.
Bà Đặng Ngọc Lan – vợ bầu Kiên
Ngoài ra, buổi sáng nay, các luật sư bào chữa cho bị cáo Lê Vũ Kỳ, Lý Xuân Hải đã tham gia thẩm vấn để làm rõ trách nhiệm trong vụ ủy thác gửi tiền của ACB vào Vietinbank.
Chiều nay, phiên tòa vẫn đang tiếp tục với phần luật sư thẩm vấn các bị cáo.
Theo Khampha
Vụ án Bầu Kiên: Ngân hàng nhà nước từ chối trả lời
Những ngày qua, tranh cãi về trách nhiệm của Vietinbank trong phần xét hỏi vụ án bầu Kiên làm nhiều người gửi tiền băn khoăn.
Vụ án 'bầu Kiên': Ngân hàng nhà nước từ chối trả lời
Vietinbank liên quan gì đến Huyền Như?
Là Quyền Trưởng Phòng giao dịch Điện Biên Phủ của Vietinbank, Huyền Như đã chiếm đoạt gần 5.000 tỷ đồng của nhiều ngân hàng, doanh nghiệp, cá nhân, trong đó có 718 tỷ của Ngân hàng ACB. Hơn 4.400 tỷ đồng trong số này bị Huyền Như rút ra từ Ngân hàng Công thương bằng các thủ đoạn dùng chứng từ giả, ký chữ ký giả, sử dụng dấu giả để chuyển tiền, rút tiền trên tài khoản của khách hàng tại Vietinbank, thế chấp vay tiền Vietinbank.
Trong 718 tỷ tiền gửi của Ngân hàng ACB, hơn 533 tỷ đã bị Huyền Như cùng nhiều cá nhân giả chữ ký của các nhân viên Ngân hàng ACB thế chấp, lập hồ sơ giả vay tiền Vietinbank. Theo các luật sư, Huyền Như chiếm đoạt tiền của Vietinbank, Vietinbank trích tiền trái phép của Ngân hàng ACB để khắc phục hậu quả của mình.
Huyền Như không hề chiếm đoạt tiền của Ngân hàng ACB. Các luật sư cho rằng, tiền của khách hàng đã chuyển vào Vietinbank, Vietinbank quản lý sơ hở, các cán bộ của ngân hàng này vi phạm quy định về cho vay, thiếu trách nhiệm, không kiểm soát các chứng từ mở tài khoản, chuyển tiền, rút tiền đúng quy định, để Huyền Như dùng chứng từ giả vay tiền, rút tiền của Vietinbank.
Các cá nhân cho vay tại Vietinbank bị kết luận phạm tội vi phạm quy định về cho vay, nhưng hậu quả của hành vi này lại do Ngân hàng ACB chịu. Khi xử Huyền Như, Tòa TP.HCM căn cứ hợp đồng thế chấp giả, không được thừa nhận để kết luận các cá nhân tại Vietinbank phạm tội vi phạm quy định cho vay, nhưng khi xác định trách nhiệm của Vietinank, Tòa lại thừa nhận hợp đồng giả này, thừa nhận việc thu nợ của Vietinbank.
Các luật sư cho rằng, tiền của khách hàng đã chuyển vào Vietinbank, Vietinbank quản lý sơ hở, các cán bộ của ngân hàng này vi phạm quy định về cho vay, thiếu trách nhiệm, không kiểm soát các chứng từ mở tài khoản, chuyển tiền, rút tiền đúng quy định, để Huyền Như dùng chứng từ giả vay tiền, rút tiền của Vietinbank. Một bằng chứng chứng minh số tiền mà 19 nhân viên ACB đem gửi đã vào tài khoản của Ngân hàng Công thương đó là bản Thông báo số dư tài khoản khách hàng do chính Ngân hàng Công thương chi nhánh TP Hồ Chí Minh gửi khách hàng Phạm Công Hoàng (nhân viên nhận ủy thác của ACB để gửi tiền vào Ngân hàng Công thương) có nội dung: "Chúng tôi xin thông báo số dư tài khoản của quý vị đến hết ngày 31/12/2013 là 950.170.840 (Chín trăm năm mươi triệu, một trăm bảy mươi nghìn, tám trăm bốn mươi đồng chẵn".
Trong phiên xử bầu Kiên, khi trả lời thẩm vấn tại Tòa về nguyên nhân Huyền Như lấy được tiền, Vietinbank cho rằng nguyên nhân Huyền Như lấy được tiền là do khách hàng gửi tiền không quản lý tài khoản của mình, để Huyền Như muốn làm gì thì làm. Huyền Như có ý định chiếm đoạt tiền của Ngân hàng ACB từ trước nên Huyền Như phải chịu trách nhiệm với Ngân hàng ACB. Trước rất nhiều các câu hỏi của luật sư về trách nhiệm của mình, về việc quản lý tiền gửi của khách hàng, đại diện Vietinbank đều không trả lời mà khẳng định việc quản lý tài khoản là trách nhiệm của khách hàng.
Luật sư Hoàng Đôn Hùng (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh) cho rằng: Việc Ngân hàng Công thương chối bỏ trách nhiệm với các khách hàng trong khi tiền cả họ đã vào tài khoản của Ngân hàng Công thương chẳng khác nào việc chủ xe máy mang xe đến gửi tại bãi xe, chủ bãi xe không cẩn thận để nhân viên của mình lấy mất xe của khách, rồi sau đó chủ bãi xe bảo chủ xe: Ông đi tìm nhân viên trông xe của tôi mà đòi. Điều này có chấp nhận được không? Rõ ràng là phi lý, không chấp nhận được.
Nguyên nhân mất tiền?
Trong bản kiến nghị đề nghị Quốc Hội giám sát về vụ án bầu Kiên và Huyền Như, các luật sư nêu nguyên nhân để Huyền Như chiếm đoạt được tiền là lỗi của Vietinbank trong việc quản lý tiền của chính mình. Với thủ đoạn như của Huyền Như, với cách thức quản lý như của Vietinbank, Huyền Như có thể chiếm đoạt tiền của bất cứ ai gửi tiền tại Vietinbank, dù cho lãi suất thế nào, ký hợp đồng ở đâu, nguồn gốc ra sao ... Các sai phạm của Vietinbank là nguyên nhân trực tiếp giúp Huyền Như chiếm đoạt tiền.
Đơn vị có lỗi thì không chịu trách nhiệm, nhiều cá nhân có lỗi tại Vietinbank không bị xử lý. Các cá nhân quyết định việc gửi tiền vào Vietinbank (ông Nguyễn Đức Kiên và nguyên Thường trực HĐQT Ngân hàng Á Châu) thì phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả mất tiền.
Ngân hàng Nhà nước không trả lời
Trong vụ án bầu Kiên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có công văn trả lời việc Ngân hàng ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền khi chưa có hướng dẫn là vi phạm quy định của Luật các TCTD.
Khi được hỏi về các quy định của ngành Ngân hàng trong việc ủy thác gửi tiền quản lý tài khoản... thì đại diện Ngân hàng Nhà nước đều trả lời không nhớ, không có thẩm quyền, sẽ trả lời sau. Trong vụ án Huyền Như, trong suốt một thời gian dài, và ngay cả khi vụ án đã xảy ra, cho đến nay Ngân hàng Nhà nước chưa có biện pháp thanh tra, kiểm tra, xử lý gì với Vietinbank.
Tại phiên tòa sơ thẩm xử vụ án Huyền Như, đại diện Vietinbank và luật sư của Ngân hàng này nêu các đoàn thanh tra của Ngân hàng Nhà nước thanh tra Vietinbank (tại nơi xảy ra vụ án), trong và sau khi xảy ra vụ án cũng không phát hiện ra sai phạm gì, kết luận đơn vị này hoạt động đúng pháp luật. Khi đề nghị Quốc Hội giám sát hai vụ án bầu Kiên và Huyền Như, các luật sư nêu vụ bầu Kiên được xác định là án tham nhũng là không đúng bản chất, đồng thời đề nghị Quốc Hội xem xét để đảm bảo việc xét xử vụ án được nghiêm minh, xác định được khắc phục được các nguyên nhân và điều kiện tham nhũng đúng địa chỉ.
Theo Xahoi
Ngày thứ sáu xét xử Bầu Kiên: Tiếp tục xét xử 'bầu' Kiên và đồng phạm Sáng nay (26/5), Tòa án nhân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm. Bầu Kiên tại tòa sáng nay 24/5 8h40: HĐXX bắt đầu phiên xét xử. 8h35: Lúc này các bị cáo đang tranh thủ trao đổi với luật sư 8h30: Theo quan sát, các bị cáo, những người có quyền lợi và...