Bầu Kiên bị khởi tố thêm tội danh
Sau 3 tội Kinh doanh trái phép, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) đã bị khởi tố thêm tội “Trốn thuế” có khung hình phạt cao nhất tới 7 năm tù.
Nguồn tin ngày 5/7 của Báo Người Lao Động cho biết Cơ quan điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bổ sung vụ án, tội danh “Trốn thuế” đối với bị can Nguyễn Đức Kiên (SN 1964, Chủ tịch CLB Bóng đá Hà Nội, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp – VPF, thường gọi “bầu” Kiên).
Bị can Nguyễn Đức Kiên đang phải đối mặt với 4 tội danh
Theo thông tin ban đầu, cuối tháng 12/2008, Công ty cổ phần đầu tư thương mại B&B (do bầu Kiên làm Chủ tịch HĐQT) ký hợp đồng uỷ cho ngân hàng ACB thực hiện việc kinh doanh giá vàng ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Từ ngày 25/12/2008 đến 24/6/2009, Công ty B&B đã thu lợi hơn 68,8 tỉ đồng từ hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính với ngân hàng ACB. Tuy nhiên, Công ty B&B chỉ khai nộp thuế hơn 688 triệu đồng.
Vào cuộc điều tra, cơ quan điều tra xác định, thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh từ hợp đồng uỷ thác của Công ty B&B với ngân hàng ACB là hơn 25 tỉ đồng.
Bước đầu Cơ quan điều tra làm rõ, thủ đoạn của Nguyễn Đức Kiên là đã lợi dụng vào việc miễn thuế thu nhập cá nhân trong 6 tháng đầu năm 2009 để chỉ đạo, hướng dẫn thuộc cấp hợp thức hóa thu nhập của Công ty B&B thành thu nhập của cá nhân nhằm trốn thuế.
Video đang HOT
Trước đó, như Báo Người Lao động đã đưa, ngày 21/8, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Đức Kiên để điều tra về tội Kinh doanh trái phép theo điều 159 Bộ Luật Hình sự. Tội danh này có khung hình phạt cao nhất 2 năm tù.
Tiếp đó, ngày 18/9, “bầu” Kiên đã bị Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố bổ sung 2 tội danh Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 – Bộ Luật Hình sự. Trong đó, tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng có khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù, còn tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có khung hình phạt cao nhất tới chung thân.
Điều 161. Tội trốn thuế 1. Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm. 2. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 3. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ sáu trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.
Theo 24h
Những "trọng tội" khiến Bầu Kiên vào tù
Được coi là người có tầm ảnh hưởng bởi nắm giữ nhiều cổ phần ở một số ngân hàng, nhưng thực chất, bầu Kiên có tiềm lực thật sự hay không?
Với vẻ bề ngoài của một "ông trùm" trong lĩnh vực tài chính, sở hữu biệt thự loại sang, đi xe ôtô đắt tiền, là ông bầu sở hữu một đội bóng đá chuyên nghiệp, với những lời phát biểu rất "mạnh mồm" của kẻ có tiền... nhưng thực chất, những đồng tiền của bầu Kiên đều là "tiền ảo" theo kiểu "mỡ nó rán nó", tác động xấu đến thị trường tiền tệ, làm ảnh hưởng đến chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
Đã hơn 6 tháng kể từ thời điểm ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) bị bắt về tội "Kinh doanh trái phép". Quá trình điều tra đã làm rõ hành vi "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" của bầu Kiên cũng như 7 bị can khác có liên quan.
Được coi là người có tầm ảnh hưởng bởi nắm giữ nhiều cổ phần ở một số ngân hàng, nhưng thực chất, bầu Kiên có tiềm lực thật sự hay không? Câu trả lời đang dần được hé mở.
Từ vốn ảo trở thành... "ông trùm" tài chính
Trong các năm 2006 và 2008, Nguyễn Đức Kiên thành lập và điều hành 3 công ty, gồm: Công ty cổ phần Đầu tư thương mại B&B (Công ty B&B), Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội và Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội (Công ty ĐTTCAC Hà Nội. Ngày 30/11/2010, Kiên sử dụng pháp nhân Công ty B&B vay của Ngân hàng ACB số tiền 1.000 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành và bán trái phiếu cho Ngân hàng ACB trong thời hạn 120 tháng.
Khi vay được số tiền trên, Kiên và 8 người thân trong gia đình đã sử dụng 974,85 tỷ đồng để mua 33% cổ phần của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín (VietBank), nâng số cổ phần của Kiên và gia đình lên 41% cổ phần của VietBank. Ngày 10/1/2011, bầu Kiên dùng số cổ phần mua mới của VietBank làm tài sản thế chấp cho khoản vay 1.000 tỷ của Ngân hàng ACB.
Cùng ngày, Kiên sử dụng pháp nhân của Công ty ĐTTCAC Hà Nội vay của Ngân hàng ACB số tiền 659 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành và bán trái phiếu cho Ngân hàng ACB. Số tiền này, sau khi vay được Kiên sử dụng vào việc mua cổ phiếu của chính Ngân hàng ACB nhằm sở hữu 2% cổ phần của ngân hàng này.
Để đảm bảo cho khoản vay 659 tỷ đồng, Kiên dùng số cổ phần mua của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Á (Ngân hàng Đại Á) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long (Ngân hàng Kiên Long) để thế chấp. Đáng lưu ý là số cổ phần thế chấp của Ngân hàng Đại Á và Ngân hàng Kiên Long cũng được hình thành từ khoản vay 800 tỷ đồng của Ngân hàng ACB, dưới pháp nhân của đơn vị vay là Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội.
Bằng thủ đoạn "lấy mỡ nó rán nó" như trên, Kiên đã vay số tiền hơn 2.400 tỷ đồng của Ngân hàng ACB sau đó sử dụng tiền vay mua cổ phần, cổ phiếu của một số ngân hàng, rồi dùng số cổ phần, cổ phiếu đó để thế chấp lại các khoản vay ban đầu tại Ngân hàng ACB, tạo ra vốn ảo, gây ảnh hưởng xấu đến chính sách tài chính, tiền tệ của Nhà nước. Hành vi này của Nguyễn Đức Kiên có dấu hiệu phạm tội "Kinh doanh trái phép".
Cố ý làm trái, gây thất thoát hơn 718 tỷ đồng
Với quyền hạn là Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB, từ tháng 5/2010 đến tháng 11/2011, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB, trong đó có các ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang và Lý Xuân Hải ra chủ trương để ngân hàng ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng sai qui định, cụ thể:
Từ ngày 27/6 đến 27/9/2011, Ngân hàng ACB ủy thác cho 19 nhân viên gửi 718,9 tỷ đồng vào Chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh TP Hồ Chí Minh của một ngân hàng với lãi suất trong hợp đồng là 14%/năm, lãi chênh lệch ngoài hợp đồng từ 3,7 đến 13%/năm vi phạm Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 3/3/2011 của Ngân hàng Nhà nước qui định về trần lãi suất, để Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên Trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, thuộc Chi nhánh TP Hồ Chí Minh lợi dụng lừa đảo chiếm đoạt số tiền 718,9 tỷ đồng. Ngoài ra, từ tháng 5/2010 đến tháng 11/2011, bất chấp quy định về điều hành lãi suất của Nhà nước, Kiên đã chỉ đạo Ngân hàng ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào 22 ngân hàng, thu số tiền chênh lệch ngoài hợp đồng hơn 247 tỷ đồng, làm ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ và điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
Tài sản đã thế chấp vẫn đem bán
Vẫn bằng thủ đoạn cũ, Kiên đã sử dụng pháp nhân Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội vay của Ngân hàng ACB 307 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu để mua gần 30 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Thép Hòa Phát, sau đó lại dùng hơn 22 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Thép Hòa Phát thế chấp cho Ngân hàng ACB để đảm bảo cho việc phát hành trái phiếu.
Ngày 15/5/2012, Kiên lại chỉ đạo nhân viên dưới quyền lập biên bản họp Hội đồng quản trị để quyết định chuyển nhượng 20 triệu cổ phần của Công ty cổ phần Thép Hòa Phát, trị giá 264 tỷ đồng để bán cho Công ty TNHH một thành viên thép Hòa Phát. Điều đáng lưu ý là 20 triệu cổ phần này nằm trong số hơn 22 triệu cổ phần đã được thế chấp cho Ngân hàng ACB để đảm bảo việc phát hành trái phiếu. Như vậy, Nguyễn Đức Kiên cùng 2 đồng phạm là Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến có hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", mang tài sản đã thế chấp đem bán nhằm chiếm đoạt 264 tỷ đồng.
Xâu chuỗi các hành vi nêu trên của Nguyễn Đức Kiên cho thấy, với vẻ bề ngoài của một "ông trùm" trong lĩnh vực tài chính, sở hữu biệt thự loại sang, đi xe ôtô đắt tiền, là ông bầu sở hữu một đội bóng đá chuyên nghiệp, với những lời phát biểu rất "mạnh mồm" của kẻ có tiền... nhưng thực chất, những đồng tiền của bầu Kiên đều là "tiền ảo" theo kiểu "mỡ nó rán nó", tác động xấu đến thị trường tiền tệ, làm ảnh hưởng đến chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
Xem xét dấu hiệu tội danh thứ 4: Trốn thuế
Trong khi chúng tôi đang hệ thống những hành vi về "ông trùm" tài chính này thì nhận được thông tin: Cơ quan tố tụng đang xem xét dấu hiệu trốn thuế của Nguyễn Đức Kiên nếu vậy, sẽ có 4 tội danh đang đối mặt với ông bầu này?
Vụ án bầu Kiên vẫn đang ở giai đoạn điều tra mở rộng. Bên cạnh việc tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, thì việc xử lý nghiêm những đối tượng như bầu Kiên có hành vi lũng đoạn thị trường tài chính cũng là một biện pháp quan trọng nhằm làm lành mạnh hóa thị trường - vốn được coi là "xương sống" của nền kinh tế và hết sức nhạy cảm này.
Theo xahoi
Những vụ án làm rúng động dư luận Kẻ bắt cóc mặc áo giáp tự chế, kề dao vào cổ học sinh mầm non yêu cầu cấp tiền, cấp xe hơi; kẻ chế mìn, kích nổ tại tiệm vàng khiến 15 người bị thương đã khiến dư luận rúng động bởi sự manh động của tội phạm ngày nay. 1. Bắt trẻ mầm non làm con tin Sáng 11/10, một thanh...