Bầu Hiển và quy trình biến bóng đá thành tiền
Từng bị xem là ông chủ của nhiều đội bóng, nhưng bầu Hiển đang thành công với một quy trình khác biệt ở V-League.
Các cầu thủ Hà Nội tung hô bầu Hiển sau khi đội bóng thủ đô hạ SLNA 2-0 lên ngôi vô địch V-League 2018 sớm năm vòng đấu. Ảnh: Lâm Thỏa.
Ông bầu đất Hà thành được biết đến lần đầu tiên trong giới bóng đá đỉnh cao Việt Nam, khi nhận chuyển giao theo hình thức tài trợ từ Đà Nẵng năm 2008. Đội bóng sông Hàn, về lý thuyết, có lẽ chẳng bao giờ thuộc quyền sở hữu của bầu Hiển. Nhưng giấc mộng bóng đá của ông bắt đầu trước đó vài năm, từ việc tiếp nhận nhiều cầu thủ của một đội bóng nghiệp dư để bắt đầu thi đấu từ giải hạng Ba năm 2006. Khởi đầu thế nào, thì con đường sau đó thế ấy. Tròn 15 năm làm bóng đá của bầu Hiển vừa được đánh dấu bằng việc chuyển giao cho Phú Thọ đội U21 vừa vô địch quốc gia.
Những đội bóng có “dây mơ, rễ má” đến bầu Hiển có thể được điểm danh theo lộ trình như sau: Đầu tiên là Hà Nội được xây dựng từ gốc, rồi Đà Nẵng nhận chuyển giao từ địa phương. Đến năm 2011, thông qua các công ty con và những hợp đồng “tài trợ ẩn danh”, bầu Hiển được cho là chủ thực sự của Quảng Nam. Năm 2016, khi đội hạng nhất Hà Nội thăng hạng, ông đổi tên thành Sài Gòn FC, và chuyển “hộ khẩu” vào TP HCM. Đến 2019, đội trẻ Hà Nội được chuyển giao cho Hà Tĩnh để trở thành Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vừa thăng hạng V-League. Như vậy, Phú Thọ là đội bóng thứ sáu có liên quan dễ thấy đến bầu Hiển. Nhưng theo nhiều tin đồn, ông còn vươn tầm ảnh hưởng đến cả Quảng Ninh, Cần Thơ và SLNA, tùy từng giai đoạn cụ thể.
Những quan hệ chằng chịt, cả trực tiếp lẫn gián tiếp giữa các đội bóng với nhau, dễ gợi nên sự thao túng của bầu Hiển đến bóng đá Việt Nam, nhất là V-League. Thực tế sân cỏ cho thấy, kể từ năm 2010, các đội bóng được cho là của bầu Hiển đã vô địch V-League tổng cộng bảy lần, trong đó Hà Nội năm lần, Đà Nẵng và Quảng Nam mỗi đội một lần. Trong các chức vô địch ấy, chỉ hai năm vô địch liên tiếp 2018 và 2019 là thể hiện sức mạnh rõ ràng, nhờ dàn tuyển thủ quốc gia có lúc lên tới 10 người. Nhưng các chức vô địch còn lại đều có “dấu ấn” của các mối quan hệ điểm số giữa Hà Nội – Đà Nẵng – Quảng Nam. Đây là lý do mà bầu Đức nói rằng không đội nào có thể vượt qua Hà Nội để vô địch, đơn giản vì “một ông mập mà đánh nhau với năm ông ốm” thì cũng thua.
Nhưng chính vì thế, một câu hỏi được đặt ra: bầu Hiển tiếp tục đầu tư cho bóng đá, tiếp tục chuyển các đội bóng của ông cho nhiều địa phương để làm gì? Với chừng đó mối quan hê, với thực lực đã được khẳng định, Hà Nội dư sức để thống trị V-League thêm nhiều năm nữa, tự thân thiết lập các kỷ lục trong lịch sử bóng đá Việt Nam. Nếu lấy chức vô địch như lấy đồ trong túi thì liệu có gì thú vị đến mức bầu Hiển phải bất chấp dư luận để biến V-League thành “đồ chơi riêng” như đồn thổi? Bởi chức vô địch V-League xưa nay vẫn chỉ là “thiếu thì thèm, có thì chán”, chưa danh giá tới mức khiến các ông chủ đổ tiền đầu tư hòng vô địch càng nhiều càng tốt. Thực tế, những HAGL, Đồng Tâm Long An hay Bình Dương cũng từng… chán vô địch.
Bởi vậy, nói bầu Hiển thao túng V-League có lẽ cần phải có lý do khác. Đó có thể đơn giản là một hình thức kinh doanh bóng đá theo cách tiếp cận riêng của ông bầu từng xây dựng một đội bóng từ điểm thấp nhất.
Năm 2010, khi đã thỏa mãn tham vọng vô địch V-League lần đầu tiên, đích thân bầu Hiển tiến hành thâu tóm các cơ sở đào tạo bóng đá trẻ và gầy dựng hệ thống từ U17 đến U19. Kết quả là từ năm 2011, các đội bóng trẻ của Hà Nội vô địch U19 và U21 quốc gia mỗi giải năm lần, chưa tính ba lần vào chung kết. Nguồn cầu thủ ấy được sàn lọc để lên đội một, nhưng càng lúc càng dư, phải xuống đội trẻ đá giải hạng Nhì, hạng Nhất. Rồi khi số cầu thủ lẫn đội bóng tăng lên, Hà Nội bắt đầu… bán. Sài Gòn FC là thương vụ điển hình.
Khi Bầu Hiển đưa Hà Nội B vào TP HCM, ông vẫn phải liên tục xuất hiện cùng các sự kiện của đội bóng như một nỗ lực để tiếp thị. Có lúc bầu Hiển tưởng là bán được ngay cho TP HCM vốn đang “khát” bóng đá. Nhưng sau vài trục trặc ở thượng tầng, phải mất tới bốn năm, bầu Hiển mới chuyển giao thành công cho ông bầu Nguyễn Cao Trí ở mùa 2020. Khi Hà Nội B vào TP HCM, đấy vẫn chỉ là một đội bóng trẻ, có bổ sung vài cầu thủ đến từ đội lớn theo dạng “biệt phái”. Như vậy, xét về đầu tư, bầu Hiển đã bán trọn vẹn một đội bóng với cái giá không hề rẻ, chưa kể còn được “lợi” trong 4 năm Sài Gòn FC đá V-League khi vẫn còn mối quan hệ với Hà Nội.
Tầm cỡ “thị trường” khó tính như TP HCM mà bầu Hiển còn bán được, thì việc chuyển giao cho những nơi chưa có không khí V-League còn đơn giản hơn. Hà Nội chuyển đội trẻ với lứa cầu thủ U19 Việt Nam 2018 cho Hà Tĩnh. Một nhóm khác hình thành nên đội Phú Thọ. Quan sát toàn bộ quá trình này, có thể thấy Hà Nội đang bán cầu thủ ngay từ lúc họ chưa “ra trường”. Từ đó hình thành nên một dòng chảy rất rõ nét: Trẻ mà giỏi thì lên đội một Hà Nội. Cựu binh bị mất suất thì chuyển sang các đội khác theo hình thức vừa bán – vừa giúp, theo kiểu Hoàng Vũ Samson sang Quảng Nam. Các đội bóng bán cho địa phương sẽ theo hình thức “bia kèm lạc”, bên cạnh cầu thủ còn có HLV và tài trợ chuyên môn. Tóm lại, bầu Hiển đang kinh doanh cầu thủ, kinh doanh đội bóng một cách ngoạn mục, dù bên cạnh đó ông phải chịu điều tiếng về “ông chủ của nhiều đội bóng”.
Mô hình này thực ra chẳng phải do bầu Hiển nghĩ ra. Chính những người phê phán bầu Hiển nhiều nhất cũng từng làm như vậy. Ngày HAGL ở đỉnh cao, đội bóng quê hương bầu Đức là Bình Định chẳng khác gì sân sau. Thời đỉnh cao của Gạch Đồng Tâm, bầu Thắng sở hữu đội Sơn Đồng Tâm đá hạng Nhất, Ngói Đồng Tâm đá hạng Nhì. Chính bầu Thắng tiếp nhận đội Ngân hàng Đông Á sau vụ tiêu cực 2005, chuyển thành Sơn Đồng Tâm rồi bán lại trọn gói cho bầu Trường để hình thành nên đội Vissai Ninh Bình sau này. Mô hình này cũng suýt được Bình Dương triển khai, nhưng nửa đường đứt gánh vì khâu đào tạo cầu thủ trẻ không như ý.
Đi sau so với các ông bầu khác, nhưng bầu Hiển thành công trong việc chứng minh bóng đá Việt Nam vẫn có thể làm ra tiền bằng đầu tư cả về con người lẫn khả năng thao túng. Kể từ cái ngày ông đích thân vào tận Cửa Lò để vừa mua, vừa tài trợ cho “lò” VST của anh em nhà Văn Sỹ cuối năm 2009, mô hình “đào tạo – lập đội – thăng hạng – đem bán” đã được bầu Hiển triển khai trọn vẹn. Có thể nói, đó cũng chính là cách mà doanh nhân đất Hà thành học được từ quãng đường làm bóng đá của ông.
Còn chuyện bầu Hiển bán đội bóng nhưng thu lại tiền hay cái gì? Quy trình mua bán, chuyển giao ấy có hợp pháp không? Bầu Hiển có một tay thao túng V-League, khiến giải bóng đá số một Việt Nam trở nên nhàm chán, làm lụi tắt ý muốn đầu tư của các CLB khác hay không? Đấy lại là một vấn đề khác của bóng đá Việt Nam, thuộc về những nhà quản lý.
'Vô địch V-League 2020 hả, còn ai khác ngoài Hà Nội!'
Thật khó tìm câu trả lời khác câu: 'À, còn ai vào đây nữa, đội Hà Nội dĩ nhiên rồi', khi chúng tôi cùng đưa ra đề nghị chung cho các khách mời: Dự đoán CLB nào có khả năng vô địch V-League 2020.
Không có Duy Mạnh mùa này, Hà Nội vẫn rất mạnh
Tuy mào đầu bằng lời phát biểu: "Khỏi phải giải thích lý do nữa nhé, Hà Nội mạnh vầy, ai cũng nhìn thấy cả mà" nhưng HLV Đoàn Minh Xương vẫn phân tích cặn kẽ lý do tại sao ông chọn Hà Nội.
Covid-19 'ám quẻ' CLB Hà Nội trước trận gặp hàng xóm kị rơ Nam Định
Ông Xương nói: "Lực lượng ổn định, lối chơi được định hình, HLV hiểu cầu thủ và ngược lại. Hà Nội có khoảng 80%, à mà không, phải 90% cơ hội bảo vệ thành công chức vô địch V-League. Thiếu Duy Mạnh nhưng hệ thống phòng ngự của Hà Nội sẽ không phải vì thế mà "xộc xệch". Bởi họ có lực lượng bổ sung khá chất lượng. Nhân sự Hà Nội dày dặn, đồng đều, các cầu thủ Hà Nội sở hữu lối đá kỹ thuật, tinh tế nhưng vẫn không bị lệ thuộc quá mức vào một cá nhân mà giàu tính tập thể. Các cá nhân thăng hoa - làm nên một đội bóng thăng hoa, đó là điều mà Hà Nội tỏ ra trên cơ so với những phần còn lại của V-League".
Đội Hà Nội có những cá nhân xuất sắc như Quang Hải
Nên Hà Nội luôn lên đỉnh ở giải quốc nội
Nếu như năm 2019, CLB của bầu Hiển phải "oằn mình", trải sức trên khắp các mặt trận (và nhờ có năng lực kèm sự may mắn, Hà Nội đã giành vinh quanh ở hầu hết các mặt trận từ quốc nội đến quốc tế), mùa giải năm nay, gánh nặng ấy đã bớt đi nhiều. Bởi Hà Nội không phải dự sân chơi châu Á mà chỉ tập trung toàn lực cho giải đấu hàng đầu Việt Nam.
HLV Đoàn Minh Xương bình luận: "Củng cố lực lượng cầu thủ, Hà Nội còn trẻ hóa cả đội ngũ lãnh đạo với dàn "sếp" thế hệ 8X, 9X. Đây không phải là cách "làm màu" mà rõ ràng họ muốn tiến lên chuyên nghiệp một cách thực sự bởi những người trẻ, có học thức có tham vọng có chí hướng, luôn biết cách đưa đội bóng tiến về phía trước. Con thuyền đã giương buồm ra khơi, không thể tránh khỏi lúc gặp giông tố. Nhưng Hà Nội đủ bản lĩnh để vượt qua sóng cả mà chạm đến cái đích mà họ cần".
Viettel với những cá nhân trẻ như Hoàng Đức (bìa phải) cũng là đội bóng được đánh giá cao
Trong cái nhìn của ông Đoàn Minh Xương, nếu như Hà Nội có 90% cơ hội vô địch thì Viettel có khoảng 60%. "Hà Nội nặng ký hơn nhưng trong cuộc đua đến với chức vô địch, họ sẽ vấp phải đối thủ là đội bóng áo lính. Sở hữu cơ sở vật chất khang trang, sở hữu dàn cầu thủ nội chất lượng, 3 ngoại binh - trong đó nổi bật nhất là Bruno, vua phá lưới mùa 2019, Viettel đang nỗ lực xây dựng hình ảnh một đội bóng chuyên nghiệp mà vẫn mang đầy tình hào sảng, đậm chất Thể Công xưa", ông Xương nói.
Cũng giống HLV Đoàn Minh Xương, HLV Lưu Ngọc Hùng thốt lên: "Đội nào vô địch V-League 200 ý hả. Còn ai vào đây được nữa. Hà Nội chắc chắn là ứng viên sáng giá nhất". Trước hết HLV Ngọc Hùng dành những lời ca ngợi dành cho...bầu Hiển: "Có đội nào nhiều tiền như đội của bầu Hiển đâu. Ý tôi nói về Hà Nội, chứ không phải những đội khác mà dư luận vẫn hay xì xầm là ông ấy đang làm chủ. Về yếu tố con người, cầu thủ Hà Nội tài năng và đồng đều. Về yếu tố bản lĩnh trận mạc, cầu thủ Hà Nội cũng hơn các đội bóng khác. Thậm chí hơn rất nhiều.
Đội bóng của Phi Sơn, Công Phượng liệu có làm được cuộc lật đổ?
Kinh nghiệm và năng lực, cộng với việc được đầu tư bài bản, có chiều sâu giúp Hà Nội có thể "ngạo nghễ" trên đỉnh vinh quang. Hơn nữa năm nay họ chỉ dồn sức vào mặt trận trong nước nên sẽ không bị tình trạng quá tải. Vắng Duy Mạnh, lập tức Hà Nội có Thành Chung hay Bùi Hoàng Việt Anh. Họ luôn biết cách lấp đầy những chỗ còn thiếu hoặc chỗ chẳng may bị thiếu".
HLV Lưu Ngọc Hùng nhận định: "Có sự phân cực rất rõ ràng giữa Hà Nội với hầu hết các CLB còn lại. Các đội không thể hiện rõ, hoặc không muốn đặt ra tham vọng vô địch V-League. Nhưng Hà Nội lại rất khác. Họ đặt ra mục tiêu thẳng thắn, rõ ràng và sẽ làm tất cả (xin hiểu theo nghĩa tích cực) để đoạt được mục tiêu đó.
CLB TP.HCM cũng có tham vọng soán ngôi Hà Nội. Họ coi Hà Nội là đối trọng. Và rất có thể Hà Nội cũng coi TP.HCM là đối trọng. Nhưng tôi xin nói ngay, khó lắm, khó cho TP.HCM trong cuộc lật đổ. Hà Nội vẫn quá mạnh. Họ sẽ lại vô địch mùa này thôi. Tin tôi đi".
Theo Thanhnien.vn
Vì sao Hà Nội chưa trả lời SC Heerenveen về Đoàn Văn Hậu? Đội bóng của bầu Hiển có vẻ như cho rằng, mình là bên đang nắm quyền chủ động trong thương vụ của Đoàn Văn Hậu với SC Heerenveen. Văn Hậu sẽ được CLB Hà Nội tạo điều kiện cho ở lại SC Heerenveen? Heerenveen và Văn Hậu đang ở thế yếu? Thực tế là so với cách đây 1 năm, CLB Hà Nội...