Bầu Đức và Chủ tịch Lê Hùng Dũng: Vì sao liên tục mâu thuẫn
Trong vai trò người đứng đầu liên đoàn, dường như ông Dũng đang “ào ào lao tới” chứ chưa tham khảo kỹ các cộng sự xung quanh.
Bầu Đức và Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng được xem là “cặp đôi hoàn hảo” của bóng đá nội. Nhưng suốt thời gian qua, cả hai lại tỏ ra mâu thuẫn trong quan điểm làm việc và phát ngôn trên cùng một vấn đề. Chuyện gì đang xảy ra với hai lãnh đạo quyền lực của VFF?
Chủ tịch Lê Hùng Dũng và Phó chủ tịch Đoàn Nguyên Đức chưa có tiếng nói chung ở nhiều vấn đề thời gian qua. Ảnh: TN.
Khi U19 Việt Nam nổi như cồn, ông Dũng và “cấp phó” bầu Đức (Phó chủ tịch VFF) nhiều lần to ra khác nhau về quan điểm làm việc. Ông Dũng tuyên bố lứa U19 Việt Nam hiện nay, với dàn cầu thủ khóa một của học viện HAGL, sẽ đại diện cho bóng đá Việt Nam dự SEA Games năm 2015 và vòng loại World Cup 2018. Nhưng ngay sau đó, bầu Đức đăng đàn bác bỏ khả năng này và “tôi không thể cấm người ta nói”.
Video đang HOT
Đến bây giờ, ông Đức mới bắt đầu suy nghĩ việc để các “báu vật” của mình nên hay chưa nên làm nhiệm vụ trong màu áo U23 quốc gia năm sau. Với ông Dũng, năm 2015 dường như là thời điểm để tung các cầu thủ do… bầu Đức đào tạo ra đấu trường khu vực. Phó chủ tịch VFF lại nghĩ rằng điểm rơi tốt nhất là SEA Games năm 2017.
Hay như sau vòng chung kết U19 châu Á trở về, Chủ tịch VFF nói “thuê chuyên gia thể lực người Nhật Bản cho đội” thì bầu Đức khẳng định “thuê người Pháp”. Thực tế, hiện nay HLV thể lực người Pháp đang làm việc tại Hàm Rồng để hỗ trợ Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường…
Mới đây, ông Dũng tiết lộ HLV Miura muốn tập trung cầu thủ U19 đá AFF Cup nhưng “bầu Đức nhất quyết không đồng ý”. Ngay sau đó, ông Đức phải đăng đàn “chỉnh” lại: “Tôi không cấm hay từ chối việc cầu thủ của mình được tập trung. Tôi chỉ khuyên là thời điểm này chưa nên lên tập trung vì cầu thủ còn quá non nớt. Nhiệm vụ quốc gia gọi sao tôi dám từ chối”.
Kết thúc trận đấu với Malaysia trên sân Mỹ Đình, Chủ tịch VFF cho rằng khi thua bàn thứ hai ông đã thấy “không bình thường” và quyết định mời cơ quan điều tra vào cuộc. Nhưng ở vai trò Phó chủ tịch VFF, bầu Đức lại không đồng có quan điểm như vậy. Theo ông, chưa nên vội nghi ngờ, cần “cân nhắc, thận trọng và theo tôi, trận thua chỉ là một tai nạn”.
Vị Chủ tịch và Phó chủ tịch chưa tìm được quan điểm chung trong cùng một vấn đề, thông qua các phát biểu trước công luận. Trong vai trò người đứng đầu liên đoàn, dường như ông Dũng đang “ào ào lao tới” chứ chưa tham khảo kỹ các cộng sự xung quanh.
Theo VNE
Thất bại của đội tuyển: Tiền thưởng không có lỗi
Chủ tịch Lê Hùng Dũng khẳng định VFF đang áp dụng cách làm thưởng sau khi có thành tích, có ý nghĩa động viên.
Thắng Malaysia ở bán kết lượt đi tại Shah Alam, tuyển Việt Nam được VFF thưởng hai tỷ đồng và bầu Hiển "tặng" một tỷ đồng. Tính cả vòng bảng, thầy trò HLV Miura "đút túi" 4 tỷ đồng, chưa tính tiền thưởng của giải ít nhất một tỷ đồng cho đội đồng hạng ba. Khi tuyển Việt Nam thất bại cay đắng tại Mỹ Đình, phần thưởng vật chất được nhiều người hâm mộ đem ra bàn tán "cầu thủ áp lực vì tiền". Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng cho rằng tiền không phải nguyên nhân.
Chủ tịch VFF khẳng định tiền không phải là nguyên nhân thất bại của tuyển Việt Nam. Ảnh: TN.
"Việc thưởng cho cầu thủ ngay sau mỗi thành tích có tính bước ngoặt nhằm động viên kịp thời tới anh em. VFF hiện nay không còn làm kiểu lấy tiền mồi nhử như trước khiến áp lực lên cầu thủ và họ suy nghĩ đá vì thưởng. Các cầu thủ hiểu rằng đá cống hiến, hết mình thì sẽ không thiệt thòi. Thưởng sau khi có thành tích như cách làm hiện nay của chúng tôi có ý nghĩa động viên như vậy. Anh em cầu thủ đều hiểu", ông Dũng cho biết.
Tiền thưởng luôn đồng hành với bóng đá cách thưởng thế nào lại là câu chuyện gây ồn ào lâu nay của bóng đá nội. Trước đây, rất nhiều thất bại của đội tuyển ở đấu trường khu vực đều lấy tiền để xem như một nguyên nhân. Bấy giờ, không treo thưởng, VFF lo ngại cầu thủ "làm thêm" bên ngoài nên buộc treo thưởng trước giải với những con số lớn. Cách làm này tỏ ra không hiệu quả và tạo ra tác dụng ngược. VFF dưới thời ông Lê Hùng Dũng, bầu Đức không còn áp dụng cách treo thưởng trước.
Ông Dũng phân tích thêm: "Chúng ta cứ hô hào các anh chiến đấu đi rồi có thưởng mãi cũng không được. Họ cần động viên kịp thời bằng việc làm cụ thể sau những thành công. Đợi kết thúc giải, khi mọi chuyện nguội hết mới thưởng chưa hẳn đã hay. Chúng tôi tính toán rất kỹ mới đưa ra phương án này. Tiền không phải nguyên nhân thất bại. Mọi người có quyền khen chê nhưng quan trọng ở số đông đồng tình vì sự hợp lý là được. Làm cách nào cũng sợ bị chê, chỉ trích thì sao mà làm được".
Hiện tại, tiền thưởng vẫn "lưu kho" tại VFF. HLV Miura và các trợ lý có cuộc mổ xẻ về hành trình vừa qua của tuyển Việt Nam, đồng thời tính các phương án chia thưởng. Thông thường ở Việt Nam, cách chia thưởng vẫn là xếp loại A (đá chính thức, HLV trưởng), B (cầu thủ dự bị loại một thường vào sân, HLV phó hoặc trưởng đoàn), C (cầu thủ dự bị), D (các thành viên còn lại như bác sĩ, nhân viên hậu cần)... hoặc chia theo số điểm của từng người qua từng trận.
HLV trưởng là người đưa ra cách thưởng cuối cùng. Với số tiền thưởng hơn 5 tỷ đồng (4 tỷ thưởng nóng và một tỷ cho vị trí hạng ba), dự kiến mỗi vị trí đá chính có thể nhận 200-300 triệu đồng.
Theo VNE
Công Vinh chụp ảnh với 'trùm' thu hồi nợ khi nào? Ảnh Công Vinh chụp với &'trùm' thu hồi nợ Hoàng Vinh trên fanpage Beat khiến dân mạng xôn xao. Trong số này, không ít người có suy nghĩ không tốt về Công Vinh và cả ông chủ công ty TNHH dịch vụ thu hồi nợ Thiên Uy khi tuyển Việt Nam vừa thất bại 2-4 trước Malaysia ở bán kết AFF Cup 2014...