Bầu Đức và 4 quyết định quan trọng với lứa Công Phượng
Phó chủ tịch VFF quyết tâm bảo vệ các báu vật của lứa đầu tiên từ học viện HAGL.
Tiền đạo Công Phượng chưa thể lên tập trung cùng tuyển Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Việc này đang gây nhiều tranh cãi trong thời gian gần đây. Không khó để nhận thấy “dấu ấn” của bầu Đức trong việc CP10 chưa góp mặt cùng đàn anh. “Bố đẻ” của học viện HAGL đồng thời là Phó chủ tịch VFF có nhiều quyết định nhằm bảo vệ sự phát triển đúng đắn của Công Phượng và đồng đội.
Ông Đức chưa muốn đưa Công Phượng, Tuấn Anh lên tuyển Việt Nam lúc này. Ảnh: TP.
Quyết định đầu tiên của ông là không “xé lẻ” lứa Công Phượng. Trời Âu thì chưa dám mơ, nhưng nhiều đội bóng chuyên nghiệp đá giải hạng Hai ở Hàn Quốc, Nhật Bản đều ngỏ ý mời Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường… Tuy nhiên, bầu Đức kiên quyết không bán mà muốn các cầu thủ gắn bó thêm với nhau thêm vài năm để trưởng thành hơn. Ông lo ngại “xé lẻ” cầu thủ lúc này có thể khiến “báu vật” của ông thui chột tài năng.
Quyết định thứ hai của ông vừa trong tư cách ông bầu, vừa là Phó chủ tịch VFF, đó là không treo thưởng cho cầu thủ, không để cầu thủ trực tiếp nhận tiền dù họ đã trên 18 tuổi. Bầu Đức nhiều lần tâm sự, ông quá hiểu nỗi đắng cay từ “bệnh sao” của không ít cầu thủ và từng thốt lên “nhiều cầu thủ càng lớn càng mất dạy”.
Vì vậy, vị doanh nhân nổi tiếng này quyết định không để cầu thủ nặng đầu vì dính tới tiền bạc quá sớm. Lứa Công Phượng vẫn được nhận lương, thưởng tương xứng với đóng góp nhưng tiền chuyển về gia đình cầu thủ, thông qua sổ tiết kiệm. Thời gian tới, thu nhập hàng tháng của Công Phượng (khoảng 15 triệu đồng mỗi tháng, chưa tính thưởng) chuyển thẳng về gia đình.
Quyết định thứ ba của ông là không dùng ngoại binh trong đội hình CLB HAGL. Đó là ý kiến ban đầu của bầu Đức. Ông muốn dành tất cả vị trí trên sân, đặc biệt hàng tiền đạo, cho cầu thủ của học viện đào tạo ra. Ông và thầy Giôm từng tranh cãi với nhau khá gay gắt cũng vì điểm này.
Thầy Giôm ủng hộ quan điểm trước mắt vẫn cần dùng hai ngoại binh và cố gắng thuyết phục bầu Đức. Kết quả, bầu Đức tạm thời chấp nhận dùng “Tây” cho hàng công để gánh vác với Công Phượng. Nhưng có thể thấy đây chỉ là bước lùi tạm thời của ông bầu mê bóng đá. Lộ trình ông đặt ra rõ ràng là HAGL thi đấu không cần dùng ngoại binh và “có rớt hạng tôi cũng hài lòng”.
Quyết định quan trọng thứ tư của bầu Đức với lứa Công Phượng chính là việc không tán đồng để họ lên tập trung đội tuyển thời gian tới. Ở đây, có thể thấy ông lên tiếng nói ở cả hai vai trò là Phó chủ tịch VFF và ông bầu “ruột” của lứa CP10. Bầu Đức e ngại sự “ganh ghét, đố kỵ” sẽ dễ làm hỏng các tài năng trẻ của mình.
Cho đến nay dù nhiều chuyên gia nêu quan điểm nên gọi bổ sung một số cầu thủ U19 vào tuyển Việt Nam, nhưng HLV Miura không thay đổi quyết định của mình với lý do chưa thực sự thuyết phục là “họ còn trẻ và không muốn phá vỡ bộ khung hiện tại”.
Theo VNE
Nghi án bằng chứng giả về tuổi của Công Phượng
Bầu Đức cho biết muốn cơ quan có chức năng sớm điều tra để CP10 được tập trung chơi bóng.
Nhiều điểm không hợp lý được phát hiện trong các giấy tờ như học bạ, giấy khai sinh, bản sao giấy khai sinh, giấy chứng nhận tốt nghiệp tiểu học... ghi ngày sinh của Công Phượng là 21/1/1995. Trong hồ sơ năm 2002 lưu tại Công an huyện Đô Lương, Nghệ An, bản khai nhân khẩu của ông Nguyễn Công Bảy (bố của Nguyễn Công Phượng) ghi ngày sinh của Công Phượng là 21/1/1993. Như vậy, nghi án CP10 sinh năm 1993 hay 1995 có những diễn biến phức tạp.
Hồ sơ Công an huyện ghi Công Phượng sinh năm 1993. Ảnh: KL.
Về học bạ, các dòng phê trong sổ của Công Phượng đều giống nhau về nét chữ, màu mực, suốt từ lớp 1-5. Lấy trường hợp khác tương tự so sánh, học bạ của Đặng Thị Phương (người học chung với Công Phượng ở lớp 3D năm học 2003-2004 và lớp 4D năm học 2004-2005, theo giấy tờ), nét chữ trong các dòng phê lại khác nhau. Dòng phê trong cùng năm học của Công Phượng và Đặng Thị Phương cũng khác nhau. Ngoài ra, CP10 có đến hai giấy chứng nhận tốt nghiệp tiểu học, một năm 2006 và một năm 2007.
Chưa dừng lại ở đây, điểm thiếu hợp lý trong Giấy khai sinh của Công Phượng là không có số sổ, số quyển và văn bản đó được coi là không hợp pháp. Lãnh đạo xã Mỹ Sơn cũng khẳng định trong sổ đăng ký khai sinh năm 1995 không có tên Công Phượng.
Bản sao giấy khai sinh của Công Phượng được làm năm 2001 (ghi rõ sao từ Sổ đăng ký khai sinh) nhưng trước đó, người phụ trách tư pháp xã Mỹ Sơn lại trả lời rằng Sổ đăng ký khai sinh của xã từ năm 1999 trở về trước đã bị mất từ năm 1997.
Tương tự, đại diện trường tiểu học Mỹ Sơn cũng trả lời đã làm mất hết hồ sơ của các học sinh nên không thể xác định được xem những bạn học của Công Phương. Những chi tiết này thực sự gợi lên nhiều suy nghĩ xoay quanh nghi án về tuổi của CP10.
Tại Công an huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, bản khai nhân khẩu của ông Nguyễn Công Bảy (bố của Nguyễn Công Phượng) ghi Công Phượng sinh ngày 21/1/1993 chứ không phải 1995. Đây thực sự là bằng chứng có sức nặng và có thể là bước ngoặt mở ra cái kết cho câu chuyện tuổi tác của CP10.
Trả lời báo chí, bầu Đức cho biết ông bận đi nước ngoài nên chưa biết về diễn biến mới. Ông mong muốn "các cơ quan chức năng sớm làm rõ sự thật để câu chuyện kết thúc để Công Phượng tập trung chơi bóng đá" vì "sự thật chỉ có một sự thật".
Ngày 8/11, nghi án Công Phượng sinh năm 1993 chứ không phải 1995 nổi lên sau điều tra của một tờ báo chuyên thể thao. Sau khi truyền thông vào cuộc, ngày 13/11, VFF có văn bản khẳng định Công Phượng sinh năm 1995 chứ không phải 1993. Văn bản được công bố sau khi đại diện Liên đoàn về quê CP10 tìm hiểu thông tin, thu thập giấy tờ là các văn bản mà báo chí, phía HAGL từng nêu ra trước đó vài ngày.
Theo VNE
Công Phượng chưa lên tuyển vì HLV Miura hay do bầu Đức 'Tôi có quá thừa kinh nghiệm để nhận biết sự ganh ghét, đố kỵ trong môi trường đội tuyển', bầu Đức từng nói. Nhiều ý kiến cho rằng HLV Miura nên gọi tiền đạo Công Phượng và thêm hai tiền vệ Xuân Trường, Tuấn Anh lên tuyển Việt Nam. Đây không phải lần đầu ý kiến gọi các tài năng U19 này lên...