Bầu Đức tụt hạng chưa chứng minh giàu nghèo
Mất vị trí thứ hai nhưng chưa chắc bầu Đức đã không là người giàu thứ hai…
Kết thúc tháng 11/2015, ông Đoàn Nguyên Đức mất vị trí giàu thứ 2 sàn chứng khoán.
Mặc dù được giới chuyên môn đánh giá rất cao trong chiến lược phát triển kinh tế, cụ thể hơn 1 năm gần đây, Hoàng Anh Gia Lai có kết quả kinh doanh ổn định: năm 2014 lãi ròng 1.475 tỷ đồng và 1.131 tỷ đồng cho 9 tháng đầu năm 2015. Tập đoàn này đang dịch chuyển cơ cấu kinh doanh sang lĩnh vực nông nghiệp thay vì chỉ tập trung vào bất động sản như trước.
Bầu Đức bị mất vị trí thứ 2 trên sàn chứng khoán
Tại đại hội đồng cổ đông tháng 4/2015, bầu Đức cho biết “đáng lẽ chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ 10% nhưng phát sinh việc nuôi bò nên cần phải tính toán lại vì cần nguồn vốn lên tới 7.000 – 8.000 tỷ đồng”.
Có lẽ chính vì mua thêm 5 triệu cổ phiếu HAG trong tháng 5/2015 nhưng do giá chứng khoán đi xuống quá mạnh là nguyên nhân khiến tài sản của bầu Đức tuột dốc. Trong nháy mắt, vị trí thứ hai đã bị ông Trần Đình Long soán ngôi, bầu Đức chấp nhận tụt xuống vị trí thứ 3.
Trao đổi với báo Đất Việt nhiều chuyên gia nhận định, vị trí xếp hạng trên thị trường chứng khoán trên chỉ cho thấy ai nhiều tiền, ai ít tiền chứ không thể chứng minh bầu Đức giàu hay nghèo hơn Bầu Long.
Không chứng minh giàu nghèo
Video đang HOT
“Vị trí xếp hạng trên sàn chứng khoán không chứng minh được người giàu, người nghèo. Chỉ là cho biết, người đó có tiền hay không mà thôi”, một chuyên gia giấu tên cho biết.
Theo vị chuyên gia trên, bảng xếp hạng trên thị trường chứng khoán là dựa trên số cổ phiếu nhân với giá tiền bán ra trên thị trường để nói lên người có cổ phiếu nhiều nhất trên thị trường chứng khoán. Vì thế, số cổ phiếu nhiều nhiều nhất cũng chưa chắc người đó sẽ giàu nhất hay cổ phiếu ít cũng chưa hẳn người đó sẽ nghèo.
“Giàu nghèo phải phụ thuộc vào tổng giá trị tài sản thực có, bao gồm cả tài sản đã lên sàn và chưa lên sàn như BĐS, nhà ở, xe cộ… do đó, bảng xếp hạng không thể phân cao thấp, giàu nghèo”, ông nói.
Phân tích rõ hơn, TS Nguyễn Trí Hiếu cho hay, tâm lý của các đại gia hiện đang theo hai xu hướng rõ ràng, một là thích công khai tài sản để nổi danh; hai là, giấu tài sản để được yên thân.
Sử dụng cách nào đều nằm trong chiến lược phát triển đã được tính toán trước của họ.
Thậm chí lại có những người chỉ thích sống hoàn toàn trong “”bóng tối”". Vì thế, khi nói về bảng xếp hạng trên thị trường chứng khoán, cá nhân ông không đặt niềm tin vào sự chính xác trong các bảng xếp hạng của VN vì một số lý do sau: Thứ nhất, sự thiếu minh bạch trong tài chính, kinh doanh. Rất nhiều thông tin về tài sản không được công khai, minh bạch. Vì thế, bảng xếp hạng chỉ có ý nghĩa khi mọi thông tin về tài chính, tài khoản được công khai, minh bạch.
Ông lấy ví dụ, bên Mỹ hàng năm các cá nhân, doanh nghiệp đều phải khai thuế. Trong đó các con số về thu nhập, tài sản đều phải minh bạch. Họ cũng phải tuyên thệ và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác của mỗi con số được khai. Tất nhiên, không tránh khỏi những trường hợp cá biệt.
Trong khi đó, ở VN vấn đề minh bạch tài chính chẳng khác nào “mò kim đáy biển”, mỗi nơi một con số, mỗi người một báo cáo không biết ai đúng, ai sai.
“Ngay trường hợp của ông Hà Văn Thắm, cũng từng được xếp hạng trong 10 người giàu nhất VN nhưng nháy mắt đã nằm trong diện phải điều tra. Có những người được tôn vinh nhưng tài sản chưa chắc đã là của họ”, ông Hiếu nói đó là lý do ông không tin vào con số hay bảng xếp hạng ở VN, vì độ tin cậy quá thấp.
Thứ hai, bảng xếp hạng chỉ dựa trên chỉ số vốn hóa của chứng khoán. Nghĩa là số chứng khoán cá nhân sở hữu nhân với giá thị trường của số cổ phiếu đó, dựa trên chỉ số vốn hóa đó người ta sẽ xếp hạng được cao hay thấp. Vấn đề ở VN là chưa bao giờ người ta kê khai đúng, đủ tài sản. Số tài sản nhìn thấy chỉ là tài sản nổi, còn tài sản chìm thì cá nhân họ mới rõ. Đó là lý do thứ hai, cho biết vì sao tụt hay tăng hạng trên bảng xếp hạng thị trường chứng khoán không chứng minh được giàu nhất hay nghèo nhất.
Mặc dù vậy, vị chuyên gia cũng cảnh báo việc xếp hạng trên ít nhiều sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới tiếng tăm, uy tín, hình ảnh của mỗi cá nhân, doanh nghiệp cũng như công việc làm ăn của họ.
Theo_VietNamNet
Đoàn Nguyên Đức lương 5 tỉ nhưng không có đất ở Sài Gòn
Mặc dù đang sở hữu khối tài sản không hề nhỏ, thế nhưng ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) lại không có miếng đất hay căn hộ nào ở đất Sài Gòn.
Theo số liệu được HAGL công bố tại Báo cáo thường niên năm 2015 vào ngày 16.4, trong năm 2014, ông Đoàn Nguyên Đức với chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) nhận mức thù lao cao nhất tại HAGL.
Cụ thể, tổng lương, thưởng và thù lao mà ông nhận được trong năm 2014 là 5,58 tỉ đồng. Đây là mức lương chưa tính những khoảng thưởng và thù lao đi kèm khác. Nếu tính gộp vào thì con số còn lớn hơn rất nhiều.
Trước đó, năm 2013, lương và thưởng của bầu Đức đã ở mức 4,18 tỉ đồng, tính ra mỗi tháng thu nhập hơn 350 triệu đồng.
Sở hữu khối tài sản khổng lồ và điều hành một trong những tập đoàn doanh nghiệp lớn nhất, bầu Đức - Chủ tịch HĐQT HAGL, hiện nắm giữ tới hơn 50% số cổ phiếu của doanh nghiệp này. Vào thời đỉnh cao của thị trường chứng khoán Việt Nam, trên thị trường OTC, tài sản của bầu Đức lên đến hơn 15.000 tỉ đồng.
Là một trong những người giàu nhất Việt Nam, tuy nhiên, ông chủ HAGL lại là người rất giản dị và không chú trọng hình thức. Phong cách ăn mặc của ông không hề thay đổi sau nhiều năm trên thương trường.
Hầu như lúc nào ông cũng xuất hiện với hình ảnh khá bụi bặm, hiếm lắm mới thấy ông diện sơ-mi, caravat. Trang phục thường thấy của ông là áo thun, quần jeans, giày thể thao.
"Tôi không thích chú trọng hình thức vì tôi có quá nhiều việc để làm và quá nhiều điều phải bận tâm. Tôi không mặc comple vì thấy vướng víu, bất tiện", ông nói.
Phong cách ăn mặc giản dị của ông Đoàn Nguyên Đức.
Ông còn tiết lộ rằng mình không có nhu cầu hưởng thụ, hơn 20 năm chưa được đi du lịch: "Tôi không có nhu cầu hưởng thụ, không ham mê rượu chè. Tôi ăn uống đơn giản. Ra vườn cao su, lỡ bữa, tôi ăn cơm với công nhân. Thăm đội bóng, tôi ăn cơm chung với cầu thủ ở nhà bếp. Hơn 20 năm nay, tôi chưa từng tổ chức một chuyến du lịch nào cho bản thân và gia đình", theo Dân Việt.
Nhiều người cho rằng ông chơi ngông khi sắm đồ xa xỉ khi sắm máy bay riêng nhưng Đoàn Nguyên Đức đã bác bỏ những lời này.
"Tôi bỏ tiền túi sắm máy bay không phải vì tôi chơi ngông mà tôi có nhu cầu làm ăn thật sự. Với tài sản hiện có của tôi thì chiếc máy bay chỉ như một chiếc xe máy của một người có thu nhập bình thường. Mục đích của chiếc máy bay hay chiếc xe máy, suy cho cùng cũng như nhau, là phương tiện đi lại làm ăn", ông Đức chia sẻ (theo TPO).
Và trong khi sở hữu hàng ngàn tỉ đồng, liên tục sắm máy bay riêng nhưng ông lại không có một căn hộ hay miếng đất nào ở TP.HCM, nơi nhiều đại gia đổ hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng để sắm biệt thự, căn hộ cao cấp hay thậm chí là penthouse.
Đoàn Nguyên Đức giải thích cho việc không sở hữu nhà ở thành phố phồn hoa này rằng: "Đơn giản vì tôi không có nhu cầu!".
Theo Một Thế Giới
Trồng 500 ha rau sạch: Vingroup thay đổi quan niệm làm nông nghiệp Đó là nhận định của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp trước thông tin Tập đoàn Vingroup quyết định đầu tư dự án sản xuất rau sạch công nghệ cao. Thông tin từ ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup, tiết lộ về dự án sản xuất rau quả công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc...